Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP HCM (Trang 92 - 118)

3.2 .1Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

VCB tiếp tục hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng, tổng hợp các thông tin về khách hàng theo ngành nghề, lĩnh vực trong toàn hệ thống để khi có nhu cầu sẽ có được những thơng tin một cách nhanh chóng, đa dạng giúp cho cơng tác thẩm định tín dụng hiệu quả và chính xác hơn. VCB cũng cần hồn thiện hệ thống phân loại nợ có tính chất cảnh báo cao hơn gắn với hệ thống xếp hạng tín dụng và trích lập dự phịng rủi ro. Ngồi ra, VCB cần tăng cường cơng tác kiểm tra tồn hệ thống nhằm phát hiện ra những sai sót, yếu kém để kịp thời có biện pháp khắc phục.

Để có thể giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, VCB cần đẩy mạnh công tác kiểm toán nội bộ theo mức độ rủi ro trong toàn hệ thống một cách toàn diện và đưa ra những cảnh báo sớm về nguy cơ xảy ra rủi ro theo đúng vai trò của bộ phận kiểm tốn nội bộ hiện đại.

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu chính là yếu tố về con người. VCB cần xây dựng chế độ chính sách tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo cán bộ một cách hợp lý; có chính sách đãi ngộ, khen thưởng kịp thời; tiếp tục thực hiện việc đánh giá, luân chuyển cán bộ đồng thời tạo môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng, tạo điều kiện được thăng tiến, phát huy hết khả năng đạt hiệu quả cao trong công việc. VCB cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ đồng thời cử cán bộ đi học nâng cao trình độ trong và ngồi nước khi có điều kiện.

3.2.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ thơng qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Dưới đây là những giải pháp mang tầm vĩ mơ, nằm ngồi khả năng của VCB cần được VCB kiến nghị lên Chính phủ để giúp cho hoạt động của hệ

thống VCB nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung được ổn định và phát triển nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Thứ nhất, cơ chế, chính sách của Nhà nước nên được đổi mới theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, tránh thay đổi đột ngột làm đảo lộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ cần có định hướng chiến lược đối với việc phát triển các ngành nghề, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, có biện pháp kích cầu tiêu dùng trong nước nhằm gia tăng sức mua làm cho hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ tốt hơn, giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có nguồn thu để trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng, tránh rủi ro tín dụng xảy ra làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường mua bán nợ, trong đó TCTD có thể bán các khoản nợ xấu cho công ty quản lý tài sản nhằm giảm thiểu rủi ro trong danh mục tín dụng của mình. Hiện nay, cơng ty Quản lý tài sản (VAMC) vừa mới được thành lập theo Nghị định Thủ tướng Chính phủ. Cơng ty này ra đời nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Để thị trường mua bán nợ hoạt động minh bạch, bình đẳng, thơng suốt, Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đủ mạnh đồng thời sớm ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động của VAMC trong việc xử lý nợ xấu của các TCTD.

Đối với việc xử lý tài sản đảm bảo, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan, cơ quan chính quyền địa phương cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc rà soát lại những quy định còn bất cập liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, giúp

các TCTD giảm bớt thủ tục và rút ngắn thời gian xử lý các tài sản đảm bảo, nhanh chóng thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở của việc phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại VCBHCM ở chương 2, chương 3 chủ yếu tập trung đưa ra những giải pháp chủ yếu để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại VCBHCM. Đồng thời, chương 3 cũng đưa ra những kiến nghị đối với các cấp quản lý Nhà nước cũng như đối với VCB hội sở trong việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn. Những giải pháp được đưa ra nếu thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế và giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại VCBHCM, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho VCBHCM nói riêng và cho hệ thống VCB nói chung, góp phần trong việc đưa VCB luôn là đơn vị dẫn đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN

VCBHCM là một trong những NHTM có quy mơ hoạt động lớn nhất và là một trong những ngân hàng đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất tại TP.HCM. Tuy nhiên trong thời gian gần đây dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước đang có nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng nói chung và VCBHCM nói riêng.

Trong hoạt động tín dụng của NHTM, hoạt động cho vay trung và dài hạn là hoạt động có rủi ro lớn nhất. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước còn gặp nhiều khó khăn làm cho rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn càng cao và khả năng xảy ra rủi ro càng lớn. Việc tìm ra những nguyên nhân nhằm đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng là một trong những yêu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay đối với VCBHCM nói riêng cũng như tồn hệ thống VCB nói chung.

Dựa trên cơ sở lý luận về những đặc điểm của việc cho vay trung và dài hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như rủi ro tín dụng mà các ngân hàng thường gặp cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả đã đi vào phân tích thực trạng, từ đó chỉ ra những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại VCBHCM. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại VCBHCM. Những giải pháp không nằm trong phạm vi thẩm quyền quyết định của VCBHCM được

tác giả đưa vào phần kiến nghị với trụ sở chính VCB và các cấp quản lý Nhà nước nhằm có biện pháp hỗ trợ.

Do hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn cùng với môi trường hoạt động kinh doanh luôn biến động nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót cũng như những hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, anh chị em bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến đề tài nghiên cứu này.

Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt khoá học. Xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS Bùi Kim Yến đã hướng dẫn tận tình giúp tác giả hoàn thành luận văn này.

1. Đặng Phong (Chủ biên). 30 năm Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh (1976 – 2006). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

2. Hồng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.

3. Khủng hoảng tài chính Mỹ - Những mốc chính và Góc nhìn từ Việt Nam. <http://archive.saga.vn/view.aspx?id=13860>. [Ngày truy cập: 24 tháng 8 năm 2013].

4. Lê Phan Thị Diệu Thảo (2009). Khủng hoảng tài chính Mỹ Kinh nghiệm cho hoạt động ngân hàng của Việt Nam. Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng, số 37, trang 7-9.

5. Lê Văn Tề (2010). Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản giao thông Vận tải.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005). Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/5/2005 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007). Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011). Thông tư số 42/2011/TT- NHNN ngày 15/12/2011 Quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

9. Ngân hàng Nhà nước (2011). Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. Báo cáo giám

sát từ xa về các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn TP.HCM qua các năm 2008-2012.

11. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (2002). Quyết định số 130/NHNT.QLTD ngày 12/08/2002 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ tín dụng.

12. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (2006). Quyết định số 228/QĐ-

NHNT.HĐQT ngày 02/10/2006 về việc Quy định về cho vay đối với khách hàng.

13. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (2008). Quyết định số 36/QĐ- NHNT.CSTD ngày 28/01/2008 về việc ban hành Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

14. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2008). Quyết định số

246/QĐ-NHNT.CSTD ngày 22/7/2008 về việc ban hành Quy trình tín dụng đối với khách hàng Tổ chức.

15. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2009). Quyết định số 106/QĐ-NHNT.CSTD ngày 07/4/2009 về việc ban hành Quy định về quản lý và xử lý nợ có vấn đề.

16. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2010). Quyết định số 117/QĐ-VCB.CSTD ngày 17/3/2010 về việc ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

17. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2010). Quyết định số 118/QĐ-VCB ngày 18/3/2010 về việc ban hành Chính sách của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

18. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2010). Quyết định số 410/QĐ-VCB.CSTD ngày 16/9/2010 về việc ban hành quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ.

19. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2010). Quyết định 555/QĐ-VCB.CN ngày 01/12/2010 ban hành Quy định hướng dẫn Chính sách của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

20. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Báo cáo thường niên năm 2012.

<http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20V CB%20AR2012%20Final%20Web.pdf?30>. [Ngày truy cập: 14 tháng 8 năm 2013].

21. Nguyễn Minh Kiều (2007). Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê.

22. Nguyễn Hồng Quân (2008). Khủng hoảng tài chính – tín dụng bất động sản tại Hoa Kỳ và đối chiếu với thị trường bất động sản Việt Nam. <http://ashui.com/mag/chuyenmuc/bat-dong-san/447-khung-hoang-tai-chinh- tin-dung-bat-dong-san-tai-hoa-ky-va-doi-chieu-voi-thi-truong-bat-dong-san- viet-nam.html>. [Ngày truy cập: 24 tháng 8 năm 2013].

23. Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên) (2009). Nghiệp vụ ngân hàng thương

mại. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.

24. Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên) (2010). Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Nhà xuất bản Phương Đông.

25. Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2010). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.

26. Phạm Thị Nguyệt – Hà Mạnh Hùng (2011). Nguyên nhân và những biểu hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Tạp chí Ngân hàng, số 9, trang 29- 33.

27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010). Luật số

47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 - Luật các Tổ chức tín dụng.

28. Thu Hương (2013). Khủng hoảng tài chính 2008 tại Mỹ có thể phịng tránh được.

<http://nif.mof.gov.vn/portal/page/portal/nif/Newdetail?pers_id=42972372&i

tem_id=98818654&p_details=1 >. [Ngày truy cập: 24 tháng 8 năm 2013]. 29. Trần Huy Hoàng (Chủ biên) (2010). Quản trị ngân hàng. Nhà xuất

PHỤ LỤC 1

PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG CÓ NỢ CÓ VẤN ĐỀ VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ, THU HỒI NỢ CÓ VẤN ĐỀ

(Trích theo QĐ số 106/QĐ-NHNT.CSTD ngày 07/4/2009 của TGĐ VCB)

Điều 4. Khách hàng có Nợ có vấn đề

4.1 Khách hàng có nợ xấu theo quy định về phân loại nợ, trích lập và xử lý dự phịng rủi ro tín dụng của NHNN và VCB trong từng thời kỳ.

4.2 Khách hàng có nợ đã được xử lý dự phịng rủi ro chưa thu đang hạch tốn ngoại bảng.

4.3 Khách hàng chưa bị phân loại thành nợ xấu, nhưng có một hoặc các dấu hiệu rủi ro sau đây:

a/ Hoạt động sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn, ngừng trệ (do mất khách hàng, sản phẩm mất khả năng cạnh tranh, đình cơng, liên tục thua lỗ, ngành/lĩnh vực kinh doanh gặp rủi ro

b/ Gặp khó khăn trong đầu tư (dự án đầu tư bị ngừng trệ, dừng triển khai…) c/ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối tài chính (sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn, sử dụng vốn vay sai mục đích…)

d/ Khách hàng khơng có thiện chí hợp tác (khơng cung cấp kịp thời báo cáo theo yêu cầu, trốn tránh hoặc có hành vi che dấu thơng tin, khơng có thiện chí tận thu mọi nguồn để trả nợ…)

e/ Khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật, người điều hành của khách hàng bị khởi tố, khởi kiện có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

f/ Khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng khác.

g/ Các trường hợp khác nếu Chi nhánh đánh giá có khả năng chuyển thành nợ xấu.

Điều 5. Các biện pháp xử lý, thu hồi Nợ có vấn đề

5.1 Các biện pháp

a/ Theo dõi đặc biệt: tăng cường tần suất kiểm tra khách hàng/vốn vay, yêu cầu khách hàng báo cáo thường xuyên để nắm tình hình…

b/ Tiếp tục cấp tín dụng với điều kiện chặt chẽ hơn: tăng tỷ lệ bảo đảm, thay đổi phương thức cấp tín dụng, tăng cường kiểm soát vốn vay…

c/ Hạn chế, giảm dần dư nợ: Chi nhánh phải xác định lộ trình cụ thể để có cơ sở theo dõi thực hiện.

d/ Yêu cầu bổ sung, thay đổi biện pháp bảo đảm có mức an tồn cao hơn. e/ Dừng cấp tín dụng.

f/ Miễn giảm lãi để tăng khả năng thu nợ.

g/ Cấu trúc lại nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển đổi đồng tiền nhận nợ, các giải pháp tài chính khác…

h/ Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay. i/ Phát mại tài sản bảo đảm.

j/ Bán nợ.

k/ Nhận tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ cho khách hàng. l/ Khởi kiện khách hàng.

m/ Các biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.

5.2 Khi áp dụng các biện pháp xử lý, thu hồi Nợ có vấn đề cần dựa trên tính chất cụ thể của từng trường hợp, theo từng giai đoạn. Để đảm bảo hiệu quả, có thể phân nhóm các trường hợp Nợ có vấn đề và định hướng áp dụng các biện pháp thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP HCM (Trang 92 - 118)