QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

Một phần của tài liệu CƠ CẤU, NGÀNH KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ (Trang 27 - 29)

ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

1. Quan điểm cơ bản về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế

Một là, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững.

Hai là, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu.

Ba là, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Bốn là, chuyển đổi cơ cấu ngành cần phải nhằm mục tiêu tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập người lao động.

2. Phương hướng chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta 10 năm đầu thế kỷ XXI đầu thế kỷ XXI

Thứ nhất, trong thời gian tới sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy luật chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa "rút ngắn", chuyển nhanh cơ cấu ngành kinh tế từ nghiêng về nông nghiệp hiện nay sang cơ cấu ngành nghiêng mạnh về công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tương ứng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, hướng tới nền kinh tế dịch vụ trong dài hạn.

Thứ hai, phát triển cơ cấu ngành đảm bảo các cân đối giữa khu vực sản xuất kinh doanh (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) với khu vực kết cấu hạ tầng "cứng" (giao thông, vận tải, hạ tầng đô thị, bưu chính - viễn thông, điện, nước…) giữa khu vực giữa sản xuất với khu vực kết cấu hạ tầng "mềm" (dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm) giữa sản xuất với lưu chuyển hàng hóa, v.v..

Thứ ba, lựa chọn phát triển cơ cấu ngành theo hướng xuất khẩu, chuyển nhanh xu hướng xuất khẩu hàng hóa thô hiện nay (sản phẩm khoáng sản và nông nghiệp) sang xu hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp chế biến, trong kim ngạch xuất khẩu. Trong quy hoạch tổng thể phải thể hiện những nội dung là: giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô nói chung bằng cách phát triển mạnh xuất khẩu hàng nông sản và khoáng sản chế biến, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu dựa vào định hướng công nghệ hiện đại. Như vậy là phải thay đổi cơ cấu công nghiệp hiện nay, chuyển từ phát triển các ngành thay thế nhập khẩu theo hướng kiểu dàn trải, trùng lắp, kém hiệu quả (kiểu trùng lắp ở địa phương) sang phát triển những ngành hướng vào xuất khẩu, phát triển các dự án có triển vọng ứng dụng công nghệ cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường quốc tế.

Thứ tư, lựa chọn phát triển cơ cấu ngành phát huy các lợi thế so sánh và tăng sức cạnh tranh.

Phát triển mạnh những ngành sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh "tĩnh". Lợi thế cạnh tranh quốc tế (cả trên thị trường nội địa) của nước ta cho đến năm 2006 về căn bản là lợi thế "tĩnh". Đó là lợi thế về nguồn tài nguyên và nguồn lao động.Theo thứ tự, ưu tiên hàng đầu là những ngành cần ít vốn và sử dụng nhiều lao động, nhất là các ngành sản xuất hàng xuất khẩu cần nhiều lao động, cần vốn ít, như công nghiệp chế biến xuất khẩu từ nguyên liệu nông - lâm - hải sản, dựa vào trình độ công nghệ ngày càng cao để chuyển nhanh từ sản phẩm sơ chế sang chế biến sâu nhằm chuyển xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu sản phẩm có giá trị tăng cao. Ba là, các ngành dựa chủ yếu vào việc khai thác lợi thế tài nguyên(sản xuất sản phẩm thô). Trong các ngành sản xuất sản phẩm thô, thứ tự

được cân nhắc tuỳ thuộc vào giá trị của nguồn tài nguyên cũng như mức độ giá trị gia tăng của những ngành chế biến dựa trên nguồn tài nguyên.

Khai thác lợi thế "tĩnh", phát triển các ngành xuất khẩu "tại chỗ".Tận dụng lợi thế so sánh của đất nước về nguồn nhân lực, phát triển gia công chế biến, lắp ráp hàng hóa, các loại hình xuất khẩu vô hình như dịch vụ sản xuất, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá, chuyển khẩu các dịch vụ thu ngoại tệ khác như: du lịch, vận tải (dịch vụ cảng biển, hàng không quốc tế), dịch vụ tài chính - ngoại hối (các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, dịch vụ bưu chính viễn thông quốc tế, quảng cáo, xuất khẩu lao động…).

+ Phát triển các ngành dựa trên lợi thế "động". Để tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế trong tương lai, cần phát triển những ngành công nghiệp dựa trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ cao.

Sau những ngành trên, sự ưu tiên phát triển cần dành cho những ngành sử dụng tương đối nhiều vốn hơn và cũng đỏi hỏi công nghệ cao. Đó là những ngành công nghiệp như công nghiệp hoá chất quy mô lớn, công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu biển, ô tô… Hiện nay hầu hết hoặc một phần các loại nguyên liệu, hoá chất… nước ta vẫn phải nhập khẩu.Việc phát triển các ngành này (có tính chất thay thế nhập khẩu) trong bối cảnh quốc tế hiện nay, trong xu thế tự do hoá, đòi hỏi phải cân nhắc cẩn thận và phải được chú trọng phát triển có hiệu quả, bởi trong điều kiện hội nhập sẽ không còn sự phân biệt lớn giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

+ Lựa chọn một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn và sản phẩm xuất khẩu chủ lực để ưu tiên phát triển.

Một phần của tài liệu CƠ CẤU, NGÀNH KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ (Trang 27 - 29)