Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 94)

Công tác đôn đốc, theo dõi chỉnh sửa sau thanh tra cần phải được quan tâm, chú trọng, việc làm này góp phần nâng cao chất lượng và hiệu lực thanh tra.

3.3.2.11 Chuyển dần từ phương pháp thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với từng tổ chức tín dụng và toàn bộ hệ thống tổ chức tín cơ sở rủi ro đối với từng tổ chức tín dụng và toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng.

Khi chuyển sang giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng, hệ thống các tổ chức tín dụng có bước phát triển rất nhanh về quy mô và phạm vi hoạt động, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù các tổ chức tín dụng Việt Nam đang từng bước áp dụng có hiệu quả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo Hiệp ước vốn Basel trong công tác quản trị rủi ro ngân hàng nhưng hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn phải đối mặt với các loại rủi ro rất cao. Sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức tín dụng cả về chiều rộng và chiều sâu tất yếu đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước phải được đổi mới, theo đó, phương pháp thanh tra tuân thủ khơng cịn phù hợp, cần được thay thế bằng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với tổ chức tín dụng.

Thanh tra trên cơ sở rủi ro là phương pháp thanh tra tiên tiến. Theo đó Ngân hàng Nhà nước cần phải xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp

thanh tra - giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và hợp nhất kết hợp với thanh tra - giám sát tuân thủ phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này phải được tiến hành từng bước phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng,. Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có khung cơ bản về giám sát từ xa theo CAMELS và sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro phiên bản 1. Cơ quan Thanh tra, giám sát đã từng bước áp dụng thí điểm thanh tra trên cơ sở rủi ro với một số tổ chức tín dụng. Đó là tiền đề quan trọng để có thể thực hiện thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

3.3.2.12 Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về chất lượng, trình độ và số lượng. và số lượng.

Cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cần tiếp tục đổi mới, sắp xếp tương ứng với các yêu cầu hoạt động trên cơ sở bảo đảm bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, việc phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đây chính là nhân tố quyết định tạo ra chuyển biến có tính đột phá của hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng. Cần phối hợp các trung tâm, học viện mở các đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp cả về kiến thức và kỹ năng cho cán bộ làm công tác thanh tra. Ưu tiên đào tạo một số cán bộ giám sát chuyên gia về quản trị ngân hàng và thanh tra giám sát trong khn khổ chương trình đào tạo chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước và dự án hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài. Định kỳ hàng năm, mở rộng việc thi sát hạch đối với tất cả các cán bộ làm công tác thanh tra, tạo điều kiện thi chuyển ngạch, nâng ngạch nếu đủ điều kiện.

Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ thanh tra như lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp công tác, chế độ khen thưởng xứng đáng và các điều kiện khác để động viên khuyến khích an tâm trong sự nghiệp thanh tra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thanh tra ngân hàng chính là một trong những cơng cụ quan trọng để tăng cường sự quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng của ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để thanh tra, giám sát ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hồn thành tốt vai trị của mình, cần có một đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về chất lượng, trình độ và số lượng.

Từ thực trạng chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và thơng qua mục tiêu, định hướng công tác thanh tra, giám sát ngân hàng của ngân hàng nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, cần có những giải pháp cụ thể, những kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Cần có một hệ thống pháp lý về thanh tra, giám sát ngân hàng đồng bộ, nhất qn, đủ mạnh với mơ hình bộ máy tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng độc lập và quy trình, nội dung, phương pháp thanh tra tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực quốc tế giúp ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vai trị quản lý nhà nước của mình đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Tăng cường việc phịng ngừa, ngăn chặn, hạn chế rủi ro, xử lý vi phạm, làm tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, góp phần ổn định và phát triển đời sống kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như của cả nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.

KẾT LUẬN

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý luận về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát ngân hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra, giám sát ngân hàng đối với sự phát triển an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng trong việc đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Dựa trên những cơ sở lý luận đó, bài viết đi vào nghiên cứu thực trạng, từ đó phân tích, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh với những kết quả đạt được, những vấn đề cịn tồn tại và ngun nhân của nó. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, giám sát tại Chi nhánh được nâng cao hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

Do kiến thức còn hạn chế và thời gian, kinh nghiệm thực tế không nhiều nên đề tài khơng tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp và những độc giả quan tâm đến đề tài để tìm ra được những giải pháp tốt nhất có thể ứng dụng vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, giúp nâng cao vai trị và vị trí của thanh tra, giám sát ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới.

TÓM TẮT NHỮNG VẤN DỀ MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Đây là đề tài khá mới đề cập đến công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng thể hiện vai trị kiểm tra và giám sát

của ngân hàng nhà nước đối với họat động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung chương 1 khái quát được một số vấn đề lý luận cơ bản về

công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra, giám sát ngân hàng. Đây là

kim chỉ nam của những người làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng nhất

là trong giai đọan tịan cầu hóa nền kinh tế hiện nay.

Chương 2 là bức tranh khá đầy đủ về quá trình hình thành ngân hàng nhà nước và thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Lý

luận gắn liền với thực tiễn, số liệu của luận văn cập nhật đa dạng, phong phú

phân tích thành tựu, kết quả đạt được của công tác thanh tra, giám sát với nhận

định sâu sắc. Luận văn đã mạnh dạn nêu lên các tồn tại cũng như các nguyên nhân yếu kém trong công tác thanh tra, giám sát của thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

Từ thực trạng chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng nhà

nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và thông qua mục tiêu, định hướng

công tác thanh tra, giám sát ngân hàng của ngân hàng nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, luận văn đề xuất 03 giải pháp cụ thể đối với NHNN Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, 04 giải pháp đối với các tổ

chức tín dụng và một số giải pháp đối với từng cán bộ làm công tác thanh tra,

giám sát ngân hàng. Đồng thời, đề xuất những kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước nói chung và đối với các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)