Một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh

Một phần của tài liệu NGVH: Chiến dịch COOL JAPAN và cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh (Trang 27)

mạnh cho Việt Nam

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia châu Á có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo và cùng chịu ảnh hưởng chung của dịng văn hóa phương Đơng, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Tìm hiểu, nghiên cứu về chính sách ngoại giao nói chung và chiến lược xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước nói riêng của Nhật Bản sẽ cung cấp những bài học kinh nghiệm tham khảo hết sức quý báu, hữu ích đối với Việt Nam trong quá trình phát triển.

Trên thực tế, tại Việt Nam, những khía cạnh văn hóa như nghệ thuật múa rối nước, vẻ đẹp thướt tha của tà áo dài truyền thống, nhã nhạc cung đình Huế, sự hùng vĩ của thiên nhiên Việt Nam, hình ảnh đất nước thanh bình với người dân đơn hậu, cần cù… chưa được chúng ta xem như điểm mạnh của sức mạnh mềm để phát huy. Cùng ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, Việt Nam cần chú trọng tới ngoại giao văn hóa bởi nó đóng vai trị quảng bá hình ảnh của đất nước. Mặc dù Việt Nam cũng có một số chiến lược để quảng bá hình ảnh đất nước, ví dụ như thơng qua các cuộc thi sắc

30 Doãn Hải Thư (2019), Luận văn thạc sĩ : Ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản (Manga) đối với giới trẻ Việt

Nam, link: https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/70335/1/00050010162.pdf (ngày truy cập:

đẹp trên đấu trường quốc tế để quảng bá về trang phục truyền thống – áo dài, nhưng chưa có một chiến lược cụ thể nào sử dụng những phương tiện đặc thù như Manga để phát huy những khía cạnh văn hóa này trên trường quốc tế, mặc dù truyện tranh Việt Nam cũng có thể trở thành một phương tiện tiềm năng. Và kể cả có sử dụng những phương tiện khác để truyền bá hình ảnh, Việt Nam cần lựa chọn khéo léo yếu tố văn hóa phù hợp để quảng bá, cũng như hoạch định chiến lược quảng bá đúng đắn và hợp lý. Một số kiến nghị cho việc nâng cao khả năng chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh cho Chính phủ Việt Nam như sau:

1. Lựa chọn nguồn lực mềm văn hóa phù hợp

Thứ nhất, vấn đề lựa chọn và sử dụng nguồn lực mềm văn hóa phải gắn với các

cấp độ ưu tiên khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tiễn (bản sắc văn hóa, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể…) để thực hiện mục tiêu cụ thể và mục tiêu dài hạn nhằm phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam có thể chuyển hóa được các nguồn tài nguyên di sản phi vật

thể và vật thể dày đặc và hấp dẫn thông qua hoạt động du lịch nhằm thu hút du lịch, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để tạo q trình chuyển hóa này đạt hiệu quả cao nhất, Việt Nam cần hình thành cơ chế liên kết, chuyển hóa nguồn lực thành sức hấp dẫn du lịch thông qua sự phát triển của các ngành cơng nghiệp văn hóa. Đây là lựa chọn chuyển hóa phù hợp cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vốn bị hạn chế về nguồn tài nguyên cứng, nhưng sẵn có một nguồn lực mềm văn hóa đầy tiềm năng là các di sản phi vật thể và vật thể vô cùng hấp dẫn.

Thứ ba, Việt Nam cần phải tạo ra sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các kênh

ngoại giao văn hóa, truyền thơng, các ngành cơng nghiệp văn hóa (đặc biệt là du lịch văn hóa, ẩm thực, thủ cơng mỹ nghệ) để tạo nên cơ chế chuyển hóa nguồn lực thành sức mạnh mềm hiệu quả.

2. Học hỏi kinh nghiệm đưa văn hóa lan tỏa ra thế giới từ Nhật Bản

Việt Nam, trong q trình hoạch định chiến lược đưa văn hóa nước nhà lan tỏa trên trường quốc tế, cũng có thể học hỏi kinh nghiệm từ q trình chuyển hóa văn hóa

manga thành sức mạnh của Nhật Bản theo ba bước:

Thứ nhất, cần hoạch định một chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia sâu rộng,

với những mục tiêu cụ thể, được kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ với các bộ, ban, ngành, các cấp, từ trung ương tới địa phương.

Thứ hai, trước khi quảng bá hình ảnh quốc gia đến nước khác, cần tìm hiểu kỹ

văn hóa, phong tục tập qn của quốc gia đó, trên cơ sở hiểu rõ, nắm chắc thế mạnh của đất nước mình, từ đó nhấn mạnh những yếu tố tương đồng, phù hợp với nước bạn, song vẫn bảo đảm những giá trị đặc trưng của quốc gia.

Thứ ba, biết kết hợp một cách hài hòa, tinh tế giữa những yếu tố, những giá trị

truyền thống với phong cách và trào lưu hiện đại.

Và cuối cùng, Việt Nam cần chủ động hội nhập quốc tế, sử dụng tồn cầu hóa

và các phương tiện truyền thông quốc tế để lan tỏa văn hóa đất nước trên trường quốc tế. Một số cách Việt Nam có thể áp dụng như mở rộng giao lưu, hợp tác văn hóa với

các nước, đa dạng hóa các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu; Chọn lọc, tiếp thu kinh nghiệm tốt, phù hợp của các nước trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của tồn cầu hóa về văn hóa.

3. Xây dựng chiến lược tổng thể quốc gia về phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam Việt Nam

Sau khi đã có sự nghiên cứu, lựa chọn nguồn lực cũng như cách thức truyền bá, Chính phủ Việt Nam có thể xây dựng Chiến lược tổng thể quốc gia về phát huy sức

mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đồng thời chỉ đạo các bộ, ban, ngành tiến hành triển khai, đẩy mạnh trong thực tiễn việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược này là xây dựng cơ chế chuyển hóa nguồn tài nguyên mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam nhằm: 1) Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ chủ quyền văn hóa; 2) Xây dựng thương hiệu văn hóa quốc gia; 3) Gia tăng sức hấp dẫn văn hóa; 4) Thu hút thế giới đến với Việt Nam; 5) Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới; 6) Nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia của các ngành cơng nghiệp văn hóa; 8) Nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, vị thế quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế.

Để đạt được các mục tiêu chiến lược nêu trên, Việt Nam cần phải bắt đầu với sự tính tốn rõ ràng về các nguồn lực tài nguyên mềm văn hóa có sẵn và hiểu biết về chúng ở các cấp độ ưu tiên khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tiễn, từ đó đi đến quyết định lựa chọn nguồn lực nào vào các kênh truyền dẫn ra sao cho phù hợp nhằm tạo nên sự chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam trong tầm nhìn ngắn hạn hoặc dài hạn. Đây là bước đo lường đầu tiên mà hầu hết các chính phủ đều gặp khó khăn và Việt Nam khơng phải ngoại lệ.

KẾT LUẬN

Trong cuộc cạnh tranh sức mạnh giữa các nước trên trường quốc tế, “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm” sẽ tiếp tục được các quốc gia sử dụng với liều lượng khác nhau, tùy theo đối tượng, bối cảnh cụ thể và mục tiêu cần đạt được. Tuy nhiên, với xu thế phát triển chung và trình độ văn minh ngày càng cao, “sức mạnh mềm”, đặc biệt là sức mạnh mềm văn hóa ln là sự lựa chọn ưu tiên của mỗi quốc gia để tồn tại và phát huy vị trí của mình trong một trật tự thế giới không ngừng thay đổi. Bởi sức mạnh mềm là một sức mạnh thuyết phục, không phải áp chế hay mua chuộc mà dựa trên sự trao đổi, tăng cường giao lưu để thông hiểu lẫn nhau.

Nhận ra được tầm quan trọng của sức mạnh mềm cũng như tầm quan trọng của yếu tố văn hóa, chính phủ Nhật Bản đã thành cơng đưa ra chiến lược “Cool Japan” với thế mạnh là yếu tố văn hóa manga – truyện tranh Nhật Bản để xây dựng hình ảnh đất nước Nhật Bản tốt đẹp trong con mắt cơng chúng quốc tế. Những cơ chế chuyển hóa văn hóa manga thành sức mạnh mà Nhật Bản đã xây dựng trong chiến lược “Cool Japan” được chỉ rõ trong bài nghiên cứu, mà qua đó Việt Nam, với một nền văn hóa lâu đời với những giá trị đặc sắc rất thuận lợi có thể học hỏi để phát huy sức mạnh mềm văn hóa một cách tồn diện, tận dụng những tiềm năng vốn có để nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh của thế kỷ XXI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phần 1: Sách tham khảo

1. Chu Bích Thu (Chủ biên) (2016), “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Đông Phương, Hà Nội.

2. PSG.TS. Hoàng Khắc Nam (2011), “Quyền lực trong quan hệ quốc tế”, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

3. PGS.TS. Phạm Thái Việt (Chủ biên), Th.S Lý Thị Hải Yến (2012), “Ngoại giao

văn hóa: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tế và ứng dụng”, NXB Chính Trị -

Hành chính Hà Nội.

4. Joseph Nye (2004), “Soft Power: The Means to success in World Politics”, Public Affairs, New York.

5. Claude Blanchemaison (2016), “Những năm tháng làm đại sứ tại Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.

6. Giulio M. Gallarotti (2011), “Soft Power: What it is? Why it is important, and

the Conditions under which can be effectively used”, Journal of Political Power.

Phần 2: Các bài báo online

1. Võ Trung Dung (2012), “Trung quốc thực hiện “quyền lực mềm” ở Châu Âu”, Báo Tuổi Trẻ Online, link: https://tuoitre.vn/trung-quoc-thuc-hien-quyen-luc- mem-o-chau-au-509492.htm (ngày truy cập: 3/6/2021)

2. Alan H.Yang, Michael Hsiao, “Viện Khổng Tử và chánh sách ngoại giao quyền

lực mềm của Trung Quốc”, http://nghiencuuquocte.org/, link:

http://nghiencuuquocte.org/forums/topic/vien-khong-tu-va-van-de-chanh-sach- ngoai-giao-quyen-luc-mem-cua-trung-quoc/ (ngày truy cập: 3/6/2021)

3. Ths. NCS Đỗ Thanh Vân, Luận văn: “Viện Khổng Tử và ngoại giao văn hóa

Trung Quốc: nhìn từ góc độ bên tiếp nhận”, link:

http://repository.ulis.vnu.edu.vn/bitstream/ULIS_123456789/583/1/%C4%90% E1%BB%97%20Thanh%20V%C3%A2n.pdf (ngày truy cập: 3/6/2021)

4. Alan H.Yang, Michael Hsiao, “Viện Khổng Tử và chánh sách ngoại giao quyền

http://nghiencuuquocte.org/forums/topic/vien-khong-tu-va-van-de-chanh-sach- ngoai-giao-quyen-luc-mem-cua-trung-quoc/ (ngày truy cập: 3/6/2021)

5. Nguyễn Hồng Dương (2019), “Lịch sử hình thành và phát triển của truyện

tranh Nhật Bản (manga)”, The Book Hunter, link:

https://bookhunterclub.com/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-truyen-tranh- nhat-ban-manga/ (ngày truy cập: 4/6/2021)

6. Trần Diệu Anh (2015), Báo cáo nghiên cứu khoa học: “Manga-Anime – nguồn

sức mạnh mềm to lớn của Nhật Bản”, http://dongphuonghoc.org/, link:

http://dongphuonghoc.org/article/233/bao-cao-nckhsv-manga-anime-nguon-suc- manh-mem-to-lon-cua-nhat-ban.html (ngày truy cập: 4/6/2021)

7. “7 đức tính cao quý của một võ sĩ đạo Nhật Bản”, 2019, libro.vn, link:

http://redsvn.net/7-duc-tinh-cao-quy-cua-mot-vo-si-dao-nhat-ban2/ (ngày truy cập: 4/6/2021)

8. “Hakuouki Shinsengumi Kitan”, Wikipedia Tiếng Việt, link:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hakuouki:_Shinsengumi_Kitan (ngày truy cập: 4/6/2021)

9. Y Nguyên (2008), “Truyện tranh đọc ngược, cú “va chạm” văn hóa, Báo Thanh Niên”, link: https://thanhnien.vn/van-hoa/truyen-tranh-doc-nguoc-cu-va-cham- van-hoa-201361.html (ngày truy cập: 4/6/2021)

10. TS. Hoàng Minh Lợi (2013), “Những thành quả và hạn chế của chính sách về

quyền lực mềm tại Nhật Bản”, http://cjs.inas.gov.vn/, link:

http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=739 (ngày truy cập: 5/6/2021)

11. “Japan looks to manga comics to rescue ailing economy”, 2009, The Guardian,

link: https://www.theguardian.com/world/2009/apr/10/japan-manga-anime- recession (ngày truy cập: 5/6/2021)

12. Doãn Hải Thư (2019), Luận văn thạc sĩ : “Ảnh hưởng của truyện tranh Nhật

Bản (Manga) đối với giới trẻ Việt Nam”, link:

https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/70335/1/00050010162.pdf (ngày truy cập: 5/6/2021)

Một phần của tài liệu NGVH: Chiến dịch COOL JAPAN và cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)