Tỷ lệ nợ xấu của VIB so với toàn ngành giai đoạn 2009-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 64 - 66)

Tỷ lệ nợ xấu VIB Toàn ngành

2009 1,28% 2,2%

2010 1,59% 2,16%

2011 2,14% 3,04%

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

2.3.2. Hạn chế trong hoạt động thẩm định tại VIB 2.3.2.1. Hạn chế về đội ngũ làm công tác thẩm định 2.3.2.1. Hạn chế về đội ngũ làm công tác thẩm định

Lực lượng nhân sự của VIB dưới 30 tuổi chiếm trên 70%, đây là nguồn lao động trẻ, có trình độ và tinh thần cầu tiến, tuy nhiên còn non kinh nghiệm và bản lĩnh trong kinh doanh chưa vững vàng, dễ bị cuốn theo các cám dỗ tầm thường. Trong khi vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ lâu năm thì lơ là, ít trau dồi chun mơn nghiệp vụ dẫn đến chất lượng thẩm định cho vay bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, vấn đề đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong công việc của đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay cũng còn hạn chế, chưa đủ cao để vượt qua các cám dỗ, cạm bẫy mà bộ phận này chứa đựng.

2.3.2.2. Hạn chế về thông tin tín dụng

Dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin ngày một phát triển nhưng nhìn chung, VN vẫn là một nước lạc hậu về thông tin, nguồn cung cấp thông tin chưa đầy đủ, còn nghèo nàn, kém phát triển so với thế giới. Thiếu thông tin, các số liệu điều tra, thống kê về các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu khoa học..đã hạn chế cơ hội để các DN có thể tiếp cận, nắm bắt thị trường. Đối với các NHTM nói chung và VIB nói riêng, cũng gây khó khăn khơng kém khi phải mất nhiều thời gian để thẩm định hồ sơ vay và đưa ra các quyết định

tín dụng đúng đắn, vì khó nắm bắt kịp thời sự thay đổi về thông tin thị trường trong nước lẫn các thông tin thương mại quốc tế, thơng tin về tình hình lĩnh vực hoạt động của DN cũng như các đối tác làm ăn có liên quan.

Nhận thức được sự quan trọng của hệ thống công nghệ thông tin trong công tác thẩm định tín dụng, VIB thường xun đầu tư, nâng cấp, hồn thiện hệ thống công nghệ. Tuy vậy hệ thống công nghệ ngân hàng của VIB vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu về xử lý thông tin, các báo cáo phục vụ cho hoạt động tín dụng vẫn chưa được xử lý tập trung, do đó VIB cần có chiến lược đầu tư nhằm hoàn thiện hơn nữa.

2.3.2.3. Chưa thực hiện chun mơn hóa triệt để khâu tín dụng Hiện nay, VIB chưa thực hiện cơ cấu lại bộ máy thẩm định tín dụng theo hướng

tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng, nhằm đảm bảo tính khách quan và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Tại VIB, một QLKH có thể thực hiện nhiều hoặc tất cả các khâu trong quá trình cho vay gồm: tiếp thị khách hàng, thẩm định, đề xuất cho vay, tiến hành công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, giải ngân, theo dõi và xử lý nợ.

Bên cạnh ưu thế là đơn giản, nhanh chóng và dễ quy trách nhiệm, cơ chế khơng tách bộ phận tín dụng cũng bộc lộ các nhược điểm lớn, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay. Đó là việc dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng của bộ phận QLKH khi được độc quyền tiếp xúc và thẩm định cho vay khách hàng. Ngồi ra, việc duy trì cơ chế trên cũng tạo ra một khối lượng công việc quá lớn và áp lực cho QLKH khiến cho công tác thẩm định cho vay diễn ra sơ sài, hời hợt, chủ quan vì khơng có nhiều thời gian, đặc biệt khi QLKH đang phải quản lý, theo dõi một số lượng lớn khách hàng gồm cả khách hàng nợ xấu. Bên cạnh đó, việc kiểm tra và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa các khâu, đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động cấp tín dụng còn hạn chế.

2.3.2.4. Hạn chế khi triển khai bộ phận tái thẩm định

Việc tái thẩm định chỉ mang tính hình thức, chủ yếu thẩm định thơng qua hồ sơ QLKH cung cấp, vì vậy chưa thể hiện hết vai trò thẩm định rủi ro độc lập của mình.

2.3.2.5. Hạn chế về nợ quá hạn và nợ xấu

Như ta đã thấy tại bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ thì nợ nhóm 2 có sự tăng trưởng mạnh nhất, tăng 1.500% từ 156 tỷ năm 2010 lên 2.340 tỷ năm 2011, điều này chứng tỏ nợ quá hạn mới phát sinh và tích lũy chủ yếu từ năm 2010. Nếu như vậy thì VIB cần hạn chế tăng trưởng tín dụng mà nên tập trung vào việc thu hồi nợ, can thiệp hoặc có những giải pháp giúp đỡ khách hàng giải quyết những khó khăn. Nhưng cũng có thể vì muốn tránh trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình và làm đẹp báo cáo tài chính mà cơng tác phân loại nợ có vấn đề. VIB cần rà sốt lại nợ xấu, ngồi thực hiện phân loại nợ theo định lượng thì cũng nên phân loại nợ theo định tính để đánh giá chính xác hơn về nợ xấu. Từ đó có chính sách trích lập dự phịng và cơng tác thu hồi nợ phù hợp.

Mặc dù nợ xấu của VIB luôn được duy trì ở mức có thể kiểm sốt được và thấp hơn tồn ngành nhưng tỷ lệ này khơng được duy trì ở tất cả các vùng. Trong 9 vùng thuộc hệ thống VIB thì có đến 4/9 vùng có tỷ lệ nợ xấu trên 3%, bao gồm: Đông Bắc (5,53%), Miền trung (6,19%), Tây HCM (4,83) và Đông Nam Bộ (7,68%)

Ta có thể thấy ở bảng 2.6 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)