Độc quyền nhóm trong ngành bảo hiểm

Một phần của tài liệu Thị trường độc quyền nhóm (Trang 30 - 33)

Hiện tượng độc quyền nhóm trong ngành bảo hiểm được thể hiện ở chỗ chỉ có một vài tập đoàn lớn làm bảo hiểm ở nước ta, nhưng lại có một thị trường để bán bảo hiểm rất tiềm năng, vẫn còn một khối lượng lớn người dân vẫn chưa tham gia mua bảo hiểm.

Năm 1976, khi hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, công ty được chuyển thành chi nhánh của công ty bảo hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ này, Bảo Việt là công ty duy nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch toán kế toán kinh tế thống nhất toàn ngành. Công ty trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ Tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm Nhà nước và trực tiếp tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm trong cả nước. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam, Bảo Việt độc quyền

kinh doanh bảo hiểm nên các sản phẩm của Bảo Việt chưa đa dạng, chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với khoảng 20 sản phẩm bảo hiểm.

Ngày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặc dù vậy, phải từ sau năm 1995, một loạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra đời: Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO... và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC, VIA,...

Tại Việt Nam, các tổ chức kinh doanh bảo hiểm như:

* Các công ty kinh doanh bảo hiểm theo luật kinh doanh bảo hiểm

- Doanh nghiệp nhà nước (bao gồm: công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh), Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI))

- Công ty cổ phần (bao gồm: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI), Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long))

- Công ty liên doanh (bao gồm: Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – CMG, Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế (VIA), Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc (BIDV - QBE), Công ty bảo hiểm liên hợp (United Insurance Company of Vietnam - UIC), Công ty TNHH bảo hiểm Samsung - Vina, Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Châu Á - Ngân hàng Công thương (IAI)

- Công ty 100% vốn nước ngoài (bao gồm: Công ty TNHH bảo hiểm Prudential, Công ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA), Công ty TNHH bảo hiểm Manulife, Công ty TNHH bảo hiểm Allianz, Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam

- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ * Tổ chức tái bảo hiểm

* Các tổ chức trung gian bảo hiểm * Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (AIV)

Nếu như trước năm 1993, ở nước ta chỉ có Bảo Việt độc quyền kinh doanh, hoạt động dưới hình thức bao cấp thì đến hết năm 2002 đã có tới 23 doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình sở hữu tham gia kinh doanh: các doanh nghiệp nhà nước là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và VINARE; các công ty cổ phần PJICO, PTI, Bảo Long; các doanh nghiệp liên doanh Bảo

Minh - CMG, VIA, UIC, IAI, BIDV-QBE, Samsung - Vina và 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài gồm: Prudential, AIA, Manulife, Alianz, Groupama cùng với 5 công ty môi giới bảo hiểm: AIB, Đại Việt, Gras Savoye... Bên cạnh đó, sự hiện diện của hơn 40 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài có uy tín càng đẩy mạnh sự phát triển của ngành bảo hiểm.

Mạng lưới đại lý bảo hiểm được mở rộng và đã dần phủ kín toàn quốc. Bảo Việt đã có hệ thống đơn vị thành viên ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước gồm 61 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 56 công ty bảo hiểm nhân thọ, 5 chi nhánh bảo hiểm nhân thọ, 1 trung tâm đào tạo... với gần 5.000 nhân viên, trên 18.000 đại lý và cộng tác viên hoạt động trên khắp mọi miền đất nước. Riêng công ty Bảo Việt cũng thời gian qua đã góp vốn vào thành lập nên 15 công ty cổ phần lớn, trong đó có các công ty như Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu...

Sự xuất hiện của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một môi trường cạnh tranh đầy tính tích cực. Sự cạnh tranh quyết liệt đã khiến các công ty phải giảm phí, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm. Các công ty đều phải có chiến lược cụ thể và lâu dài vì giờ đây, khách hàng đã có nhiều lựa chọn.

Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hiện tỏ ra vượt trội về nhiều mặt, đặc biệt là có ưu thế về kinh nghiệm, uy tín, khả năng phát triển hệ thống đại lý, mở rộng thị trường... Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vốn chưa quen với việc môi trường cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường đã sử dụng nhiều biện pháp không lành mạnh như dùng mệnh lệnh hành chính để tác động đến thị trường, gây bất bình đẳng trong cạnh tranh và đi ngược lại những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, tình trạng đưa thông tin sai lệch gây tổn hại đến hình ảnh của đối thủ cạnh tranh nhằm lôi kéo khách hàng cũng thường xuyên xảy ra.

Hiện tượng "độc quyền công ty" hiện nay cũng diễn ra phổ biến với sự tham gia của các công ty cổ phần bảo hiểm. Hầu hết các cổ đông thành lập nên các công ty cổ phần bảo hiểm là các doanh nghiệp nhà nước đang nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế như: xăng dầu, dầu khí, bưu điện... Điều này dẫn tới một thực tế là các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc ngành, thuộc tổng công ty có cổ phần ở công ty bảo hiểm nào sẽ phải mua bảo

Tổng công ty đường sắt Việt Nam là cổ đông của PJICO. Tình trạng này sẽ khiến các công ty bảo hiểm ỷ lại, không chịu khó tìm kiếm thêm thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hiện nay, các công ty bảo hiểm đều có mối quan hệ hợp tác bảo hiểm và tái bảo hiểm với các tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới như: Commercial Union, Tokyo Marine, Yasuda, Sedgwich, Willis Corroon, Munich Re, Swiss Re... Bộ Tài Chính cũng không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý bảo hiểm của EU, ASEAN, từ đó, từng bước chuẩn hóa môi trường kinh doanh bảo hiểm để phù hợp với tình hình chung của khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Thị trường độc quyền nhóm (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w