6. Kết cấu luận văn
1.3 Tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của NHTM
1.3.3.1 Nhân tố khách quan Sự phát triển của nền kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, đặc biệt là hoạy động cho
vay. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng.
Mặt khác nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm do
đó dư thừa ứ đọng vốn, không những hoạt động cho vay không được mở rộng mà
còn bị thu hẹp.
Hệ thống pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu những quy định của pháp luật khơng rõ ràng, khơng đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh. Với những văn
bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt
động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay và các hoạt động dịch vụ khác.
Đối thủ cạnh tranh
Các Ngân hàng thương mại hoạt động trong mơi trường có nhiều đối thủ
cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hồn thiện,
ln phải cố gắng khơng để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng
cao, tăng cường các hoạt động của mình.
Q trình phân tích đối thủ cạnh tranh gồm có: xác định các nguồn thơng tin về đối thủ cạnh tranh, phân tích các thơng tin đó, dự đốn chiến lược của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong việc mở rộng hoạt
động kinh doanh của mình.
1.3.3.2 Nhân tố chủ quan Nguồn vốn của Ngân hàng: Nguồn vốn của Ngân hàng:
Hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động. Ngân hàng thương mại nằm trong hệ thống Ngân hàng chịu sự tác động của chính sách tiền tệ, chịu sự quản lý của Ngân hàng trung ương và tuân thủ các qui định của luật Ngân hàng. Một Ngân hàng chỉ được huy động một số vốn gấp 20 lần số vốn tự có.
Điều đó có nghĩa là nếu vốn tự có càng lớn, khả năng được phép huy động vốn càng
cao, và Ngân hàng càng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì
Ngân hàng đó sẽ thành cơng trong việc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng
nhắc, khơng theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của mình.
Thơng tin tín dụng
Thơng tin trở thành vấn đề thiết yếu, khơng thể thiếu được với mọi doanh
nghiệp nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng. Trong hoạt động cho vay,
Ngân hàng cho vay chủ yếu dựa trên sự tin tưởng đối với khách hàng. Mức độ chính xác của sự tin tưởng này lại phụ thuộc vào chất lượng thơng tin mà Ngân hàng có
được.
Để ngày càng cường hiệu quả cho vay Ngân hàng thương mại phải nắm bắt
những thông tin cả bên trong và bên ngoài của Ngân hàng. Nếu một Ngân hàng nắm bắt kip thời những thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường thì Ngân hàng đó sẽ đưa ra những phương hướng hoạt đồng kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp. Những thơng tin về khách hàng chính xác thì hoạt động cho vay của
Ngân hàng đối với từng khách hàng sẽ hợp lí hơn và chủ động hơn và ngược lại. Thực tế ở Việt Nam, tiếp cận thơng tin chính xác, kịp thời, đầy đủ là khó khăn.
Năng lực điều hành của ban lãnh đạo
Thực tế chứng minh, nhiều Ngân hàng thương mại tuy có được những nguồn lực khan hiếm và giá trị mà đối thủ cạnh tranh khơng có như trụ sở khang trang đặt
ở vùng tập trung nhiều khách hàng, vốn tự có lớn, thu nhận được nhiều cán bộ giỏi.
Song do cán bộ điều hành lãnh đạo không sắc sảo, nhạy bén, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động Ngân hàng theo kịp các tín hiệu thơng tin, không sử dụng nhân
viên đúng sở trường,... dẫn đến lãng phí các nguồn lực Ngân hàng mình có, giảm
hiệu quả kinh doanh cũng nhu hiệu quả sử dụng vốn.
Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó thể ở các khả năng chun mơn, khả năng
phân tích và phán đốn, khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế... Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị
Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên Ngân hàng chính là hình ảnh của Ngân hàng. Cho nên những kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn của mình, nhân viên Ngân hàng có thể làm tăng thêm giá trị dịch vụ. Đa số các ý tưởng cải tiến hoạt động kinh doanh được đề xuất bởi nhân viên Ngân hàng.
Nhân viên Ngân hàng là lực lượng chủ yếu truyển thông tin từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng .
Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Ngân
hàng. Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các cơng việc của ngân hàng sẽ
được xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng được thực hiện khó khăn.
Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
Chiến lược kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động đầu tư, cho vay và kinh
doanh dịch vụ ngày càng được mở rộng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thơng tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, vị thế trên địa bàn hoạt động, Ngân hàng phải xác định nên tăng cường hoạt động cho vay, kinh doanh dịch
hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mở rộng hoạt kinh doanh của Ngân hàng.