Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng của các nước trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 35 - 37)

2. Các vấn đề nghiên cứu của đề tài

1.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng của các nước trên thế

thế giới

1.3.1. Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008

Năm 2008 thế giới đã rơi vào một c̣c khủng hoảng tài chính tời tệ nhất kể từ c̣c Đại suy thối 1929 – 1933, khởi đầu bằng cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn ở Mỹ. Nguyên nhân sâu xa của c̣c khủng hoảng tài chính bắt ng̀n từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất đợng sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào tình thế khó khăn.

Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Trước tình hình trên, các ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, tở chức tài chính... đã mua lại các hợp đờng thế chấp và biến chúng thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường. Loại sản phẩm phái sinh này được đánh giá cao bởi các tở chức định giá tín dụng. [26]

Tuy nhiên, khi bong bóng bất động sản vỡ ra, giá nhà đất sụt giảm mạnh. Người đi vay khơng có khả năng trả được nợ lại khó bán bất đợng sản, hoặc bán với giá rất thấp, khơng đủ để thanh tốn nợ vay. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu là nợ khó đòi, các trái phiếu mất giá trên thị trường thứ cấp. Hệ thống ngân hàng Mỹ đối diện với nguy cơ sụp đổ hàng loạt do hậu quả của việc cho vay dưới chuẩn ồ ạt trước đây, kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính. C̣c khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất đợng sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước châu Âu, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã phá sản hoặc phải chờ Chính phủ cứu trợ.

Từ bài học trên, có thể thấy được việc nâng cao chất lượng tín dụng ln ln là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu bởi vì nếu khơng quan tâm đến chất lượng tín dụng thì rất dễ dẫn đến rủi ro tín dụng mà tác đợng của rủi ro tín dụng là rất lớn, không những đối với kết quả hoạt đợng kinh doanh của ngân hàng mà cịn cả đối với nền kinh tế.

1.3.2. Bài học từ c̣c khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997

Khi những quốc gia, đặc biệt ở khu vực Đông Á, bắt đầu nới lỏng các quy định với thị trường tài chính vào đầu những năm 1990, mợt làn sóng vay dâng lên rất cao, hoạt đợng cho vay tín dụng với các khu vực kinh doanh phi tài chính tư nhân tăng đặc biệt nhanh.

Đồng thời do khả năng giám sát yếu của các cơ quan quản lý điều hành, ngân hàng còn non kém và thiếu chuyên gia, thiếu kinh nghiệm trong việc theo dõi và giám sát hành vi của đối tượng vay. Sự biến động tăng giảm thất thường của thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới những khách hàng vay vốn ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực rủi ro cao này. Những khoản lỗ do nợ xấu bắt đầu tăng lên, tác động tiêu cực đến nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng không còn đủ khả năng cho vay, khi hoạt động cho vay không còn được tiếp tục, các hoạt động của nền kinh tế bị thu hẹp dẫn đến c̣c khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 tại các nước Đông Á và Đông Nam Á.

Một trong những yếu tố căn bản dẫn đến cuộc khủng hoảng là tình trạng xấu đi nhanh chóng của bảng cân đối kế toán ngân hàng mà nguyên nhân trực tiếp là từ những khoản vay khơng có khả năng thanh tốn ngày càng tăng. Gánh nặng nợ khó đòi chồng chất đã dẫn ngân hàng thương mại đến bờ vực phá sản. Vì vậy Chính phủ các nước cũng như các ngân hàng đã phải đề ra nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng tín dụng của mình. Chính phủ thắt chặt quản lý các khoản nợ khó đòi của các ngân hàng bằng cách áp dụng tiêu chuẩn kế toán tiên tiến trên thế giới để phân loại, xác định lại các khoản cho vay; thành lập các tở chức tài chính xử lý có hiệu quả các khoản cho vay khó đòi như các công ty mua bán nợ, công ty quản lý nợ ngân hàng, công ty mua bán tài sản thế chấp.

Chính phủ cũng đã đầu tư tái tạo vốn cho ngân hàng nhằm cải thiện năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng. Các Chính phủ cũng đã thực hiện giải thể, sát nhập hoặc quốc hữu hóa mợt số ngân hàng thương mại [31].

Từ bài học trên, có thể thấy rằng việc xử lý các khoản nợ xấu rất tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực, uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM phải là vấn đề được quan tâm đúng mức và thực hiện thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM (Trang 35 - 37)