Nhu cầu vàng tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định hiệu quả ban hành thông tin chính sách của nhà nước đối với sự biến động giá vàng tại thị trường việt nam (Trang 26 - 114)

“Nguồn: Hội đồng vàng thế giới (2003 – Quý 2/2013)”

Hình 1.4 cho thấy nhu cầu vàng tại Việt Nam có xu hướng gia tăng từ năm 2003 đến

năm 2008 đặc biệt tăng cao vào những năm 2006, 2008 với mức tăng khoảng 50%. Kể

từ năm 2008 trở đi, nhu cầu vàng tại Việt Nam có khuynh hướng giảm tuy nhiên đến

nay lượng cầu ước tính về vàng vẫn cao hơn khoảng 30% so với thời điểm 2003. Trong đó, nhu cầu vàng thỏi (vàng miếng) qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng lớn chiếm

trung bình khoảng 75% tổng nhu cầu vàng trên cả nước.

Năm 2013, tổng nhu cầu vàng ước tính cho cả năm là 77.4 tấn trong khi con số

khoảng hơn 60 tấn vàng mà Ngân hàng Nhà nước đã cung ra qua đấu thầu tính đến tháng 9/2013 đã cho thấy lượng cung đến nay vẫn còn chưa đủ đáp ứng cầu, chưa nói nhu cầu vẫn tiếp tục phát sinh. Một khi Nhà nước vẫn còn độc quyền trong khâu cung ứng vàng ra thị trường sẽ dễ dàng gây nên những hệ lụy về sau về sự mất cân đối cung

- 17 -

Hình 1.5: Diễn biến chênh lệch giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới giai đoạn tháng 1/2011 – tháng 9/2013

“Nguồn: Tổng hợp số liệu từ SJC, WGC và tính tốn của tác giả”

Qua hình 1.5. biểu diễn chênh lệch giá vàng SJC và giá vàng thế giới quy đổi trong giai đoạn từ đầu năm 2011 đến tháng 9/2013, ta có thể thấy sự biến động bất ổn của cả

giá vàng SJC và thế giới tuy nhiên biến động của hai mức giá không thể hiện sự tương

đồng qua từng giai đoạn. Cụ thể, năm 2011 chứng kiến một giai đoạn dài giá vàng

SJC thấp hơn giá vàng thế giới từ tháng 4/2011 đến giữa tháng 8/2011, tuy nhiên sau

đó chênh lệch này có khuynh hướng đảo chiều và ngày càng gia tăng khi giá Việt

Nam ngày càng cách xa giá thế giới.

Năm 2012, thị trường vàng Việt Nam chứng kiến sự chênh lệch bất thường về giá

giữa vàng SJC với giá vàng thế giới. Tình trạng độc quyền và thiếu sự liên thông với thị trường vàng thế giới đã tạo ra hiện tượng giá vàng SJC có những thời điểm cao hơn vàng thế giới từ 4 đến 5 triệu đồng/lượng. Đến cuối năm 2012, giá vàng SJC tiếp

- 18 -

Bước sang năm 2013, chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá thế giới ngày càng giãn

rộng bất chấp những cố gắng của Nhà nước trong việc ban hành hàng loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường vàng Việt Nam. Tuy nhiên, từ giữa tháng 8/2013, giá vàng thế giới liên tiếp tăng mạnh trong khi đó sức tăng trong nước nhẹ hơn, qua đó giúp thu hẹp chênh lệch giá - xu hướng thể hiện rõ từ cuối tháng 7 năm 2013. Nhưng tính đến thời điểm giữa tháng 9/2013, với mức cao tại nhiều thời điểm, chênh lệch giá

vàng trong nước so với thế giới bắt đầu tăng trở lại với mức chênh lệch trung bình

khoảng từ 11-13% so với đầu năm 2013 vào khoảng 6-8%. Dẫu vậy, qua xu hướng biến động chênh lệch giá vàng Việt Nam và thế giới ở hình 1.5, rất khó để có thể kết

luận trong dài hạn sự chênh lệch này sẽ tiếp tục giãn rộng hay thu hẹp lại dưới những

tác động từ chính sách của Nhà nước và từ diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới.

Một số nguyên nhân dẫn đến chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới:

 Giá vàng trong nước với thế giới không được liên thông với nhau, vì khơng được nhập khẩu một cách tự do;

 Vàng đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, đến nay vàng không chỉ là phương

tiện cất trữ mà cịn để đầu tư, lướt sóng;

 Tại một số thời điểm nhất định xuất hiện những lực cầu, ví dụ cầu thanh khoản, cầu trả vàng cho các khoản vay, v.v… Những lực cầu đó lớn ở những thời điểm nhất định và tạo ảnh hưởng lên giá vàng;

 Các chính sách điều hành của cơ quan nhà nước chưa thực sự nhạy bén, chưa

theo kịp thị trường, chính vì vậy càng làm cho các vấn đề trên ngày càng trầm trọng.2

2 Theo “http://m.vietstock.vn/2012/10/doc-quyen-vang-mieng-khi-nha-nuoc-giu-cau-dao-

- 19 -

Tác động từ những bất ổn của giá vàng thế giới trong thời gian qua:

Giá vàng thế giới trong thời gian qua đã có những diễn biến phức tạp gây khơng ít ảnh

hưởng lên giá vàng Việt Nam. Cụ thể:

- Thị trường chứng khoán Mỹ đang trên đà hồi phục tuy nhiên tỷ lệ lãi suất cho vay

ở mức cực thấp cũng chính là yếu tố tạo ra đà tăng này nhưng đồng thời cũng mang đến rủi ro thị trường chứng khoán sẽ hạ nhiệt khi lãi suất tăng cao hơn. Tuy

nhiên với vai trò là nền kinh tế lớn nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng của Mỹ vẫn

tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế tồn cầu nói chung và do đó vàng vẫn tiếp tục chảy từ Mỹ sang Châu Á cho đến thời điểm hiện tại.

- Chính sách lãi suất thấp của Mỹ và chương trình thu mua trái phiếu cùng với

những thông tin về đợt nới lỏng định lượng mới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), mà thực chất là Mỹ duy trì việc bơm thêm tiền vào hỗ trợ nền kinh tế được cho là một trong những thông tin thúc đẩy giá vàng đi lên.

- Nhu cầu vật chất đã bùng nổ mạnh mẽ không chỉ tại khu vực châu Á mà còn ở

nhiều nước phát triển trên thế giới. Trong bối cảnh suy thoái châu Âu như hiện nay, rủi ro ngày càng tăng cao. Những bất ổn mới của kinh tế châu Âu, bao gồm những lo ngại về khủng hoảng ngân hàng và suy thoái kinh tế cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào vàng. 3

1.1.4. Chính sách của Nhà nước tác động đến thị trường vàng Việt Nam trong thời gian qua

Quy định về xuất nhập khẩu vàng của NHNN

 Việt Nam cho phép nhập khẩu vàng từ những năm 90. Bước sang năm 1997, do khan hiếm ngoại tệ nên Nhà nước lại cấm nhập khẩu vàng và cho đến năm 2001 thì vàng lại được cho phép nhập khẩu trở lại.

3 Tham khảo tại: “http://www.giavang.net/gva-xem-xet-6-yeu-to-anh-huong-toi-gia-vang-tai-

- 20 -

 Năm 2008, Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nước đứng đầu về

nhập khẩu vàng của thế giới. Điều này đã góp phần khơng nhỏ vào thâm hụt

cán cân thương mại của Việt Nam, khiến Chính phủ phải cấm nhập khẩu vàng.

Tuy nhiên từ giữa tháng 5/2008, Nhà nước phát đi thông tin để hạn chế lượng ngoại hối nhập vàng, giảm bớt thâm hụt thương mại, NHNN sẽ xem xét ngừng cấp phép nhập khẩu vàng. Cho tới trước thời điểm dừng nhập khẩu vàng thì tổng giá trị nhập khẩu vàng cho năm 2008 là 1,7 tỷ USD (45 tấn), so với tổng giá trị nhập khẩu vàng của cả năm 2007 là 1,6 tỷ USD (70 tấn).4

 Ngày 11/11/2009, NHNN tuyên bố cho nhập khẩu vàng trở lại. Việc Ngân

hàng Nhà nước cho nhập vàng trở lại sau một năm rưỡi gián đoạn chính là để

tạo liên thông giữa vàng trong nước và thế giới. Quyết định này dựa trên thực tế nhu cầu ảo phát sinh từ những ngày trước đó đã đẩy giá vàng tăng đột biến.  Kể từ năm 2010 đến trước khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 ra đời,

NHNN quản lý lượng vàng nhập khẩu bằng cách cấp quota nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp trong nước nhằm đảm bảo nguồn cung, tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước đẩy giá vàng lên cao.

Quy định về thuế đối với vàng xuất nhập khẩu

 Thông tư số 182/2010/TT-BTC ngày 12/11/2010 của Bộ Tài Chính quy định

thuế nhập khẩu vàng giảm từ 1% xuống 0%. Danh mục các loại vàng được giảm thuế suất bao gồm mặt hàng vàng thuộc nhóm 7108 gồm vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc dạng bột, dạng khối, thỏi hoặc thanh đúc, dạng tiền tệ.

 Sau đó, Bộ Tài Chính tiếp tục ban hành Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày

15/11/2010 tăng thuế xuất khẩu vàng từ 0% lên 10%. Theo đó, các loại vàng

nguyên liệu thuộc nhóm 7108 bao gồm vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, dạng bột,… có hàm lượng dưới 99.99%,

4 Theo “http://tinnhanhchungkhoan.vn/charts/noidung.php?nid=17038” - “Tổng quan thị

- 21 -

đồ kim hoàn và các bộ phận rời của đồ kim hoàn, bằng vàng với khối lượng

trên 1 ounce troy (0,8294 lạng), có hàm lượng vàng trên 99% sẽ bị đánh thuế xuất khẩu 10% kể từ ngày 1/1/2011.

Quản lý kinh doanh vàng

 Từ trước năm 2009, do thiếu khung pháp lý chặt chẽ và sự nở rộ của các sàn

vàng trong nước, thị trường vàng Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro và thường

xuyên chứng kiến những kỷ lục liên tiếp về biến động bất thường của giá vàng.  Cuối năm 2009, Chính phủ đã ban hành lệnh đóng cửa các sàn giao dịch vàng

trong nước theo văn bản số 369/TB-VPCP ngày 30/12/2009 và đánh dấu một

tiến trình cải cách thị trường vàng Việt Nam.

 Ngày 6/1/2010, NHNN ban hành thông tư 01/2010/TT-NHNN quy định các tổ

chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước

ngồi có trách nhiệm tất tốn, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài trước ngày 30/3/2010 với mục tiêu ngăn chặn các cơn sốt vàng, ổn định

thị trường tiền tệ.

 Ngày 29/4/2011, NHNN đã ban hành thông tư số 11/2011/TT-NHNN quy định

về việc chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng của TCTD nhằm loại trừ rủi

ro liên quan đến vàng trong hoạt động của các TCTD, đồng thời, xử lý triệt để

hiện tượng vàng hóa.

 Ngày 3/4/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP chính thức quy

định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và

nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Theo đó, NHNN là cơ

quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng

theo quy định. Đồng thời, các TCTD phải dừng huy động vàng kể từ ngày

25/11/2012. Nếu người dân có vàng mang gửi ngân hàng giữ hộ sẽ phải trả phí và vàng miếng SJC được chọn làm thương hiệu độc quyền vàng quốc gia.

- 22 -

Sự kiện NHNN đấu thầu vàng miếng

Từ khi ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 về việc Nhà nước độc

quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định, Nhà nước đã phát huy tối đa vai trị

của mình trong việc định hướng và bình ổn thị trường vàng. Theo đó, nguồn cung

vàng ra thị trường đã được kiểm soát một cách chặt chẽ và chỉ có NHNN là đầu mối duy nhất tăng cung vàng dựa theo nhu cầu của thị trường thông qua hoạt động đấu

thầu vàng miếng. “Thị trường còn cần, còn phải tổ chức đấu thầu để tránh thiếu cung

có thể gây bất ổn” (Trích phát biểu của Phó thống đốc NHNN). Một khi cung – cầu

trên thị trường đã được bình ổn thì kỳ vọng của Nhà nước là sẽ đưa giá vàng vận động

ổn định theo quy luật cung – cầu của thị trường và tiến gần hơn với giá vàng thế giới.

Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên đã bắt đầu diễn ra từ ngày 28/3/2013 với lượng vàng được NHNN chào bán là 26,000 lượng tương đương 1 tấn vàng. Tuy nhiên, trong phiên đấu thầu đầu tiên này, do tâm lý dè dặt của nhiều nhà đầu tư, doanh

nghiệp, lượng vàng bán được chỉ là 2,000 lượng. Nhưng liên tiếp các phiên sau đó và

cho đến phiên thứ 60 thì lượng vàng trúng thầu gần bằng với lượng vàng được NHNN

bán ra. Tổng số vàng NHNN tung ra thị trường cho đến thời điểm giữa tháng 9 năm

2013 là hơn 60 tấn.

Đến tháng 9/2013, mặc dù thời hạn tất toán trạng thái vàng của các NHTM là ngày

30/6/2013 đã qua nhưng nhu cầu vàng trên thị trường vẫn không hề giảm sút. Nhà nước vẫn tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu vàng với lượng chào thầu có giảm xuống nhưng nhu cầu vàng từ các doanh nghiệp vẫn không thuyên giảm thể hiện qua lượng

vàng giao dịch thành công thường xuyên gần với lượng vàng chào bán. Điều này cho thấy nhu cầu vàng tại thị trường Việt Nam vẫn còn khá lớn. Tuy nhiên, một điểm đáng

lưu ý là các phiên đấu thầu vàng của NHNN ngày càng thưa dần cho thấy NHNN

đang có sự thăm dị phản ứng của thị trường để điều chỉnh nguồn cung cho phù hợp cả

- 23 -

trước mắt của chính sách đấu thầu vàng cũng như các chính sách kiểm sốt thị trường

vàng khác của Nhà nước là đều nhằm vào bình ổn thị trường vàng, về dài hạn sẽ hướng tới liên thông thị trường vàng trong nước và thế giới, ngày càng thu hẹp

khoảng cách giữa giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới.

1.2. Một số nghiên cứu trước đây trên thế giới liên quan đến giá vàng 1.2.1. Nghiên cứu giá vàng bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện

Roache và Rossi (2009) sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event Study

Methodology) để phân tích sự tác động của các thông tin kinh tế vĩ mô lên giá cả hàng hóa bao gồm vàng, dầu thơ, lúa mì, bắp, đồng, nhôm, đồng Đôla Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vàng là hàng hóa duy nhất có giá biến động phản ứng lại với các thông tin kinh tế ở Mỹ và khu vực châu Âu (chẳng hạn các thông báo về quyết định lãi suất)

phù hợp với vai trị mang tính truyền thống của vàng là một loại tài sản “trú ẩn an

tồn” (safe-haven) và “tích trữ giá trị” (store of value). Các loại hàng hóa khác ít nhạy cảm với thơng tin hơn các tài sản tài chính chẳng hạn như dầu thơ hầu như khơng có sự phản ứng đáng kể nào đối với các thông tin kinh tế vĩ mô. Các kết quả nghiên cứu

được cho là quan trọng đối với những thương nhân kinh doanh hàng hóa thường

xuyên trên thị trường và đối với những người tham gia thị trường dài hạn cần đưa ra quyết định dựa vào thông tin trên giá được phản ánh từ các công bố về liên quan đến các nhân tố kinh tế vĩ mô đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều bất ổn.

Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy 1 phương trình GARCH để nghiên cứu độ nhạy cảm của các loại hàng hóa đối với các thơng tin vĩ mơ. Kết quả là có nhiều thơng tin vĩ mô từ Mỹ và khu vực châu Âu ảnh hưởng đến giá cả của các loại hàng hóa. Một số hàng

hóa tăng giá khi có những thông tin phản ánh các hoạt động của thị trường đang tốt hơn mong đợi. Tuy nhiên kết quả không giống nhau đối với mỗi loại hàng hóa khác nhau. Đặc biệt, giá vàng có khuynh hướng phản chu kỳ “counter-cyclical” tức là giá

sẽ tăng khi các chỉ báo khác yếu đi đột biến. Giá vàng khá nhạy cảm với một số lớn các thông tin vĩ mô của Mỹ và khu vực châu Âu – bao gồm tin về doanh thu bán lẻ, tiền lương trong lĩnh vực phi nông nghiệp, và lạm phát. Độ nhạy cảm cao của vàng

- 24 -

đối với lãi suất thực và vai trò duy nhất là tài sản trú ẩn an tồn và tích trữ giá trị cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định hiệu quả ban hành thông tin chính sách của nhà nước đối với sự biến động giá vàng tại thị trường việt nam (Trang 26 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)