Kết quả ước lượng OLS với biến phụ thuộc ME/BE:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sở hữu nội bộ và giá trị công ty ở việt nam (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3 Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng OLS:

4.3.2 Kết quả ước lượng OLS với biến phụ thuộc ME/BE:

Bảng 4.4. Kết quả hồi quy OLS với biến phụ thuộc ME/BE:

Nguồn số liệu: số liệu thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính năm và tính tốn của tác giả từ phần mềm STATA.

R2 nhận giá trị 0.4033, cao hơn tiêu chí đề xuất (0.3). Điều này cho thấy mức độ phù hợp của phương trình trong việc giải thích hiện tượng.

Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy ME/BE có tương quan âm với tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc, có tương quan dương với bậc hai của tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc và có tương quan âm với bậc ba của tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc. Tất cả các hệ số tương quan này đều có ý nghĩa thống kê và có ý nghĩa ở mức 10% và 5%. Như vậy, có tồn tại mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc và giá trị công ty được xác định bằng tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (ME/BE). Và mối quan hệ này là mối quan hệ phi tuyến bậc ba.

Phương trình về mối tương quan giữa tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc và ME/BE như sau:

ME/BE = -5.322946 mo + 23.21699 mo2 – 22.34909 mo3

Lấy đạo hàm riêng của ME/BE theo mo, ta có:

ME/BE’ = -5.322946 + 46.43398 mo - 67.04727 mo2

Phương trình ME/BE’ = 0 có hai nghiệm: mo = 0.1449 và mo = 0.5476

Như vậy, ME/BE có tương quan âm với mo khi mo < 0.1449 , ME/BE có tương quan dương với mo khi mo nằm trong khoảng từ 0.1449 đến 0.5476 và khi mo lớn hơn 0.5476 thì ME/BE có tương quan âm với mo. Nói một cách khác, tồn tại hiệu ứng “phân kỳ” khi tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc thấp hơn 14.49% hoặc cao hơn 54.76%, tồn tại hiệu ứng “hội tụ lợi ích” khi tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc nằm trong khoảng từ 14.49% đến 54.76%.

Về tương quan giữa các biến kiểm soát với ME/BE, kết quả từ bảng 4.4 cho thấy biến địn bẩy tài chính (leverage) có tương quan âm với ME/BE với mức ý nghĩa 10%. Như vậy, các nhà đầu tư có vẻ đánh giá thấp giá trị cổ phiếu của các cơng ty có sử dụng nhiều nợ. Biến quy mơ (size) có tương quan dương với ME/BE với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, cổ phiếu của các cơng ty có quy mơ lớn sẽ được định giá cao hơn các công ty nhỏ hơn. Hệ số tương quan của các biến về tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng lớn bên ngồi (block), tốc độ tăng trưởng (growth) và biến giả về tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước (State) đều khơng có ý nghĩa thống kê.

Tóm lại, kết quả hồi quy OLS với biến phụ thuộc ME/BE cho thấy có một mối quan hệ bậc ba phi tuyến giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc và thành quả cơng ty và có dạng “phân kỳ - hội tụ - phân kỳ”. Tại mức tương đối thấp của tỷ lệ sở hữu các nhà quản lý theo đuổi lợi ích riêng của họ chứ khơng vì lợi ích của cơng ty. Tại một khoảng trung của tỷ lệ sở hữu (khoảng từ 14.49% đến 54.76%), các nhà quản lý hoạt động vì lợi ích cơng ty và thành quả công ty được cải thiện. Tại mức tương đối cao của quyền sở hữu (lớn hơn 54.76%), xung đột đại diện lại diễn ra. Kết quả này trái ngược với các nghiên cứu của Morck và cộng sự (1988) trên thị trường Mỹ, Short và Keasey (1999) trên thị trường Anh, Gurmeet Singh Bhabra (2007) trên thị trường New Zealand, những nghiên cứu mà kết quả diễn ra theo dạng “hộ tụ - phân kỳ - hội tụ”. Tuy nhiên, kết quả này lại phù hợp với nghiên cứu của Christina (2005) trên thị trường Hồng Kông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sở hữu nội bộ và giá trị công ty ở việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)