BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ BIỆN PHÁP TRÊN:

Một phần của tài liệu Chuân thanh lịch, văn minh (Trang 26 - 31)

Sau một thời gian tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh

trong các tiết dạy, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân như sau:

- Trước tiên là lòng yêu nghề, yêu thích bộ môn mà mình giảng dạy. Bởi nếu không có yếu tố này thì những giờ dạy trên lớp của giáo viên không thể hay, không thể hấp dẫn; không thể gây được hứng thú học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn cho học sinh.

- Trong quá trình thực hiện, ban đầu do học sinh chưa quen nên các em lúng túng, có phần e ngại khi trình bày trước tập thể lớp. Do đó để khắc phục tình trạng này, giáo viên vận dụng từ những hình thức đơn giản đến phức tạp, làm từng bước từ thấp đến cao.

- Giáo viên phải có sự chuẩn bị trước ở nhà, nhất là các bài có tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh. Đồng thời phải dành thời gian hướng dẫn học sinh chuẩn bị, có sự kiểm tra và điều chỉnh để tin chắc khi tổ chức sẽ thành công. Vì trên thực tế, nếu giáo viên biết cách tổ chức sẽ kích thích được sự say mê, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường của học sinh.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các phần mềm hỗ trợ dạy học vào thực tiễn giảng dạy.

- Giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức và tinh thần tự học.

Từ khi áp dụng tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong dạy dạy cùng với sự quan tâm chu đáo của Ban giám hiệu nhà trường và sự chỉ đạo sáng suốt của cấp trên tôi đã đạt những kết quả khả quan. Giờ Ngữ văn không chỉ thu được kết quả cao mà còn phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú học tập, cảm xúc văn chương của học sinh. Các em có ý thức chuẩn bị bài chu đáo, nghiêm túc góp phần tạo nên những điều thú vị đầy ý nghĩa cho mỗi giờ học.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Giao tiếp, ứng xử là hành động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, rất quan trọng vì nó sẽ quyết định thành công hay thất bại trong công việc, cũng như thông qua đó, sẽ đánh giá một phần về phẩm chất của con người. Mục đích quan

trọng của giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh không chỉ làm cho học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự mọi lúc, mọi nơi. Là một nhà giáo dục, người giáo viên có những biện pháp sư phạm riêng để giúp học sinh của mình ngày càng hoàn thiện hơn. Nghệ thuật khéo léo của người giáo viên đứng lớp thể hiện niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách học sinh. Nó gợi lên trong tâm hồn các em tình cảm, cảm xúc mới. Nó được thể hiện ngay trong bản thân, tập thể lớp của các em. Đó là tình cảm kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô… là sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè, sau này lớn lên cho dù có làm ngành nghề gì các em cũng là người có nhân cách, đạo đức tốt, có ích cho xã hội.

Mỗi một nghề nghiệp lại có một quy phạm nhất định không thể vượt qua, là giáo viên thì phải tôn trọng học trò của mình. Công việc “Trồng người” là một nghề rất khó khăn và gian khổ. Vì vậy, đòi hỏi bản thân tôi cũng như các bạn đồng nghiệp cần phải cố gắng nghiên cứu, tìm tòi nhằm rút ra phương pháp dạy học có hiệu quả nhất. Có như vậy tôi tin rằng giờ dạy sẽ thành công.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp, cảm ơn tinh thần hăng say học tập của các em học sinh, chính các em là nguồn cảm hứng vô tận cho tôi giảng dạy, là nguồn động lực thúc đẩy tôi trong cuộc sống, làm việc hết mình, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục của trường THCS Đại Áng và của huyện Thanh Trì.

Qua quá trình triển khai thực hiện tôi có một số khuyến nghị như sau:

Phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Trì có sự quan tâm, giúp đỡ, tăng cường mở các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Khuyến khích giáo viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thường xuyên, để ‘‘Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương

đạo đức, tự học và sáng tạo’’.

Giáo viên cần có sự cân nhắc khi tích hợp giáo dục giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh vào việc soạn, giảng, kiểm tra đánh giá, tổ chức hoạt động cho học sinh. Cần xác định đúng kiến thức cơ bản, trọng tâm để chọn hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp. Khuyến khích các em giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong mọi tình huống.

Với học sinh cần tích cực, tự giác, cũng như tăng cường giao lưu học hỏi một cách khiêm tốn ở thầy cô, bạn bè. Luôn có ý thức giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh mọi nơi, mọi lúc để xứng đáng là học sinh Thủ đô.

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung

của người khác.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2014 Người viết

Nguyễn Thị Duyên

Tài liệu tham khảo:1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn lớp 7. 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn lớp 7.

- Nhà xuất bản giáo dục

2. Tài liệu đổi mới PPDH môn Ngữ Văn THCS

- Dự án phát triển giáo dục THCS

3. Tạp chí Thế giới trong ta.

- Cơ quan ngôn luận của Hội khoa học tâm lí – giáo dục Việt Nam

4. Tài liệu chuyên đề: Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà

Nội (Lớp 6,7,8,9)

- Nhà xuất bản Hà Nội

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

Phần I. Đặt vấn đề 1

Phần II. Giải quyết vấn đề 3

Một phần của tài liệu Chuân thanh lịch, văn minh (Trang 26 - 31)