Các hình thức phát hành bảo lãnh.

Một phần của tài liệu 595 Hoàn thiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (82tr) (Trang 28 - 32)

+ Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh.

+ Ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu. + Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Thương mại quốc tế ngày nay có đặc điểm: + Các giao dịch ngày càng tăng về mặt số lượng. + Các dự án phức tạp, lớn và đòi hỏi kỹ thuật cao.

+ Các giao dịch thương mại mở rộng trên phạm vi toàn cầu.

Vì lý do đó mà việc thực hiện các giao dịch thường kéo dài nên có thể có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện giao dịch và do vậy làm tăng khả năng xảy ra rủi ro của việc không thực hiện đúng hợp đồng. Trong khi đó, khả năng đánh giá và phòng ngừa rủi ro của Người mua, Chủ đầu tư lại có hạn.

Mặc dù trong thương mại quốc tế, rủi ro do việc không thanh toán đã được hạn chế bởi việc sử dụng các công cụ như : Thư tín dụng chứng từ, chấp nhận của Ngân hàng, hoặc Ngân hàng bảo lãnh trên các Hối phiếu...Những công cụ này đã được biết đến từ lâu. Tuy nhiên, vấn đề là những rủi ro do việc không thực hiện đúng hợp đồng có nhiều điểm khác so với rủi ro không thanh toán.

Do vậy cùng với những lý do này mà sự ra đời của nghiệp vụ bảo lãnh là cần thiết trong điều kiện ngày nay.

Trong thực tế đã xuất hiện loại bảo lãnh độc lập được những tổ chức tài chính mạnh và có uy tín mà trong đó chủ yếu là các Ngân hàng phát hành. Loại bảo lãnh mới này có nhiều đặc điểm giống thư tín dụng chứng từ đặc biệt là các Qui tắc về sự độc lập và Qui tắc về sự phù hợp chặt chẽ. Theo đó nếu các điều kiện, điều khoản của thư bảo lãnh được thỏa mãn ngân hàng phải có nghĩa vụ trả tiền. Nhưng khác với thư tín dụng chứng từ, bảo lãnh được sử dụng như công cụ bảo đảm: Chúng bảo đảm sự đền bù về mặt tài chính khi Người được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết.

Ngày nay, bảo lãnh Ngân hàng được sử dụng rộng rãi và số lượng tăng rất mạnh. Không một giao dịch lớn nào được thực hiện mà không có sự hỗ trợ của một loại bảo lãnh nào đó. Sự gia tăng này một phần là do bảo lãnh ngân hàng có thể được sử dụng để đảm bảo tất cảc các loại giao dịch bao gồm các giao dịch tài chính như: Hợp đồng vay, Hợp đồng tái bảo hiểm, các cam kết

tài chính .... và các giao dịch phi tài chính như : Hợp đồng mua bán, Hợp đồng xây dựng ...

Như vậy, với những ý nghĩa của nghiệp vụ bảo lãnh cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới, áp dụng trong điều kiện kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc ra đời và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh là một tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu 595 Hoàn thiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (82tr) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w