PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỀN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY Lực MIKE 11 VÀ KOD TÍNH TOÁN THỦY LỰC CHO HỆ THỐNG THỦY LỢI CẦU SẬP, TỈNH BẾN TRE (Trang 47 - 48)

16)Chọn loại móng

Theo báo cáo địa chất công trình và qua kết quả tính toán phần trên, lớp đất phía trên của nền công trình tương đối yếu không đảm bảo khả năng chịu tải. Do đó cần phải truyền áp lực từ công trình đến các lớp đất chặt hơn, cụ thể là lớp thứ 2 ở độ sâu -14m.

Trong trường hợp này biện pháp tối ưu nhất là dùng móng cọc – có thể coi là biện pháp xử lý nền dưới sâu do có khả năng tiếp thu tải trọng lớn và tiết kiệm do giảm khối lượng đào đắp đất. Ngoài ra việc sử dụng móng cọc rất thích hợp khi xây dựng trong nền đất yếu có sức chịu tải nhỏ, mực nước ngầm dưới đất cao.

Móng cọc có các ưu điểm nổi bật sau :

− Giảm khối lượng làm đất, tận dụng được lớp đất nền cũ và tiết kiệm vật liệu làm móng.

− Dễ dàng cơ giới hóa trong việc thi công.

− Có thể giảm chênh lệch về lún khi dùng ở những bộ phận chịu tải trọng lớn hoặc tại những chỗ đất yếu.

17)Chọn loại cọc

♦ Đối với móng cọc, có rất nhiều loại cọc có phạm vi sử dụng và ưu nhược điểm riêng ví dụ như :

− Cọc đóng bêtông cốt thép và gỗ

− Cọc nhồi bêtông và bêtông cốt thép

− Cọc ống bêtông cốt thép

− Cọc xoắn với thân cọc bằng thép hoặc bêtông cốt thép…

Với các loại cọc khác nhau trong môi trường đất nơi hạ cọc có thể có những biến đổi khác nhau. Việc lựa chọn loại cọc hợp lý cũng góp phần vào độ ổn định của công trình.

Đất nền công trình KH9Đ thuộc loại đất sét dẻo mềm không thích hợp với một số loại cọc như cọc nhồi đầm nện hay cọc khoan nhồi, … Tuy nhiên, cọc đóng bằng bêtông cốt thép lại có thể sử dụng trong bất kỳ loại đất nào cho phép thực hiện hạ cọc bằng búa (xung kích) hay bằng máy đóng cọc. Do vậy lựa chọn cọc đóng bằng bêtông cốt thép là hợp lý.

♦ Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất của đất dưới chân cọc, cọc được phân thành cọc chống và cọc treo.

Những cọc được hạ vào đất có thể nén ép được và chân cọc cũng được tì vào đất có thể nén ép được gọi là cọc treo. Cát, á cát, á sét thuộc loại đất có thể nén ép được. Lớp thứ 2 của nền công trình cũng thuộc loại này và có độ dày rất sâu nên dùng cọc treo là thích hợp nhất.

♦ Kết luận : Sau khi cân nhắc các mặt, em chọn loại cọc treo đóng bằng bêtông cốt thép chế tạo sẵn để gia tăng sức chịu tải của nền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY Lực MIKE 11 VÀ KOD TÍNH TOÁN THỦY LỰC CHO HỆ THỐNG THỦY LỢI CẦU SẬP, TỈNH BẾN TRE (Trang 47 - 48)