1.2. Các hoạt động của công ty chứng khoán
1.2.7. Một số hoạt động khác
1.2.7.1. Hoạt động tín dụng
Cho vay cầm cố CK: NĐT có thể sử dụng CK niêm yết cũng như chưa niêm yết trong danh sách chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay đầu tư.
Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua CK, sau đó dùng số CK mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm cố cho khoản cho vay.
Cho vay ứng trước tiền bán CK: Với dịch vụ ứng trước, NĐT có thể thu được tiền bán CK ngay khi có kết quả khớp lệnh giao dịch mà không cần phải đợi đến ngày T+, giúp tối đa hóa việc sử dụng nguồn vốn.
1.2.7.2. Hoạt động quản lý thu nhập chứng khoán
Nghiệp vụ này xuất phát từ nghiệp vụ quản lý hộ CK cho khách hàng. Khi thực hiện quản lý hộ, CTCK phải tổ chức theo dõi tình hình thu lãi CK khi đến hạn để thu hộ rồi gửi báo cáo cho khách hàng. Tuy nhiên trên thực tế các CTCK không trực tiếp quản lý mà sẽ lưu ký tại trung tâm lưu ký CK.
1.3. Hiệu quả hoạt động của cơng ty chứng khốn
1.3.1. Khái niệm
từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định.
CTCK cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác đều phải lấy an toàn và hiệu quả kinh tế làm tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh của các CTCK là sự so sánh giữa doanh thu thu được và chi phí bỏ ra để thu được doanh thu đó.
Hiệu quả hoạt động = Doanh thu – Chi phí
Tùy theo số vốn điều lệ mà CTCK có thể thực hiện một, một số hay tất cả các nghiệp vụ kinh doanh CK. Do đó, hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh CK sẽ là chỉ tiêu tổng hợp từ hiệu quả kinh tế hoạt động môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư. Trong đó:
Hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi giới sẽ là doanh thu từ hoạt động thu phí giao dịch CK trừ đi các khoản chi phí liên quan đến hoạt động mơi giới như chi phí giao dịch phải trả cho SGDCK, chi phí nhân viên mơi giới ...
Hiệu quả kinh tế trong hoạt động tự doanh là sự chênh lệch giữa doanh thu tự doanh CK và các khoản chi phí liên quan đến doanh thu tự doanh như các khoản lỗ từ việc bán CK tự doanh, phí giao dịch của khối lượng CK bán ra, các chi phí liên quan đến hoạt động tự doanh CK như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, cơng cụ, đồ dùng văn phịng, dịch vụ mua ngồi …
Hiệu quả kinh tế trong hoạt động bảo lãnh phát hành sẽ là doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành CK trừ đi các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bảo lãnh phát hành như chi phí thực hiện việc bán CK bảo lãnh phát hành, hoa hồng cho đại lý phát hành CK ….
Hiệu quả kinh tế trong hoạt động tư vấn đầu tư CK sẽ là số phí dịch vụ thu được từ hoạt động tư vấn đầu tư CK trừ các khoản phải trả cho hoạt động tư vấn của công ty…
Hiệu quả kinh tế trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư là chênh lệch giữa khoản thu quản lý danh mục đầu tư từ người ủy thác đầu tư với chi phí phát sinh từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư như chi phí giao dịch, phí lưu ký CK, phí tư vấn đầu tư…
1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của cơng ty chứng khốn 1.3.2.1. Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh 1.3.2.1. Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh
Thay đổi về nguồn vốn
Mức độ thay đổi về nguồn vốn giữa năm hiện hành và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng nhằm xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính trong năm.
Mức độ thay đổi về
nguồn vốn =
Chênh lệch nguồn vốn giữa năm nay và năm trước
X 100% Nguồn vốn năm trước
Số trích dự phịng giảm giá CK
Chỉ tiêu về số trích dự phịng giảm giá CK phản ánh mức độ đảm bảo nguồn dự trữ để bù đắp cho các khoản tổn thất do giảm giá CK.
Tỷ lệ % số trích dự phịng giảm giá CK trên nguồn vốn =
Số trích dự phòng giảm giá CK
X 100% Nguồn vốn
Số trích dự phịng giảm giá CK bao gồm dự phịng giảm giá đầu tư ngắn hạn; dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi; dự phịng phải thu dài hạn khó địi; dự phịng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn.
Mức độ tăng doanh thu
Đây là chỉ số đánh giá mức độ tăng trưởng về doanh thu. Chỉ số này được tính dựa trên sự so sánh của doanh thu năm trước và doanh thu năm nay.
Mức độ tăng doanh thu (%) =
Chênh lệch DT năm trước và DT năm nay
X 100 Doanh thu năm trước
Chỉ tiêu này cịn được tính cho từng loại nghiệp vụ như hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh, hoạt động bảo lãnh phát hành, hoạt động tư vấn đầu tư và các hoạt động khác của CTCK.
Tỷ lệ chi phí hoạt động
Tỷ lệ chi phí hoạt động là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của CTCK thơng qua việc quản lý các khoản chi phí ở mức độ hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ này cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và
lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty.
Tỷ lệ % chi phí hoạt động =
Chi phí HĐKD chứng khoán trong kỳ
X 100 Doanh thu thuần kinh doanh CK
Trong đó:
Chi phí cho HĐKD chứng khốn bao gồm: khoản lỗ bán CK tự doanh; các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến việc thực hiện các hoạt động CK như hoạt động môi giới CK, bảo lãnh phát hành CK, tư vấn đầu tư CK, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí hoạt động khác.
DT thuần kinh doanh CK = DT HĐKD chứng khoán – Các khoản giảm trừ DT
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp
Tỷ lệ chi phí phản ánh trình độ quản lý doanh nghiệp của nhà quản trị. Tỷ lệ này cho thấy mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Tỷ lệ % chi phí quản lý
doanh nghiệp =
Chi phí quản lý doanh nghiệp
X 100 Doanh thu thuần
1.3.2.2. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán
Đây là các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán của CTCK tại các thời kỳ nhất định.
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu đánh giá tốt nhất khả năng thanh tốn ngắn hạn mà giá trị càng lớn thì phản ánh khả năng thanh tốn càng cao.
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn
X 100% Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán tức thời =
TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn – (Hàng tồn kho + TS ngắn hạn khác)
X 100% Nợ ngắn hạn
Nợ trên tài sản có tính thanh khoản
Chỉ tiêu nợ trên tài sản có tính thanh khoản là thước đo khả năng đáp ứng các nhu cầu về tài chính. Chỉ tiêu này cũng xác định khả năng chi trả cho người đầu tư CK trong trường hợp cần thiết. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ % nợ trên tài sản
có tính thanh khoản =
Tổng nợ
X 100% Tài sản có tính thanh khoản
Trong đó:
Tổng nợ phải được phân theo kỳ hạn nợ phải thanh tốn
Tài sản có tính thanh khoản phải phân theo kỳ hạn tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt.
Nếu tỷ lệ % nợ trên tài sản có tính thanh khoản nhỏ hơn 100% thì có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán tạm thời tại các thời điểm nhất định.
Nợ trong thanh toán giao dịch CK trên nguồn vốn
Chỉ tiêu nợ trong thanh toán giao dịch CK trên nguồn vốn là quan hệ tỷ lệ giữa các khoản phải thu từ NĐT với nguồn vốn của CTCK.
Tỷ lệ khoản phải thu
từ nhà đầu tư trên nguồn vốn =
Khoản phải thu từ nhà đầu tư
X 100% Nguồn vốn
Tỷ lệ này cho biết mức độ phụ thuộc của khả năng thanh toán vào một loại tài sản thường không thể chuyển đổi thành tiền. Chỉ tiêu này còn để phân biệt các CTCK hoạt động lành mạnh với các CTCK có khó khăn về tài chính.
Mức vốn khả dụng
Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh khả năng trả nợ mà còn phản ánh khả năng chống đỡ lại với các rủi ro mà cơng ty có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của CTCK, thường sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến vốn khả dụng như:
Tỷ lệ vốn khả dụng =
Vốn khả dụng
X 100% Tổng giá trị rủi ro
Trong đó:
Tổng giá trị rủi ro = Giá trị rủi ro thị trường +
Giá trị rủi ro
thanh toán +
Giá trị rủi ro hoạt động
Giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra
khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu biến động theo chiều hướng bất lợi.
Giá trị rủi ro thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác khơng thể thanh tốn đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết.
Giá trị rủi ro hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, hoặc do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư, hoặc do các nguyên nhân khách quan khác.
1.3.2.3. Các chỉ tiêu sinh lời
Các chỉ tiêu sinh lời là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, là kết quả cuối cùng của hiệu quả hoạt động. Đây cũng là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách cơng ty đưa ra quyết định tài chính trong tương lai.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh một đồng doanh thu thực hiện trong kỳ đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
X 100 Doanh thu thuần
Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1 – Thuế suất thuế thu nhập)
giữa doanh thu thuần với chi phí hoạt động kinh doanh CK và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Hiệu quả s dụng toàn bộ tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Chỉ tiêu này phản ảnh một đồng vốn đầu tư vào tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất sinh lời của tài sản =
Lợi nhuận sau thuế
X 100 Tổng tài sản
Chất lượng đầu tư tự doanh
Chất lượng đầu tư tự doanh đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tự doanh. Chỉ tiêu này còn cho biết chất lượng chung trong danh mục đầu tư tự doanh của CTCK.
Tỷ suất thu nhập từ đầu tư tự doanh trên tài sản đầu tư tự doanh (%) =
Thu nhập từ hoạt động đầu tư tự doanh
X 100 Giá trị tài sản đầu tư tự doanh
Các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư tự doanh là khoản chênh lệch lãi bán CK tự doanh tức là chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE )
Mục tiêu hoạt động của CTCK là tạo ra lợi nhuận rịng cho các chủ sở hữu cơng ty. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Chỉ tiêu này còn cho NĐT biết một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
X 100 Vốn chủ sở hữu bình quân
Vốn chủ sở hữu bình quân = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ) / 2
Hiệu quả gia tăng vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho phép theo dõi, đánh giá lợi nhuận ròng của vốn chủ sở hữu tăng thêm cho một hoạt động kinh doanh nhất định.
Hệ số hiệu quả gia tăng
vốn chủ sở hữu =
Mức thay đổi lợi nhuận sau thuế
X 100 Mức thay đổi vốn chủ sở hữu
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơng ty chứng khốn 1.3.3.1. Nhân tố bên ngồi 1.3.3.1. Nhân tố bên ngồi
Mơi trường kinh tế
Hoạt động kinh doanh của CTCK luôn diễn ra trong một bối cảnh kinh tế cụ thể như kinh tế tăng trưởng hay suy thoái, lãi suất tăng hay giảm, tỷ giá hối đoái đang ổn định hay bất ổn, hiệu quả của các hoạt động đầu tư …
Ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất: Lạm phát được hiểu là sự tăng giá cả chung của nền kinh tế. Lạm phát ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, dẫn đến chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. Qua đó tác động tiêu cực đến hoạt động của TTCK và CTCK.
Ảnh hưởng của xu hướng tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP thông qua TTCK tác động đến hoạt động kinh doanh của ngành CK nói chung và CTCK nói riêng. Khi tốc độ tăng trưởng GDP được duy trì ổn định, TTCK tăng trưởng nhanh và tác động tích cực đến cơng ty; ngược lại khi tốc độ tăng GDP chậm lại hoặc giảm, TTCK sẽ giảm nhanh hơn và tác động tiêu cực đến cơng ty.
Mơi trường chính trị, pháp luật và cơ chế chính sách
Tình hình chính trị ổn định, được các nước trên thế giới đánh giá cao sẽ thu hút nguồn tiền đầu tư trong và ngồi nước. Thơng qua đó, nền kinh tế phát triển ổn định kéo theo sự phát triển nhanh chóng của TTCK.
Các yếu tố về chính trị, pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến các diễn biến trên TTCK nói chung và hoạt động kinh doanh CK nói riêng. Các yếu tố của mơi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ và tác động trực tiếp đến HĐKD CK bao gồm: thể chế chính trị, vấn đề an ninh, trật tự xã hội, quan điểm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế của Chính phủ với các quốc gia khác trong tiến trình tồn cầu hóa, trong xu thế chính trị mới… Do đó, CTCK phải phân tích và dự đốn xu hướng phát triển của các yếu tố đó để tổ chức hoạt động kinh doanh cho phù hợp.
Sự phát triển trong lĩnh vực khoa học - cơng nghệ
đó tác động tích cực đến hoạt động của CTCK. Nhờ khoa học công nghệ thơng tin mà các CTCK có thể tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh từ đó giảm phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của CTCK.
Đối thủ cạnh tranh
Tính cạnh tranh trên TTCK ngày càng khốc liệt. Các CTCK liên tục đưa ra những phương thức lôi kéo khách hàng và nhân viên mơi giới nhằm mục đích tăng thêm thị phần. Để có được lợi thế trong cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ