-
6. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng quản lý tài chính của Đài truyền hình TP.Hồ Chí Minh
2.2.1. Các nguồn lực tài chính của Đài truyền hình TP.Hồ Chí Minh
- NSNN là khâu tài chính tập trung lớn nhất trong hệ thống tài chính cơ quan nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước. Đài là cơ quan hành chính sự nghiệp có thu, nguồn thu từ NSNN cấp Đài còn ngày càng giảm và chỉ còn cấp cho những dự án còn chưa giải ngân. Hiện nay, Đài hoạt động như một doanh nghiệp nên nguồn lực tài chính NSNN trong vài năm tới sẽ khơng cịn. Đây cũng là một hạn chế của Đài trong nguồn vốn đầu tư phát triển của Đài cũng như phát triển các chương trình truyền hình.
- Trong cơ cấu nguồn tài chính của Đài Truyền hình TPHCM, nguồn thu sự nghiệp giữ vai trị chủ đạo và quyết định đối với các nguồn kinh phí khác, là nguồn tài chính chủ yếu cho đầu tư chiều sâu phát triển các chương trình truyền hình, xây dựng cơ bản, trang thiết bị và các khoản chi thường xuyên của Đài Truyền hình TPHCM và đều tăng với tốc độ cao, đặc biệt ngay khi chuyển sang cơ chế tự chủ.
Bên cạnh đó, Trung tâm dịch vụ còn được giao hoạt động kinh doanh các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực quảng cáo, truyền hình như: sản xuất các chương
trình quảng cáo, khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng như dịch vụ về sử dụng các đầu số dự đốn kết quả trên truyền hình, tổ chức các sự kiện ca múa nhạc, khai thác, mua bán các chương trình truyền hình trong và ngồi nước. Trong những năm qua, Lãnh đạo Đài Truyền hình TPHCM cũng đã mạnh gian giao cơ chế khoán thu - khoán chi cho Trung tâm Quảng cáo theo hình thức tỷ lệ chi, tỷ lệ tiền lương gắn với doanh thu và cũng đã giao cho Trung tâm một số cơ chế chủ động trong việc tìm kiếm mua các chương trình truyền hình có nội dung hay, chất lượng một mặt vừa thỏa mãn nhu cầu của khán giả xem truyền hình, mặt khác qua đó thu hút các khách hàng quảng cáo vào các chương trình đó. Ngồi ra Trung tâm cũng được chủ động trong việc xây dựng bảng giá quảng cáo, dịch vụ... tham gia vào việc sắp xếp khung chương trình của Đài Truyền hình TPHCM để vừa đảm bảo khoa học nhưng lại mang lại những lợi thế cạnh tranh trong việc lôi kéo khách hàng quảng cáo so với các đơn vị truyền hình khác.
Trung tâm truyền hình cáp cũng là một đơn vị tạo nguồn thu không nhỏ cho Đài với các khoản thu từ dịch vụ quảng cáo trên truyền hình cáp, thu sử dụng dịch vụ cáp, dịch vụ đầu tư và vệ tinh,…
Từ năm 2005 đến nay, với định hướng Xã hội hóa, Đài Truyền hình TPHCM đã khuyến khích các đơn vị bên ngồi tham gia vào q trình sản xuất chương trình truyền hình trong các khâu sản xuất, hình thành tác phẩm chương trình. Với chủ trương đúng đắn này, các chương trình truyền hình đã được đa dạng hố, có chất lượng cao hơn, chuyên nghiệp và hiện đại hơn nhờ có sự đầu tư cả về vật chất, chất xám và phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội. Việc sản xuất các chương trình truyền hình đi theo hướng chun mơn hóa, chất lượng và năng suất cao hơn, qua đó Đài đã tiết kiệm được rất nhiều các khoản chi, đồng thời làm tăng nguồn thu cho Đài. Tuy nhiên do chưa có cơ chế rõ ràng trong xu hướng này nên vấn đề quản lý lại đang rơi vào thế bị động. Trong khâu tổ chức thực hiện không đưa ra được những phương thức hợp tác phù hợp, mỗi đơn vị một kiểu, vẫn tiếp nhận sự tham gia của các đơn vị bên ngoài, nhưng cách thức hợp tác của từng đơn vị lại chưa có quy chế thống nhất nên dẫn đến tình trạng trơng chờ lẫn nhau làm ảnh hưởng đến quyền lợi
của các đối tác, sự chần chừ, bị động làm nảy sinh hàng loạt vấn đề trong công tác quản lý và quy hoạch phát triển, làm giảm hiệu qủa của một chủ trương hồn tồn tích cực.
- Vay tín dụng thương mại, đối với các doanh nghiệp thì đây là nguồn vốn quan trọng hơn rất nhiều, vì nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh rất lớn và vốn tự có khơng đủ để đáp ứng. Nhất là hiện nay, cạnh tranh gay gắt và có tính tồn cầu, các doanh nghiệp buộc phải đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ... mới có thể đứng vững trong cạnh tranh. Hiện nay, Đài khơng cịn phụ thuộc vào nguồn NSNN cấp, và Đài đang cung cấp các dịch vụ chương trình truyền hình. Lĩnh vực truyền hình khán giả ngày càng địi hỏi cao khơng chỉ về chất lượng hình ảnh, âm thanh mà cịn cả về nội dung chương trình. Vì vậy, nguồn tài chính này cũng là một nguồn lực được lãnh đạo Đài quan tâm đến để cạnh tranh phát triển với các đơn vị truyền hình khác.
- Về liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp: Tại Nghị định số 43/2006/NĐ - CP quy định các đơn vị sự nghiệp được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật; tuy nhiên Đài cũng chưa có hướng dẫn cụ thể thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ, nên các đơn vị sự nghiệp trong Đài triển khai còn lúng túng chưa thống nhất. Tuy nhiên, số liệu thực tế đã phản ánh thực trạng trong các năm qua HTV vẫn chưa chú trọng đến nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần nhằm khai thác các nguồn thu khác lợi thế thương hiệu của một Đài truyền hình Tp.HCM.