Những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh về dịch vụ khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 28 - 33)

nhân tại các ngân hàng thương mại

Năng lực cạnh tranh về DVKHCN sẽ được xem xét thơng qua các tiêu chí xuất phát từ nội tại NH.

1.3.2.1. Năng lực tài chính:

Tiềm lực tài chính là thước đo sức mạnh của một NH tại một thời điểm nhất định. Trong đó, vốn chủ sở hữu là thành phần quan trọng, là tấm đệm để chống đỡ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH. Nguồn lực tài chính là yếu tố cơ sở để phát triển các nguồn lực khác như đầu tư trang thiết bị, tài sản cố định và phát triển mạng lưới và mở rộng quy mô hoạt động NH. Tiềm lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu:

Quy mô về vốn : Thể hiện qua các chỉ tiêu như tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở

hữu, vốn điều lệ.Tiềm lực về vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một NH và khả năng chống đỡ rủi ro của NH

Trong đó:

Vốn tự có cấp 1 gồm: Vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, các quỹ dự trữ. Vốn tự có cấp 2 gồm: Một số tài sản nợ khác như chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, vốn đầu tư xây dựng mua sắm do Nhà nước cấp, lợi nhuận chưa phân chia cho các quỹ.

Ngoài ra vốn chủ sở hữu cịn quyết định quy mơ hoạt động của ngân hàng như: NH không được huy động vốn quá 20 lần so với vốn tự có vì nó ảnh hưởng đến năng lực chi trả của NH, NH khi cho vay đối với một khách hàng thì tổng dư nợ cho vay cao nhất khơng được phép vượt q 15% vốn tự có của NH.

Hệ số an toàn vốn CAR (Capital Adequacy Ratio): dùng để xác định khả năng của

NH trong việc thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Theo quy định của Basel, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn đạt tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản điều chỉnh rủi ro.

CAR =

Vốn chủ sở hữu

* 100% Tổng tài sản điều chỉnh rủi ro

Cách thức mà một NH có khả năng cơ cấu lại vốn, huy động thêm vốn, cũng là một khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn của một NH. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của một NH.

Mức sinh lời:

Mức sinh lời là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của NH, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của NH. Chỉ tiêu mức sinh lợi có thể được phân tích thơng qua những chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.

Thông thường mức sinh lời được phản ánh qua tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA), các chỉ tiêu về mức sinh lợi trong mối tương quan với chi phí.

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

* 100% Vốn chủ sở hữu

Các NH thường sử dụng ROA để đo lường mối quan hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn bởi vì một bộ phận nguồn vốn được sử dụng tạo nên tài sản khơng sinh lãi và có một bộ phận tài sản khơng sinh lãi lại tham gia tạo nên thu nhập cho NH. Do vậy nếu ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của NHTM tốt, cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên nếu ROA quá lớn làm cho các nhà quản trị lo lắng vì rủi ro nhìn chung ln đi song hành với lợi nhuận.

ROA =

Lợi nhuận sau thuế

* 100% Tổng tài sản

ROE là chỉ tiêu được các NH quan tâm đến nhiều nhất, cho thấy khả năng sinh lời từ một đồng vốn của chủ sở hữu, lợi nhuận mà một cổ đơng có được. Do vậy, các NH luôn cố gắng tăng chỉ tiêu ROE để tăng tính hấp dẫn đối với các cổ đơng bằng phương pháp như: kiểm sốt chi tiêu, đầu tư, quản lý rủi ro có hiệu quả.

1.3.2.2. Nguồn nhân lực

Trong nền kinh tế thị trường việc cạnh tranh bằng sản phẩm, dịch vụ chỉ là một mặt của vấn đề. Vấn đề quan trọng, cốt lõi của hoạt động cạnh tranh có ý nghĩa sống cịn đối với hoạt động của NH đó là cạnh tranh con người, cạnh tranh bằng trí tuệ.

Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực của NH thể hiện ở số lượng và chất lượng lao động. Về số lượng lao động không chỉ xem xét về qui mô, số lượng nhân viên trong một ngân hàng, mà còn xem xét mối tương quan với hệ thống mạng lưới, hiệu quả kinh doanh để từ đó nhìn nhận năng suất lao động thực sự của ngân hàng. Về chất lượng nguồn lao động thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ phấn đấu, mức độ cam kết gắn bó với ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ chế tuyển dụng, cơ chế tiền lương cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng duy trì một đội ngũ nhân sự chất lượng cao của một ngân hàng.

NH là một ngành đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm và trình độ cao được tích lũy theo thời gian. Rõ ràng, nếu một NH có tốc độ lưu chuyển nhân viên cao khơng phải là một NH có lợi thế về nguồn nhân lực. Quá trình tuyển dụng và đào tạo một chuyên viên NH thường rất tốn kém cả về thời gian lẫn cơng sức. Khi một NH có đội ngũ

nhân viên tay nghề cao, tâm huyết với nghề, có động cơ phấn đấu và cam kết gắn bó, phản ánh NH đó có lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân lực rất tốt.

1.3.2.3. Năng lực về công nghệ

Trong lĩnh vực NH, cơng nghệ ngày càng đóng vai trị như là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất. Công nghệ NH không chỉ bao gồm những cơng nghệ mang tính tác nghiệp như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống NH bán lẻ, máy rút tiền tự động, ATM, cơng nghệ NH cịn bao gồm hệ thống thông tin quản lý, hệ thống báo cáo kế tốn, tín dụng, rủi ro trong nội bộ NH.

Khả năng nâng cấp và đổi mới cơng nghệ của các NH cũng là tiêu chí phản ánh năng lực cơng nghệ của một NH. Vì với tốc độ phát triển rất nhanh của ngành công nghệ thơng tin nói chung và cơng nghệ lĩnh vực NH nói riêng, nếu chỉ tập trung phân tích vào khả năng công nghệ hiện tại mà không chú ý tới khả năng nâng cấp và thay đổi trong tương lai thì sẽ rất dễ bị lạc hậu. Vì thế, năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở số lượng, chất lượng cơng nghệ hiện tại mà cịn bao gồm cả khả năng đổi mới của các công nghệ hiện tại.

1.3.2.4. Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức

Năng lực quản lý phản ánh năng lực điều hành của hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc. Năng lực quản lý thể hiện ở mức độ chi phối và khả năng giám sát của hội đồng quản trị với ban giám đốc, mục tiêu, động cơ, mức độ cam kết của ban giám đốc cũng như hội đồng quản trị đối với việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của NH.

Năng lực quản lý quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực của NH. Một ban giám đốc hay hội đồng quản trị yếu kém, khơng có khả năng đưa ra những chính sách, chiến lược hợp lý, thích ứng với những thay đổi của thị trường sẽ làm lãng phí các nguồn lực và làm yếu đi năng lực cạnh tranh của NH đó.

Năng lực quản lý của hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc cũng bị chi phối bởi cơ cấu tổ chức của NH. Cơ cấu tổ chức là một nhân tố quan trọng phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực của một NH có phù hợp với quy mơ, trình độ quản lý của NH, phù hợp với đặc trưng cạnh tranh của ngành và yêu cầu của thị trường.

Cơ cấu tổ chức của một NH thể hiện sự phân chia các phòng ban chức năng, các bộ phận tác nghiệp, các đơn vị trực thuộc. Hiệu quả của cơ chế quản lý không chỉ phản ánh ở số lượng phịng ban, sự phân cơng, phân cấp giữa các phòng ban mà còn phụ thuộc vào mức độ phối hợp giữa các phòng ban, các đơn vị trong việc triển khai chiến lược kinh doanh, các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày, khả năng thích nghi và thay đổi của cơ cấu trước những biến động của ngành hay những biến động của môi trường vĩ mô.

1.3.2.5. Hệ thống kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối của các NH thể hiện ở số lượng các CN và các đơn vị trực thuộc khác. Việc triển khai các công nghệ NH hiện đại đang làm rút ngắn khoảng cách về không gian và làm giảm tác động của một mạng lưới CN rộng khắp đối với năng lực cạnh tranh của một NH. Tuy nhiên, vai trò của một mạng lưới CN rộng lớn vẫn rất ý nghĩa, đặc biệt là trong điều kiện các dịch vụ truyền thống của NH vẫn còn phát triển. Hiệu quả của mạng lưới CN thể hiện thơng qua tính hợp lí trong việc phân bố CN ở các vùng miền cũng như vấn đề quản lý, giám sát hoạt động của CN.

1.3.2.6. Số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp

Mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cũng là một chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của một NH. Một NH có nhiều loại hình dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý của NH sẽ là một NH có lợi thế cạnh tranh. Sự đa dạng hóa các dịch vụ một mặt tạo cho NH phát triển ổn định hơn, mặt khác cho phép NH phát huy lợi thế nhờ quy mô.

Tất nhiên, sự đa dạng hóa các dịch vụ cần phải được thực hiện trong tương quan so với nguồn lực hiện có của NH. Nếu khơng, việc triển khai q nhiều dịch vụ, có thể khiến NH kinh doanh không hiệu quả do dàn trải quá mức các nguồn lực. Do đó, NH phải quan tâm khơng chỉ số lượng mà cịn cả chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Có như vậy, khi nhắc đến sản phẩm dịch vụ của NH, KH sẽ nhắc ngay đến NH.

1.3.2.7. Thị phần, uy tín và thương hiệu

Thị phần hoạt động của NH thường được đánh giá thơng qua các tiêu chí về số lượng KH sử dụng sản phẩm dịch vụ, tỉ lệ phần trăm KH của một NH so với các NH khác trong khu vực hay cả nước. Thị phần thể hiện sức mạnh của NH trên thị trường, NH

có thị phần lớn, nghĩa là NH đã tạo ra nhiều giá trị cho KH và tạo được nhiều sự tin tưởng.

Đối với ngành NH nói riêng và doanh nghiệp nói chung, việc xây dựng thương hiệu là đầu tư tài sản vơ hình, tài sản này có giá trị cực kì lớn. Định vị một thương hiệu NH có uy tín trong lịng KH lại khơng đơn giản chỉ là dịch vụ mà còn là yếu tố con người, hệ thống mạng lưới, chiến lược lâu dài trong quá trình hoạt động. Thương hiệu mạnh sẽ là một lợi thế cạnh tranh đáng kể cho NH, giá trị thương hiệu càng lớn hứa hẹn lợi nhuận càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)