Ước lượng các tham số hồi quy của mơ hình hồi quy giới hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC

4.1.3.2 Ước lượng các tham số hồi quy của mơ hình hồi quy giới hạn

Để kiểm tra mức độ phù hợp của từng biến độc lập trong mơ hình hồi quy tổng thể, tác giả sử dụng kỹ thuật chọn biến theo phương pháp loại trừ dần (backward elimination) trong SPSS nhằm đưa vào mơ hình những biến có khả năng giải thích sự biến động của địn bẩy tài chính và loại ra những biến độc lập khơng có mối tương quan với địn bẩy tài chính khỏi mơ hình hồi quy tổng thể. Từ đó sẽ có mơ hình hồi quy giới hạn với các biến có khả năng giải thích sự biến động của địn bẩy tái chính.

Tương tự như ước lượng các tham số hồi quy của mơ hình tổng thể, ước lượng các tham số hồi quy của mơ hình giới hạn được thực hiện trên ba hệ số của đòn bẩy tài chính:

- Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (LEV) - Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV) - Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV)

Ước lượng các tham s ca mơ hình hi quy gii hn: tng n trên

Kết quả ước lượng các tham số hồi quy của mơ hình hồi quy giới hạn, sử dụng kỹ thuật chọn biến theo phương pháp loại trừ dần (backward elimination) để loại các biến không phù hợp ra khỏi mơ hình hồi quy tổng thể (4.1) như sau:

Bng 4.7: Tác động các biến độc lp đến tng n trên tng tài sn ca mơ hình

hi quy gii hn Standardized Coefficients B Std. Error Beta (Constant) 0.154 0.104 1.479 0.139 SIZE 0.057 0.009 0.153 6.498 0.000 ROA -1.152 0.087 -0.307 -13.280 0.000 TANG -0.145 0.028 -0.122 -5.186 0.000 LIQ -0.057 0.003 -0.457 -19.782 0.000 NDTS 0.524 0.209 0.062 2.504 0.012 GROW 0.014 0.005 0.058 2.621 0.009 Dummy1 -0.122 0.018 -0.159 -6.869 0.000 Dummy2 -0.073 0.015 -0.117 -4.881 0.000 Dummy3 -0.138 0.021 -0.151 -6.738 0.000 Dummy5 -0.102 0.019 -0.125 -5.369 0.000 R 0.738 R square 0.545 Adjusted R Square 0.540 Durbin Watson 1.894

F-statistic (giá tr Sig. = 0.000) 117.859

S quan sát 996 Model Unstandardized Coefficients t Sig. Nguồn: tác giả tổng hợp

Mơ hình hồi quy giới hạn: tổng nợ trên tổng tài sản được viết lại như sau:

LEV = 0.154 - 0.145TANG + 0.057SIZE + 0.524NDTS + 0.014GROW -

1.152ROA – 0.057LIQ - 0.122Dummy1 – 0.073Dummy2 - 0.138Dummy3 - 0.102Dummy5 (4.4)

Theo kết quả ước lượng từ bảng 4.7 cho thấy rủi ro kinh doanh, biến giả Dummy4 (kinh doanh xăng dầu) và Dummy6 (may mặc) bị loại ra khỏi mơ hình hồi quy tổng thể (4.1). Điều này có nghĩa là chưa có bằng chứng cho thấy biến rủi ro kinh doanh có khả năng giải thích cho sự biến động của tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và hệ số này khơng có sự khác biệt giữa ngành xi măng so với ngành kinh doanh xăng dầu và ngành may mặc. Lý do các biến này bị loại là do giá trị thống kê F của các biến này nhỏ hơn giá trị mặc định để được ở lại trong mơ hình là 2.71.

Sáu biến độc lập còn lại đều có ý nghĩa thống kê. Đó là các biến quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, cấu trúc tài sản, tính thanh khoản, tấm chắn thuế từ khấu hao và cơ hội tăng trưởng. Trong đó tấm chắn thuế từ khấu hao có ý nghĩa ở mức 5%, cịn lại có ý nghĩa ở mức 1%. Đặc biệt, hệ số Beta chuẩn hóa của khả năng sinh lời là -0.307 và của tính thanh khoản là -0.457 nên hai biến này có ảnh hưởng lớn đối với sự thay đổi của tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản.

Ngồi ra, có thể thấy được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong hệ số tổng nợ trên tổng tài sản giữa ngành xi măng so với các ngành: bao bì đóng gói; bất động sản; cơng nghệ truyền thông và ngành dược.

Hệ số Durbin Watson là 1.894 gần bằng 2 chứng tỏ rằng không xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mơ hình hồi quy giới hạn (4.4)

Ước lượng các tham s ca mơ hình hi quy gii hn: n dài hn

trên tng tài sn

Kết quả ước lượng các tham số hồi quy của mơ hình hồi quy giới hạn, sử dụng kỹ thuật chọn biến theo phương pháp loại trừ dần (backward elimination) để loại những biến không phù hợp ra khỏi mơ hình hồi quy tổng thể (4.2) như sau:

Bng 4.8: Tác động các biến độc lp đến n dài hn trên tng tài sn ca mơ hình hi quy gii hn Standardized Coefficients B Std. Error Beta (Constant) -0.799 0.075 -10.627 0.000 SIZE 0.075 0.006 0.308 12.190 0.000 ROA -0.412 0.062 -0.169 -6.646 0.000 TANG 0.383 0.020 0.498 19.553 0.000 LIQ 0.008 0.002 0.104 4.079 0.000 GROW 0.009 0.004 0.055 2.314 0.021 Dummy1 -0.095 0.014 -0.190 -6.722 0.000 Dummy3 -0.082 0.016 -0.137 -5.198 0.000 Dummy4 -0.037 0.009 -0.132 -4.095 0.000 Dummy5 -0.114 0.015 -0.215 -7.855 0.000 Dummy6 -0.050 0.022 -0.058 -2.268 0.024 R 0.669 R square 0.448 Adjusted R Square 0.443 Durbin Watson 1.953

F-statistic (giá tr Sig. = 0.000) 79.994

S quan sát 996 Model Unstandardized Coefficients t Sig. Nguồn: tác giả tổng hợp

Mơ hình hồi quy giới hạn: dài hạn trên tổng tài sản được viết lại như sau:

LLEV= -0.799 + 0.383TANG + 0.075SIZE + 0.009GROW - 0.412ROA + 0.008LIQ - 0.095Dummy1 - 0.082Dummy3 - 0.037Dummy4 - 0.114Dummy5 - 0.050Dummy6 (4.5)

Theo kết quả ước lượng từ bảng 4.8 cho thấy tấm chắn thuế từ khấu hao, rủi ro kinh doanh và biến giả Dummy2 (bất động sản) bị loại ra khỏi mơ hình hồi quy tổng thể (4.2). Điều này có nghĩa là chưa có bằng chứng cho thấy biến tấm chắn thuế từ khấu hao, rủi ro kinh doanh có khả năng giải thích cho sự biến động của tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và hệ số này khơng có khác biệt giữa ngành xi măng so với ngành bất động sản. Lý do các biến này bị loại là do giá trị thống kê F của các biến này nhỏ hơn giá trị mặc định để được ở lại trong mơ hình là 2.71.

Năm biến độc lập còn lại đều có ý nghĩa thống kê. Đó là các biến quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, cấu trúc tài sản, tính thanh khoản và cơ hội tăng trưởng. Trong đó, cơ hội tăng trưởng có ý nghĩa ở mức 5%, cịn lại có ý nghĩa ở mức 1%. Đặc biệt, quy mô doanh nghiệp và tài sản cố định có hệ số beta chuẩn hóa lần lượt là 0.308, 0.498 là cao khá cao, vì thế hai biến này có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi của tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản.

Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản giữa ngành xi măng so với các ngành: bao bì đóng gói; cơng nghệ truyền thơng; kinh doanh xăng dầu; dược và ngành may mặc.

Hệ số Durbin Watson là 1.953 gần bằng 2 chứng tỏ rằng không xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mơ hình hồi quy (4.5).

Ước lượng các tham s ca mơ hình hi quy gii hn: n ngn hn trên tng tài sn

Kết quả ước lượng các tham số hồi quy của mơ hình hồi quy giới hạn, sử dụng kỹ thuật chọn biến theo phương pháp loại trừ dần (backward elimination) để loại những biến khơng phù hợp ra khỏi mơ hình hồi quy tổng thể (4.3) như sau:

Bng 4.9: Tác động các biến độc lp đến n ngn hn trên tng tài sn ca mơ hình hi quy gii hn Standardized Coefficients B Std. Error Beta (Constant) 0.956 0.094 10.222 0.000 SIZE -0.014 0.008 -0.039 -1.778 0.076 ROA -0.773 0.075 -0.212 -10.254 0.000 TANG -0.562 0.025 -0.488 -22.425 0.000 LIQ -0.067 0.003 -0.547 -26.278 0.000 NDTS 0.649 0.186 0.079 3.489 0.001 Dummy1 -0.059 0.016 -0.079 -3.729 0.000 Dummy2 -0.114 0.013 -0.189 -8.618 0.000 Dummy3 -0.093 0.018 -0.105 -5.081 0.000 R 0.780 R square 0.608 Adjusted R Square 0.605 Durbin Watson 1.860

F-statistic (giá tr Sig. = 0.000) 191.217

S quan sát 996 Mơ hình Unstandardized Coefficients t Sig. Nguồn: tác giả tổng hợp

Mơ hình hồi quy giới hạn: nợ ngắn hạn trên tổng tài sản được viết lại như sau:

SLEV = 0.956 - 0.562TANG - 0.014SIZE + 0.649NDTS - 0.773ROA - 0.067LIQ - 0.059Dummy1 - 0.114Dummy2 - 0.093Dummy3 (4.6)

Theo kết quả ước lượng từ bảng 4.9 cho thấy cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh và biến giả Dummy4 (kinh doanh xăng dầu), Dummy5 (dược) và Dummy6 (may mặc) bị loại ra khỏi mơ hình hồi quy tổng thể (4.3). Điều này có nghĩa là chưa

có bằng chứng cho thấy cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh có khả năng giải thích cho sự biến động của tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và hệ số này khơng có sự khác biệt giữa ngành xi măng so với ngành kinh doanh xăng dầu, ngành dược và ngành may mặc. Lý do các biến này bị loại là do giá trị thống kê F của các biến này nhỏ hơn giá trị mặc định để được ở lại trong mơ hình là 2.71.

Năm biến độc lập còn lại đều có ý nghĩa thống kê. Đó là các biến quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, cấu trúc tài sản, tính thanh khoản và tấm chắn thuế từ khấu hao. Trong đó, quy mơ doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, cịn lại có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Bên cạnh đó, hệ số beta chuẩn hóa của khả năng sinh lời là -0.212, cấu trúc tài sản là -0.488 và tính thanh khoản là -0.547. Điều này có nghĩa là ba biến độc lập này ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của tỷ lệ nợ ngắn hạn trển tổng tài sản.

Hệ số Durbin Watson là 1.860 gần bằng 2 cho thấy rằng không xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mơ hình hồi quy (4.6).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)