Kỹ thuật đốn, há

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ nhân giống vô tính bằng giâm cành và phát triển hai giống chè chất lượng cao Phúc Vân Tiên và Keo An Tích (Trang 28 - 30)

3. Kết quả thực hiện

3.2.3. Kỹ thuật đốn, há

3.2.3.1. Đốn chè kiến thiết cơ bản

Sau khi trồng, cây chè con sinh tr−ởng và phân cành, để phân cành tốt cần phải bấm ngọn ở độ cao 55 cm đối với chè Keo Am Tích và 60 cm đối với chè Phúc Vân Tiên. Sau 1 năm, khi n−ơng chè sinh tr−ởng tốt có 70% cây cao 65-100 cm, đ−ờng kính gốc 1,0 cm trở lên thì đốn tạo hình lần thứ nhất. Không nhất thiết là đốn lần 1 khi chè phải đủ 2 tuổi. Chúng tôi đã thí nghiệm đốn chiều cao thân chính và cành bên của hai giống chè ở 3 mức khác nhau. Bảng 9.Thí nghiệm về chiều cao vết đốn chè lần thứ nhất và thứ hai

Công thức Đốn lần 1 (12/2005) Đốn lần 2 (12/2006) CT1 Thân chính 15 cm, cành bên 30 cm Đốn bằng, cao 30 cm CT2 Thân chính 20 cm, cành bên 35 cm Đốn bằng, cao 35 cm CT3 Thân chính 25 cm, cành bên 40 cm Đốn bằng, cao 40 cm

Theo dõi các chỉ tiêu về số cành cấp 1, cành cấp 2, số búp/cây, trọng l−ợng búp, tỷ lệ búp mù xoè (báo cáo thí nghiệm đốn) thấy rằng với giống chè PVT các chỉ số ở công thức 3 cao hơn các công thức khác; với chè KAT ở công thức 2 có số cành, số búp nhiều hơn các công thức khác. Do vậy, đốn tạo hình cho chè PVT có thể áp dụng lần thứ nhất đốn thân chính cao 25 cm, cành

bên cao 40 cm; lần thứ hai đốn cao 40 cm. Đối với chè KAT, lần thứ nhất đốn thân chính cao 20 cm, cành bên cao 35 cm; lần thứ hai đốn cao 35 cm.

Năm thứ 3 đến năm thứ 5 đốn năm sau cao hơn năm tr−ớc 5 cm.

3.2.3.2. Kỹ thuật hái chè PVT và KAT

Hái búp là phá vỡ −u thế sinh tr−ởng đỉnh, đồng thời phá vỡ thế cân bằng bộ phận trên mặt đất và d−ới mặt đất, có tác dụng thúc đẩy sự hình thành búp mới, tăng số lứa hái, số l−ợng búp. Năng suất búp chè có quan hệ chặt với số lá trên cây. Với đặc điểm của cây chè mỗi một búp sinh ra từ 1 nách lá, do vậy có nhiều lá mới cho nhiều búp, năng suất cao nên hái búp và chừa lá có t−ơng quan chặt đến năng suất chè. Hái đúng kỹ thuật làm tăng năng suất chè, tăng chất l−ợng sản phẩm và tạo cho cây chè sinh tr−ởng khoẻ, bền vững.

Kỹ thuật hái chè.

Sau lần đốn thứ nhất, đợt hái đầu tiên khi những búp chè ở độ cao 55 cm đối với giống chè KAT và 60 cm đối với giống chè PVT, hái kỹ và tạo tán chè thành mặt phẳng để thuận lợi cho thu hái sau này, đồng thời sẽ taọ điều kiện cho chè bật búp và sinh tr−ởng đồng đều hơn. Từ sau lần hái đầu tiên, có thể hái theo hai ph−ơng pháp là hái san trật và hái kỹ theo lứa.

Các hình thức hái khác nhau đã cho búp nguyên liệu có độ dài ngắn khác nhau và làm cho độ non già của búp cũng khác nhau, tuy nhiên, mức độ non già của búp còn đ−ợc quyết định bởi tỷ lệ bánh tẻ. Vì vậy trong phân loại phẩm cấp chè búp t−ơi có qui định mức độ non già và tiêu chuẩn phẩm cấp búp nh− sau:

Tiêu chuẩn búp chè:

Chè loại 1: (chè A): Có từ 0 - 10% là già, bánh tẻ. Loại 2: (chè B): Có từ trên 10 - 20% lá già, bánh tẻ.

Loại 3: (chè C): có từ trên 20 - 30% lá già, bánh tẻ. Loại 4: (chè D): có từ trên 30 - 40% lá già, bánh tẻ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ nhân giống vô tính bằng giâm cành và phát triển hai giống chè chất lượng cao Phúc Vân Tiên và Keo An Tích (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)