Khuyến nghị một số gợi ý chính sách để phát triển hệ thống tài chính c ủa Việt Nam ổn định theo chiều sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ của phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế (Trang 58 - 62)

Kết quả thực nghiệm ở phần trước đã cho thấy kết quả: phát triển tài chính theo chiều sâu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên để việc phát triển tài chính được bền vững và giảm thiểu tình trạng mong manh về tài chính thì phải có các giải pháp phát triển hệ thống tài chính của Việt Nam. Hệ thống tài chính (HTTC), với đặc trưng là sự hiện diện của các định chế tài chính và thị trường tài chính (TTTC) (bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng - ngân hàng, thị trường chứng khóan (thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu), có vai trị quan trọng trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự phát triển lành mạnh của HTTC là một nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Phải xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mơ an tồn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Chính phủ đã đưa ra quyết định phê duyệt đề án xây dựng hệ thống tài chính vi mơ Việt Nam đến năm 2020, trong đó:

Thứ nhất, xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mơ. Ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển hoạt động tài chính vi mơ, có chính sách thuế, phí phù hợp để hỗ trợ phát triển hoạt động tài chính vi mơ.

Thứ hai, nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước thông qua đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, chuyên gia về tài chính vi mơ.

Thứ ba, nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính vi mơ như hỗ trợ trong việc đào tạo cán bộ, tìm nguồn vốn ưu đãi; triển khai các chương trình đào tạo để hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, điều hành, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả...

Thứ tư, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tài chính vi mơ bằng cách đẩy mạnh tuyên truyền về vai trị và hiệu quả của hoạt động tài chính vi mơ, tăng cường phổ biến kinh nghiệm và các mơ hình hoạt động tài chính vi mơ hiệu quả.

Thứ năm, các giải pháp hỗ trợ khác như tạo điều kiện về nguồn vốn cho hoạt động tài chính vi mơ; hỗ trợ hình thành cơ sở đào tạo về tài chính vi mơ; hỗ trợ việc hình thành Hiệp Hội Tài Chính Vi Mơ.

Ngồi ra cũng cần có các giải pháp để tái cấu trúc hệ thống tài chính:

Lành mạnh hóa mơi trường tín dụng, giảm thiểu rủi ro từ phía hệ thống ngân hàng. Đẩy mạnh kênh huy động vốn thơng qua thị trường chứng khốn.

Cần phải phân định rõ và tăng cường chức năng giám sát của ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nhà nước cần độc lập hơn trong xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ - ngân hàng.

Áp dụng rộng rãi chuẩn mực quốc tế và bảo đảm tính trung thực, hiệu lực, chế tài thực thi cao trong áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, báo cáo tài chính quốc tế và hệ thống thống kê, định giá tài sản doanh nghiệp.

Tái cơ cấu thị trường chứng khốn, trong đó lành mạnh hóa thị trường cổ phiếu và thúc đẩy phát triển mạnh thị trường trái phiếu, nhất là thị trường trái phiếu công ty.

Kết luận

Trong nghiên cứu đã xác định được mơ hình nghiên cứu và thực hiện hồi quy với mơ hình tác động cố định với lựa chọn phương án cross-section sur làm tăng ý nghĩa của mơ hình nhờ khai thác các thong tin chứa trong các đồng phương sai của sai số chéo giữa các phương trình. Chúng ta đã kiểm định được mối quan hệ tích cực giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế. Mơ hình có hai biến đại diện cho phát triển tài chính theo chiều sâu là M2OFGDP và PCOFGDP để dánh giá vai trò của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Các phân tích vĩ mơ về tài chính và tăng trưởng thơng qua các thống kê mô tả cho thấy các yếu tố khơng bền vững của phát triển tài chính, đặc biệt là tỷ lệ cấp tín dụng cho khu vực tư nhân có thể xem là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Khu vực Châu Á năm 1997-1998. Tuy nhiên các quốc gia có hu nhập cao thì mức độn phục hồi kinh tế nhanh hơn, các nước có thu nhập thấp do có nền tài chính kém phát triển thì ít bị ảnh hưởng, nếu có ảnh hưởng thì khả năng phục hồi chậm.

Hạn chế của nghiên cứu:

- Tăng trưởng kinh thường có độ trễ so tế biến độ sâu tài chính, nhưng chưa nghiên cứu được tác động này do số liệu thu thập hàng năm. Có thế thu thập dữ liệu theo tháng hoặc quý để đánh giá tác động của các biến tài chính đến tăng trưởng kinh tế có xét tới độ trễ.

- Chưa nghiên cứu được tác động ngược lại của biến tăng trưởng kinh tế đến các biến đo lường độ sâu tài chính.

- Hạn chế về mẫu nghiên cứu: Do số liệu thu thập không thống nhất được cho khoảng thời gian dài và sự khác biệt cách thống kê ở các quốc gia nên mẫu nghiên cứu còn hạn chế (chỉ lấy 10 nước Châu Á), chưa mở rộng mẫu để có đánh giá tổng quát hơn về mối quan hệ giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế,

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ của phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)