6. Kết cấu của luận văn
3.2. Thay đổi cơ cấu tài trợ nợ
Ngành BĐS có đặc thù riêng là ngành có nguồn vốn ứng trước của các khách hàng (tương đối lớn), mà nguồn vốn này lại nằm trong cơ cấu nợ ngắn hạn, vì vậy nó làm cho tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn so với nợ dài hạn. Tuy vậy, như tác giả đã phân tích trong nội dung của chương 2, hiện nay nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK TP.HCM quá cao so với nợ dài hạn. Vì vậy việc giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn là yêu cầu tương đối cấp bách của mỗi doanh nghiệp để tránh cho các doanh nghiệp buộc phải dùng vốn ngắn hạn cho các dự án trung và dài hạn, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các công ty cũng như việc điều hành và ra các quyết định của mỗi doanh nghiệp
Tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hiện nay thể hiện sự bất cập trong cơ chế huy động vốn của công ty đồng thời đó lại là khó khăn chung của thị
trường vốn tín dụng. Theo Thông tư số 15/2009/TT- NHNN, ngày 10/8/2009 của N H N N quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính và cơng ty cho thuê tài chính được sử dụng cho vay trung dài hạn là 30% (hiện nay NHNN đã có dự thảo Thơng tư nâng tỷ lệ này lên 40% đối với các cơng ty tài chính), điều này gây ra rất nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp tìm kiếm các khoản tài trợ trung và dài hạn để phục vụ các chiến lược kinh doanh dài hơi của mình.
Một vấn đề nữa là hiện nay lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp chưa thật sự phát triển. Mặc dù trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu Việt Nam đã có bước phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu nội địa vẫn chủ yếu là trái phiếu chính phủ, với quy mô chung đạt khoảng 16% GDP. Trong đó, trái phiếu chính phủ chiếm khoảng 13% GDP. Trái phiếu cơng ty có quy mơ khiêm tốn, chỉ hơn 3% GDP và chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng quy mô thị trường. So với các nước trong khu vực, quy mô thị trường trái phiếu công ty Việt Nam cịn có quá nhỏ hay còn nhiều tiềm năng. Chẳng hạn, Thái Lan quy mô thị trường trái phiếu công ty lên tới gần 50 tỷ USD vào năm 2010, chiếm khoảng 20% GDP.
Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể về quy mơ và thị phần từ năm 2006 và hiện tại (ước tính giữa năm 2011) đạt khoảng 3,5 tỷ USD, (Nguồn Vietnamreport).
Các tính tốn cũng cho thấy, với thủ tục hiện nay, việc huy động qua trái phiếu, chi phí cũng cao so với phát hành cổ phiều và vay ngân hàng do
đó các doanh nghiệp nếu tính cho ngắn hạn (trước mắt) thì sẽ không phát hành trái phiếu mang tên cơng ty mình. Một số NHTM trong thời gian qua cũng đã biến tướng các khoản cho vay công ty bằng cách đầu tư vào trái phiếu công ty để lách giới hạn cho vay - hiện NHNN đã đưa cả mức này vào giới hạn an tồn của mình.
Cơ cấu thị trường trái phiếu Việt Nam (Nguồn Vietnamreport)
Trong khi đó, theo ơng Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu VN, đồng thời là GĐ Ban Vốn và Kinh doanh vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN, từ 2 năm trở lại đây, các doanh nghiệp BĐS nổi lên là một trong số các tổ chức phát hành trái phiếu chiếm tỷ trọng cao, với tỷ lệ lần lượt là 40% năm 2009, tăng lên mức 55% năm 2010 trong tổng số dư phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Giả sử chúng ta lấy số liệu tính tốn trong năm 2010 của 21 công ty BĐS niêm yết trên TTCK Tp.HCM, thì cứ 4,5 đồng vốn mới tại ra 1 đồng doanh thu. Nếu ước tính ngành BĐS đóng góp khoảng 10% GDP Việt Nam năm 2010, tương đương 10,2 tỷ USD, thì lượng vốn phải có cho ngành này là 45,9 tỷ USD. Trong đó vốn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản năm 2010 đạt 27.500 tỷ đồng (55% của khoảng 50.000 tỷ đồng, Nguồn Vietnamreport) tương đương 1,375 tỷ USD (tạm tính tỷ giá 20.000VND/USD) mới đáp ứng khoảng 3% tổng vốn đầu tư, một tỷ lệ quá nhỏ so với nhu cầu thực của các doanh nghiệp.
Điều này xuất phát từ những khó khăn từ phía doanh nghiệp cũng như do các chính sách chung từ phía nhà nước. Ví dụ như Chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành đầu tháng 3/2011 của Ngân hàng Nhà nước có 3 vấn đề được các
DN quan tâm là: tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%; tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trên tổng dư nợ tối đa 22% vào cuối quý II/2011, tối đa 16% vào cuối năm 2011 và đầu tư trái phiếu DN cũng tính vào dư nợ tín dụng… nhiều DN đã bị đẩy vào thế khó trong q trình huy động vốn, mà như chúng ta biết rằng khách hàng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là các ngân hàng thương mại.
Nhìn vào quy mơ và thực tế giao dịch trái phiếu công ty Việt Nam thời gian qua cho thấy có một số đặc điểm đáng quan tâm về thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay:
- Thị trường còn khá sơ khai với quy mô quá nhỏ so với GDP. Các doanh nghiệp phát hành thường là lần đầu, chưa tạo ra một thị trường nhất định và chủ yếu vẫn là các DNNN..., nhờ dựa vào uy tín và thực chất là trái phiếu chính phủ.
- Thị trường trái phiếu Việt Nam với chủ yếu là trái phiếu có cấu trúc lãi suất cố định năm đầu và thả nổi những năm còn lại do biến động của lãi suất. Một số chuyên gia cho rằng, lãi suất trái phiếu công ty Việt Nam cao là do cả yếu tố vĩ mô và vi mô. Về mặt vĩ mô phải kể đến là mức tín nhiệm quốc gia thấp, lạm phát cao (như năm 2010 chỉ số giá tiêu dùng - CPI là 11,75%) và bất ổn vĩ mô khác như dự trữ ngoại hối quốc gia, thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại; lãi suất trái phiếu chính phủ cao cũng là tham chiếu đẩy lãi suất trái phiếu công ty lên cao. Về mặt vi mô (doanh nghiệp), hệ quản trị doanh nghiệp Việt Nam cần được cải thiện hơn nữa.
- Các công ty phát hành chưa được xếp hạng tín nhiệm bởi hãng định mức tín nhiệm chuyên nghiệp. Nhiều ý kiến nhận xét, dường như các doanh nghiệp Việt Nam khi nào "bí" tiền thì mới nghĩ đến phát hành trái phiếu (đó là nguyên nhân khiến trái phiếu chính phủ Việt Nam không được biết đến như trái phiếu chính phủ Philippines và Indonesia, mặc dù mức tín nhiệm của các quốc gia này giống Việt Nam vào thời điểm đầu năm 2010).
bản đồ tài chính và khơng có chỉ số tham chiếu. Thêm vào đó, sự thiếu hụt này cản trở lớn đối với việc phát triển thị trường trái phiếu công ty trên phương diện tổng thể. Các doanh nghiệp trong nước cũng bị coi là hoạt động kém minh bạch (chế độ kiểm tốn, cơng bố báo cáo chưa theo hoặc chưa đạt chuẩn mực quốc tế); đặc biệt các mức xếp hạng, định mức tín nhiệm và cơng bố mức tín nhiệm về công ty thường không liên tục, khơng đầy đủ.
- Tính thanh khoản thấp: Trên thị trường thứ cấp, giao dịch trái phiếu công ty rất kém sôi nổi và kém thanh khoản. Thị trường trái phiếu mới phát triển ở Việt Nam, các chỉ số thị trường mới hình thành nên tính thanh khoản thấp, mức độ sôi động kém là điều dễ hiểu. Hơn nữa, lại chưa có nhà tạo lập thị trường. Điều đó làm cho thị trường thứ cấp hầu như không hoạt động và việc xác định, xây dựng các chỉ số thị trường (như lợi tức trái phiếu) là cần có thời gian.
Ngồi ra, các trái phiếu chủ yếu là trái phiếu chuyển đổi (thành cổ phiếu khi đáo hạn). Điều đó có nghĩa là nếu TTCK kém sơi động thì các giao dịch trên thị trường thứ cấp cũng rất hạn chế và đến khi đáo hạn, trái chủ thường không thực hiện quyền chuyển đổi mà lại lựa chọn cách rút tiền mặt (và đó cũng là thực tế ở Việt Nam vào năm 2011). Các trái phiếu cũng dường như khơng có chủ ý niêm yết ngoại trừ một số để niêm yết trên TTCK quốc tế.
Nếu có cái nhìn rất ngắn hạn thì rõ ràng, trái phiếu cơng ty chưa phải là giải pháp thay thế cho các nguồn vốn khác của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhìn trung hạn, rõ ràng ta nhìn thấy một tiềm năng lớn về thị trường này còn đang bỏ ngỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược về vốn ở tầm trung hạn, và khi đó, cơ cấu vốn trái phiếu sẽ từng bước được đưa vào chiến lược tài chính của cơng ty, và cơng ty cũng có chiến lược về xây dựng trái phiếu riêng trong cơ cấu cổ phiếu, trái phiếu của mình.
nay sẽ đảm bảo việc huy động trái phiếu nói riêng và huy động vốn nói chung của doanh nghiệp sẽ thành cơng. Hơn nữa, khi đó uy tín của doanh nghiệp sẽ gia tăng cùng với việc phát hành thành công cả cổ phiếu và trái phiếu.
Từ một số phân tích trên, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp để giải bài toán về khai thác vốn từ thị trường đầy tiềm năng này:
Thứ nhất: Phải tăng tính thanh khoản cho trái phiếu nói chung và trái
phiếu doanh nghiệp nói riêng. Để làm được điều này chúng ta phải có những thị trường thứ cấp riêng biệt (như đã có với cổ phiếu), để ở đó các nhà đầu tư có điều kiện giao dịch khối lượng trái phiếu mình đang nắm giữ hoặc đang có nhu cầu.
Thứ hai: Chính phủ (mà cụ thể là NHNN) phải có những chính sách “cởi trói” cho các tổ chức tín dụng. Việc đưa ra một hạn mức cho vay ngắn hạn, dài hạn đôi khi làm mất đi những cơ hội tốt cho các tổ chức này khi không thể cho vay hoặc đầu tư vào các dự án đầy tiềm năng.
Thứ ba: Cần có thêm nhiều các tổ chức độc lập đánh giá, xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay việc đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp chưa thật sự được coi trọng và cũng chưa có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này (hiện tại mới chỉ có Cơng ty Thơng tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Credit)), điều đó làm cho các nhà đầu tư chưa thật sự yên tâm đầu tư vào các doanh nghiệp khi chưa có đầy đủ thơng tin về họ.