Biện pháp phòng ngừa:

Một phần của tài liệu Tài liều đào tạo Nghề Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng (Trang 29 - 40)

2. Bệnh phân trắ ng:

2.2 Biện pháp phòng ngừa:

Khi nuôi tôm thẻ chân trắng, để phòng ngừa bệnh phân trắng cần thực hiện theo chương trình sau đây:

• Chuẩn bị ao kỹ

• Cải tạo ao kỹ sau mỗi vụ nuôi, đem hết chất thải ra ngoài.

• Cày đáy ao sau mỗi vụ nuôi.

• Phơi khô đáy ao (nếu mùa nắng).

• Tưới Super VS (40 – 60 lít/ha) khu vực đáy ao bị đen sẫm (mùa mưa). Trong quá trình nuôi:

• Sử dụng Zymetin (10 - 15g/kg thức ăn) khi tôm nuôi được trên 10 ngày tuổi.

• Trộn Super VS (100cc/kg thức ăn) khi tôm nuôi trên 10 ngày tuổi.

• Dùng Super VS ( 2 - 4 lít/1.000m3) tạt xuống ao nuôi (1 lần/tuần) để giảm hàm lượng khí độc H2S ở đáy ao, khí độc H2S là nguyên nhân chính gây cho tôm thẻ bị bệnh phân trắng.

3. Hiện tượng tôm bị đục cơ

Tôm thẻ hay có hiện tượng bị đục cơ khi chài tôm hay khi xem vó.

3.1 Nguyên nhân:

• Hàm lượng Oxy hòa tan trong ao thấp, tôm nuôi đang bị stress.

• Bị sốc nhiệt độ khi đem tôm ra khỏi nước ao nuôi.

• Hàm lượng Mg trong nước thấp.

• Độ mặn thấp cũng gây cho tôm thẻ bị đục cơ.

• Độ kiềm thấp.

• Nước ao bị đục kéo dài ngày.

3.2 Cách khắc phục:

• Tăng cường chạy cánh quạt nước để tăng Oxy cho ao nuôi.

• Hạn chế chài tôm khi trời nắng nóng.

• Tăng cường thêm Vitamin C (trộn vào thức ăn: 10g/kg thức ăn).

• Trộn thêm khoáng chất cho tôm ăn: + Minomix: 5 - 10g/kg thức ăn. + Mutagen: 15g/kg thức ăn. + Betamin: 7-10g/kg thức ăn.

• Tạt khoáng chất Soda-mix xuống ao nuôi với liều lượng (7 - 10kg/1.000m3) (1 tuần/1 lần).

4. Bệnh đầu vàng (YHV)

4.1Tác nhẫn gảy bệnh

Bệnh đầu vàng gây ra bởi virus đầu vàng (YHV). Hiện nay người ta đã xác định nó không thuộc Baculovirus. YHV chỉ là một RNA sợi đơn hình que được bao bọc bởi bào chất virus gần giống với các virus thuộc họ Coronarus.

4.2Vật chủ

Tô sú Penaeus monodon, tôm he nhật bản P.japonicus, tôm chân trắng p.vanamei.

4.3Dấu hiệu bệnh lý

Tôm chết 2-4 ngày sau khoảng thời gian ăn mồi nhiều khác thường và kết thúc băng việc đột ngột ngừng ăn. Tôm có thể chết 100% trong vòng 3-5 ngày. Tôm bị bệnh tập trung ơriaf ao hoặc gần mặt nước. Gan tuỵ tômbị đổi màu làm cho phân đâu ngực có màu vàng nhạt - đó cũng là tên của bệnh. Toàn bộ thân tôm có màu nhợt nhạt khác thường. Tôm hậu ấu trùng ở 20-25 ngày tuổi hoặc lớn hơn rất dễ bị bệnh, trong khi tôm p<15 ngày lại kháng được bệnh

Tuy nhiên triệu chứng lâm sàng không phải luôn xuất hiện và việc không xuât hiện các triệu chứng lâm sàng không phải là không nhiễm virus đầu vàng.

4.4Các kiểu lan truyền bệnh

Bệnh thường được cho làlan truyền theo phương nằm ngang. Tuy nhiên những tôm sông sót sau khi bị bệnh đầu vàng vẫn duy trì lây nhiễm mãn tính cận lâm sàng vàđược cho là lan truyền theo phươngthẳng đứng đổi với những cá thể này.

4.5Các biện pháp phòng bệnh

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị tôm bị bệnh đầu vàng. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp phòng bệnh được nêu ra nhằm giảm lây lan. Những biện pháp đó như sau:

- Tôm bố mẹ cần được kiểm tra sơ bộ đối với virus bệnh đầu vàng.

- Các cá thể bị nhiễm bệnh và con cháu chúng sẽ bị tiêu diệt bằng phương pháp tiệt trùng.

trước khi thả vào ao.

- Sau khi thả, để ngăn chặn việc lan rộng các sinh vật truyền bệnh, nguồn nước dùng cho các lần thay nước cần phải lọc hoặc xử lý trước ở trong các ao chứa.

- Tránh làm thay đổi nhanh pH hoặc kéo dài giai đoạn có oxy hoà tan thấp (<2ppm). Điều này có thể gây bùng phát bệnh đầu vàng ở mức dưới gây chết.

Độ kiềm không nên dao động quá 0,5/ ngày và tránh để nước có pH > 9. Những biến đổi về độ mặn không hề làm bùng phát bệnh.

- Tránh dùng thức ăn thuỷ sản tươi trong ao nuôi tôm thịt, bể nuôi thành thục và các thiết bị ương, trừ khi thức ăn đã được tiệt trùng.

Nếu xảy ra bùng phát bệnh thì phải xử lý ao bị bệnh bằng dung dịch Chlorine 30ppm để diệt tôm và các vật có tiềm năng mang bệnh, cần thu gom tôm và các động vật khác bị chết để chôn vùi hoặc tiêu huỷ. Neu không thể loại bỏ chúng thì cần phơi khô kỹ ao trước khi thả giống mới.

Nếu ao đột nhiên bị nhiễm bệnh thì có thể thu hoạch khẩn cấp. Nước thải cần được bơm vào ao bên cạnh để tiệt trùng bằng Chlorine vàgiữ ít nhất trong 4 ngày trước khi tháo đi. Tất cả các chất thải khác cần được chôn vùi hoặc tiệu huỷ.

5. Bệnh hoại tử vỏ dưới và cơ quan tạo máu do nhiễm trùng (IHHNV)

5.1Tác nhân gây bệnh

Bệnh hoại tử vỏ dưới và cơ quan tạo máu do nhiễm trùng (IHHNV) gây ra bởi virus không bao gắn kết, virus gây bệnh trùng vỏ dưới và hoại tử (IHHNV), có đường kính trung bình 22nm.

5.2Vật chủ gây bệnh

IHHNV gây bệnh cho nhiều loài tôm thuộc họ Panaeidae nhưng tình hình như không gây bệnh cho các loài cua. Đã có thông báo nhiễm bệnh tự nhiên ở một số loài tôm như tôm chân trắng, tôm sú, tôm he nhật bản và một số loài tôm nuôi khác.

Bệnh IHHNV xuất hiện ởtom Penaeid nuôi và hoang dã vùng Trung Mỹ, Ecuado, Ấn Độ, Idonesia, Malaisia, Philippin, pẻu, Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan. Ở Việt Nam chưa công bố có bệnh này.

5.3Dấu hiệu lâm sàng

Đổi với tôm chân trắng virus IHHN thường chỉ gây ra bệnh mãn tính còn gọi là “hội chứng dị hình còi cọc”, tỷ lệ dị hình còi cọc có thể lên đến từ 30-90% so với đàn tôm.

5.4Các kiểu lan truyền

Một vài cá thể của quần thể tôm chân trắng còn sổng sót sau khi bị nhiễm virus IHHN hoặc bị dịch có thể truyền nhiễm cận lâm sàng theo phương nằm ngang cho các đàn tôm nuôi khác hoặc theo phương thẳng đứng, nếu dùng chúng làm tôm bố mẹ.

Có thể áp dụng các biện pháp diệt virus IHHN trong những tình huống nuôi thuỷ sản nhất định. Các phương pháp này phụ thuộc vào việc diệt đàn tôm nhiễm bệnh, tiệt trùng các thiết bị nuôi, tránh tái nhiễm virus (từ những thiết bị nuôi xung quanh, tôm tự nhiên,...) và việc tái tạo đàn tôm giống ạch bệnh virus IHHN từ những tôm bổ mẹ sạch virus IHHN.

6. Hội chứng đốm trắng (WSSV)

6.1Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh đốm trắng là virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV)

6.2Vật chủ

Bệnh đốm trắng có số lượng vật chủ khá lớn.

6.3Dấu hiệu lâm sàng

Bệnh đốm trắng bùng phát thường được đặc trưng bởi việc chết nhiều và nhanh của đàn tôm bị nhiễm bệnh sau khi có biểu hiện lâm sàng. Tôm bị bệnh cấp tính có biểu hiện biếng ăn, và chết, có lóp vỏ mềm với nhiều đốm trắng (có đường kính 0,5-2,0nm) ở hai bên sườn vỏ tôm. Những đốm trứng này ở lớp vỏ và không thế loại bỏ bằng việc chà sát. Tôm sắp chết cũng có thể biến màu từ hồng sang đỏ. Các loại tôm nhạy cảm khi đã có các biểu hiện lâm sàng thì dễ dàng bị chết nhiều. Triệu chứng bệnh học kết hợp với sự phá huỷ hệ thống mô ngoại bì và trung bì của mang và các mô dưới lớp vỏ.

6.4Các kiểu lan truyền

Hiện nay bệnh do virus đốm trắng lan truyền theo hai con đường, lây lan từ nguồn giống và lây từ ao này sang ao khác, từ nguồn nước, đồ dùng, thiết bị hay vật chủ mang mầm bệnh....

6.5Các biện pháp kiểm soát bệnh

Hiện vẫn chưa có biện pháp chữa trị tôm bị nhiễm virus đốm trắng, tuy nhiên đã có nhiều biện pháp phòng ngừa để hạn chế việc lây lan.

Nuôi theo qui trình an toàn sinh học (Bio-secure System) gồm những bước sau đây:

- Cải tạo ao thật kỹ, cày đáy ao sau mỗi vụ nuôi.

- Sử dụng nước đã qua xử lý từ ao chứa. Nếu có điều kiện thì nên xây dựng hệ thống nước theo chu trình tuần hoàn khép kín, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí xử lý nước, nguồn gốc nước cũng đã được xác định; đồng thời môi trường chung được bảo vệ tốt hơn.

- Lấy nước qua túi vải lọc kỹ.

- Diệt tất cả các loại giáp xác trong ao (trong nước và bờ ao..) - Dùng bạt nylon làm rào ngăn cua thay cho lưới ngăn cua. - Phủ bạt bờ ao để hạn chế cua còng đào hang ẩn nấp.

- Làm lưới ngăn chim phủ toàn bộ ao nuôi

- Phải vệ sinh cá nhân trước khi vào trại nuôi hoặc trước khi vào thao tác trong ao đang nuôi.

- Sử dụng Zymetin cho ăn định kỳ nếu cho ăn bằng phương pháp thông thường

- Sử dụng Super VS tạt định kỳ xuống ao nuôi.

- Trang bị hệ thống cung cấp Oxy đầy đủ cho ao nuôi.

Tôm nuôi cần được kiểm tra sơ bộ để phát hiện virus bệnh đốm trắng bằng kỹ thuật nested-PCR, bằng cách sử dụng một lượng lớn tôm post nhằm đảm bảo phát hiện các lây nhiễm có ý nghĩa. Cách lấy mẫu là chọn những con yếu để kiểm tra, việc này sẽ làm tăng khả năng phát hiện các mẻ tôm bị bệnh.

Trong quá trình nuôi việc thay đổi nhanh nhiệt độ nước, độ cứng và độ mặn hoặc giảm mức oxy (<2ppm) trong giai đoạn dài có thể gây ra bùng phát bệnh đốm trắng ở tôm đã nhiễm cận lâm sàng.

Nếu ao có tôm bị bệnh phải thu khẩn cấp thì nước thải phải được bơm vào ao gần đó hoặc ao chứa để tẩy trùng bằng Chlorin và lưu giữ ít nhất 4 ngày trước khi tháo đi. Toàn bộ nước từ ao đã thu hoạch cần được tháo vào ao xử lý và bất cứ phế liệu nào cũng đều phải chôn vùi hoặc đốt. Người thu hoạch tôm phải thay quần áo và tắm ở nơi mà nước sẽ được dẫn vào ao xử lý. Quần áo của người thu hoạch cần xếp vào trùng riêng để gửi đi khử trùng và giặt là. Các thiết bị, xe cộ, giày dép và phía ngoài các thùng đựng tôm phải tháo ra ao xử lý. Nhà máy chế biến cần được thông báo về những lô tôm có bệnh đốm trắng và các biện pháp thích hợp cần được tiến hành trong nhà máy để tránh sự lây truyền bệnh qua các thùng vận chuyển và phế thải chế biến, cần ngăn chặn việc đưa tôm sống từ vùng có dịch virus đốm trắng cục bộ tới những vùng chưa hề có bệnh hoặc những vùng được coi là sạch bệnh.

7. Hội chứng Taura

7.1Tác nhân gây bệnh

Hội chứng Taura gây ra bởi virus hội chứng Taura (TSV), nó tạm thời được xếp vào họ Picomaviridae dựa trên hình thái học của nó.

7.2Vật chủ

Virus hội chứng taura gây bệnh ở nhiều loài tôm hư Mỹ. Loài mẫm cảm nhất là con tôm chân trắng Penaeus vanamei,

7.3Dấu hiệu bệnh lý

Hội chứng Taura đặc biệt gây hại cho hậu ấu trùng p.vanamei khoảng 14- 40 ngày sau khi thả vao ao nuôi hoặc bể nuôi tôm thịt, tuy nhiên ở các giai đoạn lớn hơn chúng cũng có thể lây nhiễm nặng. Hội chứng Taura được chia thành 3 giai đoạn khá rỏ: (1) Giai đoạn cấp tính, ở giai đoạn này phân lớn tôm bị chết; (2) Giai đoạn chuyển tiếp ngắn; (3) Giai đoạn mãn tính của vật mang bệnh. Ở giai đoạn cấp tính

biểu mô cutin bị tác động mạnh nhất. Ở giai đoạn mãn tính, cơ quan bạch huyết là nơi có ưu thế bị bệnh. Ở giai đoạn bị bệnh cấp tính tôm p.vanamei có tỷ lệ chết cao (40-90%). Những tôm sống sót của giai đoạn cấp tính sẻ chuyển qua một giai đoạn chuyển tiếp ngắn rồi chuyển sang giai đoạn mãn tính và có thể sống sót. Giai đoạn cận lâm sàng của việc nhiễm bệnh này được coi là có tham gia vào việc lan truyền bệnh qua vật mang virus Taura sống.

7.4Các kiểu lan truyền bệnh

Tôm sống sót qua giai đoạn cấp tính và giai đoạn chuyển tiếp của hội chứng Taura có thể duỵ trì lây nhiễm cận lâm sàng mãn tính ở cơ quan bạch huyết trong thời gian sổng còn lại. Những con tôm này có thể lan truyền virus theo phương nằm ngang đối với các tôm khác nhạy cảm với bệnh. Sự lan truyền theo phương thẳng đứng cũng có thể diễn ra.

Ngoài ra, việc di chuyển các vật mang virus hội chứng Taura, các côn trùng thuỷ sinh,chim biển cũng tham gia vào việc lây truyền.

7.5Các biện pháp kiểm soát bệnh

Khả năng loại trừ bệnh phụ thuộc vào việc loại bỏ hoàn toàn nguồn tôm lây nhiễm, việc tiệt trùng cơ sở nuôi, tránh tái nhiễm virus (từ các thiết bị nuôi gần đó, tôm tự nhiên hoặc các vật mang bệnh cận lâm sàng...) và thả lại tôm giống mới sạch virus hội chứng Taura từ nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh virus hội chứng Taura.

8. Hội chứng tôm chết sớm (EMS)

Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS) hay còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic necrosis syndrome - AHPNS) làm cho cả tôm sú lẫn tôm thẻ chết hàng loạt. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở miền nam Trung Quốc năm 2009 và lan rộng đến các nước ASEAN như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan… Bệnh này làm thiệt hại cho ngành nuôi tôm thế giới hàng tỉ USD mỗi năm.

Hình 7: Gan tôm khỏe mạnh Hình 8: Gan tôm bị bệnh

dịch bệnh:

Làm tốt công tác cải tạo ao, thực hiện đúng qui trình cải tạo theo 3 bước : cải tạo bằng cơ học, hóa học và sinh học.

- Chọn giống tốt, giống có kiểm dịch - Thả giống với mật độ vừa phải

- Trong quá trình nuôi hạn chế tôm bị shock, mất tảo…

Thức ăn cho tôm nên thường xuyên trộn men tiêu hóa (men có lợi đường ruột): Mục đích hỗ trợ tôm tiêu hóa thức ăn công nghiệp và đưa vào đường ruột tôm một lượng lớn vi khuẩn có lợi, cạnh tranh lấn át vi khuẩn có hại (theo qui luật cạnh tranh sinh tồn) để tôm ít bị bệnh.

Sau 2 tuần nuôi ngoài việc dùng men tiêu hóa cho tôm ăn, dùng thêm sản phẩm bổ gan tôm ăn ngày 2 lần: Mục đích bảo vệ tế bào gan tôm.

Sau 3 tuần thả tôm: Bổ sung thêm BIO-ACTIVIT for Shrimp cho tôm ăn ngày 2 cữ: giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho tôm.

Sau 4 tuần diệt khuẩn nguồn nước ao nuôi lần thứ nhất: mục đích giảm mật độ vi khuẩn có hại có trong nguồn nước. Diệt khuẩn lần 2 cách lần thứ nhất 2 tuần.

Sau 1 tháng nuôi: tạt khoáng BIO-PREMIX 22 for Shrimp hoặc BIO-SHRIMP PREMIX, liều 1kg/1000m3 nước.

8.2 Điều trị bệnh EMS

Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi xảy ra dịch bệnh, nhanh chóng lấy mẫu phân tích nếu phát hiện có sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ở mật độ cao trong ruột, thì phải điều trị ngay.

Tiến hành điều trị theo 4 bước như sau

Bước 1 : Tăng cường oxygen cho tôm trong ao luôn >=4mg/l, bằng cách tăng cường quạt nước, máy sục khí.

Ngưng cho tôm ăn men tiêu hóa. Dùng kháng sinh đặc trị: BIO-SULTRIM 48% for Shimp liều 5ml/kg thức ăn hoặc BIO-OXYTETRA for Aquaculture liều 4 g/1kg thức ăn, cho tôm ăn liên tục ngày 2 cữ sáng chiều, ăn trong 5 ngày.

Bước 2 : Sau khi dùng kháng sinh: trộn men tiêu hóa để cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột và chất giải độc gan giúp tôm mau hồi phục bệnh.

Bước 3: Diệt khuẩn nguồn nước ao nuôi; Mục đích giảm mật độ vi khuẩn gây bệnh có trong nguồn nước.

Bước 4: Sau khi diệt khuẩn 2 ngày, sử dụng vi sinh xử lý đáy ao để làm sạch nguồn nước ao nuôi tôm

LỜI NÓI ĐẦU...2

PHẦN I...3

SƠ LƯỢC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CHÂN TRẮNG...3

1.Phân bố...3

PHẦN II...4

KỸ THUẬT NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG...4

3. Chuẩn bị ao nuôi...6

3.6. Chuẩn bị nước...9

4.Chọn giống và thả giống...11

5.1 Cho ăn bằng phương pháp thủ công. ...12

Tổng lượng thức ăn đã sử dụng...13

Bệnh:...19

Chu kỳ lột vỏ...20

Nhiệt độ...20

6.Chăm sóc quản lý...20

Một phần của tài liệu Tài liều đào tạo Nghề Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w