Dòng tiền và tỷ lệ đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối tương quan giữa nắm giữ tiền mặt và độ nhạy cảm dòng tiền đầu tư của các doanh nghiệp việt nam (Trang 28 - 30)

3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu

3.2.2. Dòng tiền và tỷ lệ đầu tư

Theo Fazzari và cộng sự (1988), Özgür Arslan và cộng sự (2006), để phân tích mối tương quan giữa dịng tiền và đầu tư vào tài sản cố định tác giả chọn tỷ lệ đầu tư vào vào tài sản cố định làm biến phụ thuộc, các biến độc lập lần lượt là: tỷ lệ tổng thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao trên tổng tài sản; tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách. Tác giả tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa đầu tư và dịng tiền bằng mơ hình sau:

Ii = α + δ1 CFLOWi2 Qi + ui (1)

Trong đó:

I là tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định trên tổng tài sản.

CFLOW là tổng thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao trên tổng tài sản.

Q là giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

Biến chính và đáng quan tâm trong mơ hình này là dịng tiền (CFLOW). Nếu hệ số của CFLOW dương và lớn cho thấy các công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn nội bộ chứ khơng phải nguồn vốn từ bên ngồi để đầu tư, đó là dấu hiệu cho thấy công ty bị hạn chế với việc tiếp cận nguồn vốn bên ngoài. Ngược lại, với một hệ số của CFLOW nhỏ cho thấy công ty không bị giới hạn nguồn tài chính do có thể dễ dàng tiếp cận được các nguồn tài chính bên ngồi. Ước lượng mơ hình (1) cịn nhằm để so sánh hệ số của biến CFLOW giữa các công ty bị giới hạn và không giới hạn khả năng tài chính. Để làm được như vậy trước tiên phải chia mẫu thành 2 nhóm, nhóm các cơng ty bị giới hạn và nhóm khơng bị giới hạn dựa trên quy mô, việc chi trả cổ tức, liên kết kinh doanh và số năm hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ để xác định các tiêu chí này được dựa trên các nghiên cứu trước đây:

Quy mô doanh nghiệp: theo Gertler và Gilchrist (1994), Kadapakkam và

cộng sự (1998), xếp hạng các công ty dựa trên quy mô của chúng căn cứ trên logarit của tổng tài sản, và xác định nhóm cơng ty bị hạn chế về tài chính là các cơng ty có logarit của tổng tài sản nằm dưới mức trung bình của mẫu. Như vậy có nghĩa là các cơng ty nhỏ hơn có nhiều khả năng bị hạn hẹp về tài chính do ảnh hưởng thông tin bất đối xứng cao hơn các cơng ty có quy mơ lớn, các vấn đề về chi phí đại diện, do đó sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính bên ngồi 8. Thêm vào đó, do có quy mơ nhỏ nên các cơng ty này thường ít được biết đến và sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường (Almeida và cộng sự, 2004).

Số năm hoạt động: Các cơng ty lớn, hoạt động lâu năm, có danh tiếng trên

thị trường có mối quan hệ rộng hơn với các chủ nợ, do đó họ sẽ có điều kiện tiếp cận các nguồn tài chính bên ngồi tốt hơn dựa trên các mối quan hệ này (Berger và Udell, 1995). Vì vậy, các cơng ty có số năm hoạt động nằm dưới mức trung bình của phân bố tuổi sẽ được xếp vào nhóm các cơng ty có nguồn tài chính bị giới hạn (Ưzgür Arslana và cộng sự, 2006). Vì lý do hiện nay ở Việt Nam chưa có một phân bố tuổi chung để phân loại các cơng ty, nên tác giả sẽ chia nhóm dựa theo giá trị trung bình của mẫu. Theo đó, các doanh nghiệp có số năm hoạt động nằm dưới mức trung bình của mẫu sẽ được xếp vào nhóm doanh nghiệp bị hạn hẹp về tài chính, ngược lại, các doanh nghiệp thuộc nhóm khơng bị giới hạn tài chính là các doanh nghiệp có số năm hoạt động nằm trên mức trung bình của mẫu (Shiou-Ying Lee và Her-Jiun Sheu, 2012).

8

Arslan và Erdogan (2005) chỉ ra một mối quan hệ đồng biến giữa địn bẩy và quy mơ của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ.

Cổ tức: Theo Fazzari và cộng sự (1988), Özgür Arslana và cộng sự (2006)

đã sử dụng tỷ lệ chi trả cổ tức như một chỉ tiêu để phân loại các công ty thành các nhóm hạn chế và khơng hạn chế tài chính. Theo đó, các cơng ty có chi trả cổ tức ít bị hạn chế về tài chính hơn các cơng ty khơng trả cổ tức bởi vì họ có thể cắt giảm cổ tức bất cứ khi nào khả năng tiếp cận nguồn tài chính bên ngồi của họ bị suy yếu. Cho nên lý do mà các công ty chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả cổ tức bởi vì họ địi hỏi phải đầu tư vượt q dịng tiền nội bộ hiện có và giữ lại các quỹ nội bộ mà công ty tạo ra, thứ hai là họ có ít hoặc khơng có thu nhập để phân phối. Tuy nhiên, biến cổ tức này cũng cần được xem xét một cách thận trọng theo nghĩa nếu cắt giảm cổ tức vì lý do thanh khoản có thể gây tác dụng bất lợi cho cổ phiếu của công ty trên thị trường. Vì thế, tác giả phân loại các cơng ty vào nhóm hạn chế về tài chính nếu họ khơng chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm.

Liên kết kinh doanh: Theo Hoshi và cộng sự (1991), các công ty thuộc

một tập đồn hay nhóm kinh doanh sẽ được hỗ trợ về tài chính khi là thành viên của các nhóm hoặc tập đồn này. Đặc biệt đối với các công ty ở các thị trường mới nổi thì nhóm liên kết kinh doanh có vai trị quan trọng có thể tạo ra một thị trường vốn nội bộ thay thế cho thị trường vốn bên ngoài, đồng thời giúp làm giảm chi phí đại diện do được đảm bảo một cơ chế về giám sát và quản lý (Yurtoglu, 2000). Như vậy, các doanh nghiệp có liên kết kinh doanh sẽ được xếp vào nhóm khơng bị hạn chế tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối tương quan giữa nắm giữ tiền mặt và độ nhạy cảm dòng tiền đầu tư của các doanh nghiệp việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)