.1 Dòng vốn FPI vào TTCK Việt Nam qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 42)

đoạn

phát triển

Hành lang pháp lý Quy mô TTCK Tham gia của Nhà ĐTNN

Giai đoạn sơ khởi (2000 – 2005) - Ngày 11-7-1998 Chính phủ ký Nghị định số 48/CP chính thức khai sinh TTCK Việt Nam. Cùng ngày, chính phủ ký quyết định 127/1998/QĐ- TTg thành lập TTGDCK đặt tại TP.HCM và Hà Nội

- Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ, nhà ĐTNN được nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đã phát hành niêm yết trên TTCK của một công ty niêm yết.

- Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ nâng tỷ lệ này từ 20% lên 30%, ngang bằng với tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN trong các DN Việt Nam.

- Trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000, hai cổ phiếu được đưa vào giao dịch là REE và SAM và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Tổng giá trị niêm yết 270 tỷ đồng với 6 công ty niêm yết - Số lượng công ty niêm yết tăng

từ 5 (năm 2000) lên 26 (năm 2004)

- Mức vốn hóa thị trường tăng từ 0.24% (năm 2000) lên 0.55%GDP (năm 2004)

- Số lượng nhà đầu tư tăng gấp 10 lần

- VN-Index lên tới đỉnh điểm 571,04 điểm tại phiên giao dịch thứ 137 ngày 26/06/2001 và rớt xuống điểm đáy 130,09 điểm ngày 24/10/2003, sau đó rơi vào giai đoạn trầm lắng đến gần

- Tài khoản giao dịch: tăng từ 45 (năm 2001) lên 203 (năm 2004)

- Có thêm 6 quỹ ĐTNN mới được thành lập (Indochina Capital, Mekong Capital, Mekong Enterprise Fund, Vina Capital, Vietnam Opportunity Fund, IDG Ventures Vietnam).

Giai đoạn bùng nổ & đột phá (2006 – 2007)

với công ty niêm yết tại Sở GDCK (80 tỷ), Công ty niêm yết tại TTGDCK (10 tỷ), CTCK (300 tỷ)

- Luật CK có hiệu lực từ 01.01.2007

- Chỉ thị 03 ngày 28/5/2007 của

NHNN khống chế cho vay đầu tư CK 3%

- Luật Thuế thu nhập cá nhân được thông qua. Lần đầu tiên thu nhập từ đầu tư CK được đưa vào diện chịu thuế

- Quyết định 128/QĐ-TTg TTg điều

chỉnh kế hoạch định lượng về phát triển TTCK đến năm 2010

với cuối năm 2000.

- Cuối năm 2005, số lượng cổ phiếu giao dịch tăng lên 33 với tổng giá trị thị trường của các CK niêm yết và đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 47.478 tỷ đồng, tương đương 6,1% GDP, trong đó cổ phiếu chiếm 1,2% GDP, trái phiếu chiếm 4,9% GDP.

- Số cơng ty niêm yết tính trên cả 2 sàn HOSE và HNX: 250 - Tỷ lệ vốn hóa thị trường đạt 1.11%/GDP năm 2005 và tăng vượt bậc 43.26%/ GDP năm 2007 trong năm 2006-2007

- Khi gia nhập WTO cuối năm 2006, Việt Nam đã thu hút được khoảng 500 triệu USD vốn FPI, bằng 1/3 tổng số vốn thu hút từ trước tính đến thời điểm đó. Năm 2007 đạt khoảng 5,7 tỷ USD (theo báo cáo của Ngân hàng ANZ - tập đoàn ngân hàng hữu hạn Úc và New Dilân)

- Đầu năm 2007 đã có khoảng 260 quỹ ĐTNN đầu tư vào TTCK Việt Nam với tổng giá trị danh mục đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD.

- Số lượng tài khoản của nhà ĐTNN: khoảng 5.568 tài khoản trong đó có 5.353 tài khoản cá nhân và 215 tài khoản tổ chức. Giai đoạn suy thoái – hậu suy thoái (2008 – - Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN

ngày 1/2/2008 về thắt chặt cho vay

CK

- Năm 2008, UBCKNN có 4 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả 2 sàn CK. Ngày 04.03.2008, chính phủ đã phải can thiệp bằng 19 nhóm giải

VN-Index giảm sâu, thị giá các cổ phiếu giảm mạnh, thậm chí thị giá của một số cổ phiếu cịn thấp hơn cả mệnh giá.

- 01.2008 – 06.2008: thị trường giảm mạnh do tác động từ bất ổn kinh tế vĩ mô.

- Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, dịng vốn chảy ra đã có dấu hiệu chững lại vào quý 1/2009, sau đó đảo chiều và duy trì dịng vào trong các quý sau.

- TTCK trầm lắng khiến bóng dáng nhà ĐTNN trở nên hiếm hoi. Tính đến thời điểm cuối năm 2010, giá trị CK Việt

- Tháng 12.2009, việc thắt chặt chính sách tiền tệ, hạn chế cho vay, nâng cao lãi suất cơ bản. Quý 1/2010, NHNN ban hành thông tư 07/2010- TT-NHNN, các tổ chức tín dụng

chính thức được áp dụng lãi suất thỏa thuận với các khoản vay trung dài hạn thay vì khống chế ở mức 150% lãi suất cơ bản như trước đây - Ngày 15/4/2009, Thủ tướng Chính

phủ ban hành Quyết định số

55/2009/QĐ-TTg nhằm thay thế

Quyết định 238/2005/QĐ-TTg quy định tỷ lệ tối đa được phép nắm giữ của nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam đối với cổ phần hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư đại chúng hoặc công ty đầu tư CK đại chúng tối đa là 49% trong tổng số cổ phần hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư trên vốn điều lệ của một công ty đầu tư CK đại chúng. Đối với trái phiếu, tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ của nhà ĐTNN với trái

lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu CP&CCQ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên. - 09.2008 – 12.2008: thị trường

trở lại chu kỳ giảm do tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu - Năm 2009: chỉ số CK bắt đầu

phục hồi

- Năm 2010: thị trường giảm sâu cả về khối lượng lẫn điểm số - Năm 2011: TTCK Việt Nam

tiếp tục “gồng mình trong cơn bão” khi liên tiếp chịu nhiều thông tin bất lợi về tỷ giá, lạm phát, giá vàng và một số mặt hàng chiến lược như điện, xăng dầu tăng… và bất ổn từ tình hình vĩ mơ thế giới (sóng thần Nhật Bản đầu năm 2011)

tài khoản của các tổ chức và quỹ đầu tư (chiếm 1,5% số nhà đầu tư tham gia TTCK Việt Nam), khối lượng giao dịch chiếm từ 20 -25%.

- Sự ảm đạm trong tâm lý đầu tư và dư luận về việc thối vốn của các quỹ nước ngồi trong thời gian tới do đến thời hạn đóng quỹ như Quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) thuộc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital, Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) do VinaCapital quản lý có thời hạn đến quý 3/2013; hay Quỹ đầu tư cân bằng Prudential cũng có thời hạn kết thúc vào giữa năm 2013

Qua bảng tóm tắt trên, có thể nhận thấy sự tham gia của nhà ĐTNN vào TTCK Việt Nam có nhiều biến động nhất từ năm 2005, đặc biệt khi TTCK chuyển sang giai đoạn bùng nổ - đột phá và khủng hoảng – hậu khủng hoảng. (xem thêm phụ lục 4). Phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét tầm ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến động thái của dòng vốn FPI vào TTCK qua các giai đoạn phát triển của thị trường.

2.2 Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FPI thông qua TTCK Việt Nam

Sự biến động dịng vốn FPI vào Việt Nam khơng nằm ngồi xu thế chung của dòng vốn tư nhân trên thế giới vào thị trường mới nổi qua các giai đoạn trước, trong và sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008. Sự biến động này phụ thuộc vào hai nhóm yếu tố chính:

- Yếu tố đẩy (yếu tố bên ngoài): lãi suất thế giới, hấp dẫn rủi ro toàn cầu… - Yếu tố kéo (yếu tố bên trong): quy mô và chất lượng TTCK, chất lượng định

chế tài chính, sự ổn định kinh tế vĩ mơ, tự do hóa thương mại và tiềm năng phát triển.

2.2.1 Đánh giá chung về bối cảnh kinh tế vĩ mơ tồn cầu (yếu tố đẩy)

Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới luôn trải qua nhiều biến động. Bắt đầu từ sự phá sản của WorldCom năm 2003, Mardoff với vụ lừa đảo lịch sử 65 tỷ USD năm 2005, và lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007, kéo theo sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 – 2008 khơng chỉ bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng Mỹ, mà đã ngấm ngầm từ rất lâu do sự mất cân đối thương mại và đầu tư vốn toàn cầu và sự phụ thuộc hoàn toàn của các quốc gia vào nguồn vốn nước ngoài để tài trợ thâm hụt thương mại. Do vậy, khi

khủng hoảng xảy ra, nguy cơ biến động và đảo chiều của dòng vốn ngoại là rất lớn, sẽ tác động trực tiếp đến quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là TTCK có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. TTCK biến động kéo theo những biến động của nguồn vốn FPI buộc chính phủ Việt Nam phải thực hiện một số biện pháp kiểm sốt để đối phó với sự bất ổn này.

Bảng 2.2 Những biến động của các yếu tố đẩy qua từng thời kỳ

Các yếu tố đẩy 2000 – 2005 2006 – 2007 2008 - 2011

Lãi suất của nước

Mỹ 3- 6% 4-5% < 2%

Rủi ro tồn cầu - -

- Khủng hoảng tín dụng Mỹ (2008)

- Khủng hoảng nợ công Châu Âu (2010)

- Giá trị tài sản và giá cổ phiếu trên thế giới giảm đi nhanh chóng

Chính sách tiền tệ của các quốc gia phát triển Nới lỏng Nới lỏng Thắt chặt Nợ công ở các quốc gia phát triển - 78%GDP 97% GDP, dự kiến 115% GDP năm 2015

Sự đa dạng hóa đầu

tư quốc tế -

Sự phát triển của nhóm thị trường mới nổi hấp dẫn các quỹ đầu tư đổ bộ vào đây để

tìm kiếm lợi nhuận

Các tổ chức tài chính quốc

tế đang phải co cụm, điều

chỉnh danh mục đầu tư, hạn chế đầu tư để kiểm sốt rủi

ro, đặc biệt các tổ chức có khó khăn về tài chính sẽ phải bán CK để củng cố lại Triển vọng tăng trưởng ở các quốc gia phát triển (GDP) 0.9 – 1.7% -0.8 – 1.5% -4.2 – 2.2%

Giai đoạn 2000 – 2005:

- Bối cảnh kinh tế thế giới tương đối ổn định, chưa có sự dịch chuyển mạnh mẽ và cơ cấu lại dòng vốn tư nhân giữa các khu vực. Bên cạnh đó, trong thời gian này Việt Nam thực hiện chủ trương tiếp cận thận trọng với dòng vốn gián tiếp vì chưa có cơ sở vững chắc để thu hút dòng vốn FPI này. Điều này thể hiện ở chỗ cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam còn thấp, TTCK và thị trường tiền tệ chưa phát triển, tâm lý e ngại của các nhà quản lí đối vợi sự đảo ngược dòng vốn.

Như vậy, sự ảnh hưởng của xu thế đầu tư thế giới chỉ là một phần, phần còn lại là do yếu tố nội tại nền kinh tế chưa đủ mạnh để khơi thông nguồn vốn FPI vào Việt Nam trong thời gian này.

Giai đoạn 2006 – 2007:

- Điểm đáng chú ý của giai đoạn này là thị trường Mỹ và các nước phát triển đã bắt đầu xuất hiện những rủi ro với sự hoạt động kém hiệu quả của các đế chế tài chính. Bên cạnh đó, chênh lệch lãi suất USD giữa Việt Nam và Mỹ đã lên đến trên 4%, trong khi đó lạm phát ở Mỹ lại cao hơn 2% so với mặt bằng lãi suất cơ bản ở nước này. Vì vậy, các thị trường mới nổi, ít liên thơng với các thị trường phát triển như Việt Nam có thể được hưởng lợi từ dịch chuyển dòng vốn trên thế giới để tìm nơi có lãi suất và kỳ vọng lợi nhuận cao hơn

Hình 2.1 Lãi suất cơ bản Mỹ từ năm 2000 - 2010

- Sự đa dạng hóa đầu tư trong giai đoạn này cũng khá rõ ràng. Làn sóng đầu tư tư nhân vào thị trường mới nổi đã thực sự bùng nổ. Chính yếu tố này đã tạo nên sự phát triển và hoạt động sôi động của các quỹ ĐTNN vào Việt Nam.

- Tuy nhiên, ngoài những tác động của yếu tố kinh tế thế giới, bản thân sự phát triển của TTCK Việt Nam, sự hấp dẫn hơn từ môi trường đầu tư cũng là những yếu tố không thể thiếu làm nên sự bùng nổ của dòng vốn FPI vào Việt Nam trong giai đoạn này. Năm 2007 là một năm bùng nổ của TTCK Việt Nam với việc VN-Index đạt đỉnh 1.179 điểm. Đáng chú ý là cũng trong năm này mức độ tương quan giữa VN-Index và chỉ số S&P 500 tương đối thấp, chỉ là 11%. Những diễn biến trong nước thời điểm đó gần như thốt khỏi bối cảnh kinh tế, tài chính, CK tồn cầu. Do đó, yếu tố nội tại nền kinh tế cần được giải thích thêm cho sự bùng nổ và đột phá của thị trường, và những yếu tố này sẽ được phân tích cụ thể trong phần tiếp theo dành cho những đánh giá về mức độ tác động của yếu tố kéo

Như vậy, sự bùng nổ dịng vốn FPI do tác động có lợi của cả hai nhóm yếu tố bên ngồi và bên trong nền kinh tế

Giai đoạn 2008 - 2010

- Đây là giai đoạn đỉnh điểm của rủi ro tồn cầu với cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ 2008 và khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng Euro năm 2010 đã làm tăng lợi tức rủi ro ở các thị trường mới nổi; xu hướng này sẽ còn tiếp tục diễn ra, đặc biệt ở những nền kinh tế giữ được đà tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định và nợ công giảm thấp. Theo nhiều phân tích, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chênh lệch lãi suất lớn cùng với mở cửa, đã làm cho thị trường mới nổi ngày càng hấp dẫn hơn đối với những nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài.

- Các nền kinh tế mới nổi giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục 7,1% trong năm 2004 (cao nhất trong vòng 20 năm) các nền kinh tế mới nổi đạt tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 7,2% năm 2010 và dự báo năm 2012 đạt 6,1%.

Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu

Nguồn: IMF

- Tuy nhiên, trái với những kỳ vọng thu hút dòng vốn do tác động có lợi của yếu tố bên ngồi, dịng vốn FPI vẫn lạnh nhạt Việt Nam. Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, sự thờ ơ của các nhà ĐTNN là do những bất ổn kinh tế vĩ mô quá lớn (lạm phát, rủi ro tỷ giá…) cộng với sự yếu kém của các định chế tài chính trung gian, TTCK chưa phát triển và hoạt động kém hiệu quả.. là nguyên nhân tạo nên sự sụt giảm đáng kể này. Bên cạnh đó, những tác động giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính tồn cầu đối với TTCK Việt Nam trên một số khía cạnh: (i) Thông qua tác động đến kinh tế vĩ mô gián tiếp tác động đến TTCK; (ii) Giá trị tài sản và giá cổ phiếu trên thế giới giảm đi nhanh chóng cũng làm cho tính hấp dẫn của CK Việt Nam giảm đi; (iii) Các tổ chức tài chính quốc tế đang phải co cụm, điều chỉnh danh mục đầu tư, hạn chế đầu tư để kiểm soát rủi ro, đặc biệt các tổ chức có khó khăn về tài chính sẽ phải bán CK để củng cố lại; (iv) Diễn biến suy giảm mạnh trên thị trường tài chính quốc tế tác động mạnh đến tâm lý NĐT trên TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)