.Hoạt động quản lý quỹ đầu tư

Một phần của tài liệu Bản báo cáo bạch NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) (Trang 41)

VFM là công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam, chuyên thực hiện quản lý các quỹ đầu tư công chúng và thành viên, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và tài chính cho nhà đầu tư cá nhân, pháp nhân trong và ngồi nước. Cơng ty VFM có trụ sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh và 01 chi nhánh tại Hà Nội.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % tăng giảm

Tổng tài sản 423.234 396.529 (6,31%)

Doanh thu thuần 88.342 81.284 (7,99%)

Lợi nhuận trước thuế 6.423 28.054 336,77%

Thuế thu nhập doanh nghiệp 727 8.846 1.116,78%

Lợi nhuận sau thuế 5.969 28.714 381,05%

Nguồn: BCTC kiểm toán 2008-2009 của VFM

Tổng tài sản và doanh thu của VFM năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008, tương ứng tổng tài sản giảm 6,31% và doanh thu giảm 7,99%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế có bước cải thiện đáng kể so với năm 2008, lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 28.714 triệu đồng, tăng 22.745 triệu đồng, tương ứng tăng 381,05% so với năm 2008. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do trong năm 2009 thị trường chứng khoán đã dần hồi phục theo đà phục hồi của nền kinh tế, dẫn đến hiệu quả hoạt động của Công ty được cải thiện đáng kể.

b. Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank-SBA)

Cơng ty Sacombank-SBA là cơng ty trực thuộc đầu tiên của Sacombank, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 03/2003 với các chức năng: quản lý, thu hồi và mua bán các khoản nợ, thẩm định giá trị tài sản, quản lý và khai thác các loại tài sản.

Đơn vị tính:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % tăng giảm

Tổng tài sản 539.953 600.862 11,28%

Tổng doanh thu (*) 102.906 192.817 87,37%

Lợi nhuận trước thuế 56.402 135.395 140,05%

Thuế thu nhập doanh nghiệp 16.737 22.582 34,92%

Lợi nhuận sau thuế 39.665 112.813 184.41%

Nguồn: BCTC kiểm toán 2008-2009 của Sacombank-SBA

(*) Tổng doanh thu đã bao gồm Thu nhập từ hoạt động dịch vụ và Thu nhập khác

c. Cơng ty Cho th tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank- SBL)

Sacombank-SBL chính thức khai trương hoạt động vào tháng 7 năm 2006. Hoạt động chính của cơng ty là cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính, tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính, dịch vụ ủy thác, dịch vụ quản lý tài sản và dịch vụ bảo lãnh có liên quan đến cho th tài chính. Cơng ty cịn được phép nhận tiền gửi khách hàng có thời hạn trên 1 năm, ban hành các giấy tờ có giá và đi vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % tăng giảm

Tổng tài sản 537.987 732.536 36,16%

Tổng doanh thu (*) 64.440 52.464 (18,85%)

Lợi nhuận trước thuế 38.014 22.681 (39,86%)

Thuế thu nhập doanh nghiệp 10.644 2.936 (72,42%)

Lợi nhuận sau thuế 27.370 19.745 (27,86)

Nguồn: BCTC kiểm toán 2008-2009 của Sacombank-SBL

(*) Tổng doanh thu đã bao gồm Thu nhập từ hoạt động dịch vụ và Thu nhập khác

d. Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank-SBR)

Sacombank-SBR được thành lập và đi vào hoạt động vào tháng 03 năm 2006. Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ và đại lý thu đổi ngoại tệ. Tình hình hoạt động đến 31/12/2009 như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % tăng giảm

Tổng tài sản 35.375 41.993 18,71%

Tổng doanh thu (*) 10.287 13.353 29,80%

Lợi nhuận trước thuế 1.838 2.796 52,12%

Thuế thu nhập doanh nghiệp 515 489 5,05%

Lợi nhuận sau thuế 1.323 2.306 74,30%

Nguồn: BCTC kiểm toán 2008-2009 của Sacombank-SBR

(*) Tổng doanh thu đã bao gồm Doanh thu hoạt động tài chính và Thu nhập khác

e. Cơng ty CP Chứng khốn Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank-SBS)

Sacombank-SBS được thành lập vào tháng 10 năm 2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng. Đến nay, SBS trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán với số vốn điều lệ lên đến 1.100 tỷ đồng. Công ty tham gia đầy đủ tất cả các nghiệp vụ kinh doanh được pháp luật chứng khốn hiện nay cho phép, bao gồm: mơi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và tài chính doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % tăng giảm

Tổng tài sản 2.456.330 7.130.351 190,28%

Tổng doanh thu 406.399 770.292 89,54%

Lợi nhuận trước thuế 31.047 280.422 803,22%

Lợi nhuận sau thuế 31.047 254.467 719,62%

Nguồn: BCTC kiểm toán 2008-2009 của Sacombank-SBS

Thị trường chứng khốn năm 2009 có sự phục hồi đáng kể theo đà phục hồi của nền kinh tế. Hoạt động của sacombank-SBS cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng doanh thu năm 2009 đạt hơn 770 tỷ đồng, tăng 364 tỷ, tương ứng tăng 89,54% so với năm 2008. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 cũng có bước tăng trưởng đáng kể, đạt hơn 254 tỷ đồng, tăng 223 tỷ so với năm 2008.

Cuối năm 2009, Sacombank-SBS triển khai kế hoạch cổ phần hóa nhằm thu hút nguồn lực về tài chính và nhân lực cho chiến lược phát triển Công ty trong giai đoạn mới. Đây là một phần trong chiến lược cổ phần hóa cơng ty con của Sacombank. Tỷ lệ sở hữu hiện nay của Sacombank tại Sacombank-SBS là 81,20%.

f. Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank-SBJ)

Cơng ty Vàng bạc đá q Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank – SBJ) được thành lập theo quyết định số 325/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 04-02-2008 với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. Các hoạt động chính của Cơng ty bao gồm sản xuất, gia công, kinh doanh vàng bạc đá quý; tổ chức, quản lý hoạt động sàn giao dịch vàng; dịch vụ giám định vàng, bạc, đá quý; dịch vụ khắc laser, dịch vụ phân kim. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu tính đến 31/12/2009 như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 18/03/2008 - 31/12/2008 Năm 2009 % tăng giảm

Tổng tài sản 219.801 275.562 25,37%

Tổng doanh thu (*) 1.277.610 7.662.364 499,74%

Lợi nhuận trước thuế 36.021 55.580 54,30%

Thuế TNDN 9.226 8.743 -

Lợi nhuận sau thuế 26.794 46.837 74,80%

Nguồn: BCTC kiểm tốn 2009 của Sacombank-SBJ

5.2 Cơng tác tái cấu trúc và chấn chỉnh hoạt động ngân hàng

Tái cấu trúc bộ máy

Thực hiện từ năm 2008 với chương trình tái cấu trúc, gồm 4 nội dung: (i) tái cấu trúc bộ máy; (ii) tái cấu trúc hành lang pháp lý; (iii) tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và (iv) tái cấu trúc danh mục tài sản và cơ cấu tài chính. Với nhận thức trong bối cảnh thị trường cịn nhiều khó khăn, tái cấu trúc sẽ là cơ hội để chúng ta nhìn rõ hơn, lựa chọn đúng hơn các chiện lược phát triển cân đối, đồng bộ, tạo ra những thay đổi cơ bản trong việc đưa các hoạt động hướng đến khách hàng.

Đến nay, Sacombank đã thực hiện cơ bản tái cấu trúc bộ máy từ các Khối, Phòng nghiệp vụ Hội sở đến các Chi Nhánh, Phòng giao dịch; tách bạch 3 chức năng kinh doanh, hỗ trợ và giám sát; đưa vào hoạt động Văn phịng khu vực; bước đầu hình thành đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp được triển khai thí điểm tại Sở giao dịch TP.HCM. Bên cạnh đó, Sacombank đã ban hành quy định về chức năng nhiệm vụ và từng bước hoàn thiện cơ chế vận hành. Đây là cơ sở để tiến hành đổi mới cơ chế xây dựng, giao và điều hành kế hoạch kinh doanh bắt đầu từ năm 2009.

Công việc tái cấu trúc bộ máy địi hỏi phải có thời gian kiểm nghiệm thực tiễn để bổ sung và hoàn thiện. Tuy nhiên, bước đầu triển khai khơng tránh khỏi những khó khăn nhất định do đặc thù kinh doanh từng địa phương, điều kiện về nhân sự và mặt bằng trụ sở từng chi nhánh, kể cả khó khăn về phương pháp triển khai và chậm đổi mới nhận thức về công tác tái cấu trúc của một thiểu số Cán bộ nhân viên.

Đối với các nội dung tái cấu trúc cịn lại, do đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường cho nên chỉ mới thực hiện thử nghiệm và buổi đầu mới hình thành mơ hình cần phải có lộ trình thực hiện cải cách lâu dài hơn.

Cơng tác chấn chỉnh

Sacombank ln thống nhất về nhận thức và quan điểm đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh gắn liền với cơng tác chấn chỉnh tồn diện hoạt động Sacombank, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo cho việc phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững, hướng dần hoạt động Sacombank theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

5.3 Thị trường hoạt động 5.3.1 Mạng lưới chi nhánh Chi nhánh Lào Hà Nội Miền Bắc Miền Trung

Đông Nam Bộ & Tây Nguyên

TP. Hồ Chí Minh

Miền Tây Nam Bộ

Sacombank đã xây dựng mạng lưới phủ khắp 45/63 tỉnh, thành trong cả nước, ngồi ra cịn có Chi nhánh ở Lào, Campuchia và VPĐD ở Trung Quốc. Tính đến 31/3/2010, Sacombank có 322 điểm giao dịch, bao gồm 70 Chi nhánh/Sở Giao dịch, 251 phòng giao dịch và 1 VPĐD.

Chiến lược phát triển mạng lưới của Sacombank đã và đang thực hiện thành công và bước đầu phát huy hiệu quả, nhanh chóng tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh, mở rộng thị phần, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Việc đầu tư xây dựng và phát triển các chi nhánh, VPĐD ở nước ngoài sẽ khai thác triệt để tiềm năng thị trường cịn bỏ ngõ và nâng cao uy tín, thương hiệu của Sacombank trong Khu vực.

5.3.2 Mạng lưới khách hàng và các loại dịch vụ cho khách hàng

Về phát triển khách hàng

Việc tìm kiếm khách hàng mới là rất quan trọng, nhưng giữ được khách hàng gắn bó lâu dài mới là nền tảng của của sự phát triển an toàn bền vững và ổn định cho tương lai của Ngân hàng. Vì vậy trong năm 2009, Sacombank đã tiếp tục triển khai dự án “Lắng nghe khách hàng” để góp phần đánh giá chính xác hơn những khía cạnh hoạt động của Sacombank qua đó giữ gìn và nâng cao sự hài lịng của khách hàng.

Về phát triển sản phẩm dịch vụ mới

Sacombank luôn chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao tính tiện ích và đa dạng của sản phẩm để phục vụ khách hàng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiềm năng của Sacombank.

Những sản phẩm dịch vụ mới, tiêu biểu trong năm 2009 như: Tiết kiệm tích lũy, Tiết kiệm vạn lợi, Tiết kiệm đại cát, Tiết kiệm bảo an vẹn toàn, Đăng ký vay trực tuyến, …

5.3.3 Thị phần và khả năng cạnh tranh

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam có sự tăng trưởng về số lượng rất lớn. Đến cuối năm 2009, có 94 ngân hàng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm 05 ngân hàng thương mại Nhà nước, 39 ngân hàng thương mại cổ phần, 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng vốn 100% nước ngoài.

Hiện nay các ngân hàng trong nước vẫn chiếm ưu thế với gần 80% thị phần tín dụng. Các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh đang dần thể hiện những ưu thế về tài chính, cơng nghệ và khả năng cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng. Điều này đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải nâng cao năng lực, công nghệ và mở rộng nguồn vốn để giữ vững vị thế cạnh tranh của mình.

Hiện nay Sacombank đã xây dựng IT Roadmap dựa trên định hướng phát triển chiến lược đến năm 2015 và hướng tới năm 2020 dưới sự tư vấn của Chun gia Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC), triển khai nâng cấp Corebanking T24 phiên bản R8. Đồng thời, trong những năm gần đây Sacombank đã thực hiện tăng vốn điều lệ hàng năm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tín dụng của Sacombank, tạo tiền đề phát triển trong các năm tới.

Khả năng cạnh tranh của Sacombank

• Về quy mơ vốn điều lệ: tính đến cuối năm 2009, với số vốn điều lệ khoảng 6.700 tỷ đồng, Sacombank hiện là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP ở Việt Nam.

• Về mạng lưới hoạt động: hiện nay hệ thống Chi nhánh, Phòng giao dịch của Sacombank phủ khắp 45/63 tỉnh, thành cả nước; đồng thời Sacombank là ngân hàng tiên phong xây dựng chi nhánh ở nước ngoài (CN ở Lào, Chi nhánh ở Campuchia). Sacombank có trên 6.180 đại lý ở 289 ngân hàng của 80 quốc gia trên thế giới, điều này giúp cho các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và ngoại hối của Sacombank tiện ích hơn cho khách hàng.

• Về chất lượng sản phẩm dịch vụ: Sacombank luôn được khách hàng đánh giá cao cho chất lượng và tiện ích mà Sacombank đã mang lại. Năm 2009, Sacombank được Tổ chức Global Finance của Mỹ trao tặng giải thưởng “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2009”.

• Về định hướng chiến lược: Sacombank ln đề ra phương hướng chiến lược cụ thể cho từng thời kỳ, linh hoạt và nhạy bén trong từng thời điểm phát triển kinh tế. Năm 2008 là năm khủng hoảng trầm trọng của ngành tài chính – ngân hàng, Sacombank lập tức điều chỉnh lại các chỉ tiêu hoạt động để phù hợp với tình hình kinh tế và chính sách kìm chế lạm phát của Nhà nước. Đến năm 2009, theo đà phục hồi của nền kinh tế với gói giải pháp kích cầu của chính phủ, Sacombank đã xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với giai đoạn phục hồi và phát triển của nền kinh tế, tiếp tục đặt mục tiêu “An toàn” và “Bền vững” là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển.

• Về trình độ nhân sự: hiện nay số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là 4.131 người chiếm 57,38% tổng số nhân viên. Trong đó có 2 nhân sự cao cấp từ Cơng ty Tài chính Quốc tế IFC và Ngân hàng ANZ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

• Về sự hỗ trợ của đối tác chiến lược: Sacombank luôn biết kết hợp thế mạnh về mạng lưới hoạt động và công nghệ ngân hàng hiện đại bằng sự liên doanh liên kết và tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các định chế tài chính nước ngồi như Dragon Financial Holdings Ltd và Ngân hàng ANZ; đồng thời phát huy tối đa nội lực của mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đủ sức đương đầu với những thách thức và các đối thủ nước ngồi trong tiến trình hội nhập.

5.4 Chiến lược phát triển dài hạn

Hoạt động kinh doanh của Sacombank phải đảm bảo hài hòa giữa nhiệm vụ củng cố với nhiệm vụ phát triển, hài hòa giữa hai mục tiêu đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững với điều hành kinh doanh linh hoạt nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho Sacombank; đồng thời phải đổi mới cơ chế xây dựng, giao và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh theo dòng sản phẩm, hướng tới phục vụ khách hàng.

Chú trọng tăng nhanh tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính; phát huy và cải thiện năng lực quản trị điều hành; đẩy mạnh tái cấu trúc mọi lĩnh vực hoạt động của Sacombank, trong đó nhanh chóng hồn thiện tái cấu trúc bộ máy và định biên nhân sự, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục tái cấu trúc cơ chế chính sách; tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc cơ cấu tài sản và danh mục tài chính; hồn thiện cơng nghệ ngân hàng và tiếp tục mở rộng mạng lưới có trọng điểm để chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao năng lực quản lý rủi ro.

5.5 Kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh trong năm 2010

Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển của Sacombank và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong phiên họp thường niên 2009, Sacombank đặt ra một số chỉ tiêu định hướng

Một phần của tài liệu Bản báo cáo bạch NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)