3.2.1. Cung vượt quá cầu
Dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng (ADSL) đang gia tăng với tốc độ cao ở Việt Nam khiến các nhà cung cấp dịch vụ ADSL lo ngại vì cầu đã vượt quá cung.
Theo số liệu thống kê không chính thức, số thuê bao dịch vụ ADSL của tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) là 36.000, của công ty FPT là khoảng
23.000 và của công ty Viễn thông quân đội (Viettel) là 8.500, của Sài Gòn Postel (SPT) là 3.750, của NetNam là 2000. Trung bình mỗi tháng các nhà cung cấp dịch vụ phát triển được khoảng 2.000 đến gần 3.000 thuê bao ADSL.
Một trong những nguyên nhân khiến thị trường này lên cơn sốt, theo các chuyên gia viễn thông là do giá cước thấp, tốc độ đường truyền đáp ứng được các yêu cầu khai thác Internet ở mức độ cao hơn như nghe nhạc, xem phim, chơi game, khai thác mạng ảo dùng riêng VPN...
Ngoài ra, các dự án tin học hoá chính phủ, các mạng doanh nghiệp cũng đang có nhu cầu sử dụng băng thông rộng rất lớn. Đơn cử, mạng Metro Ethernet (Tp.Hồ Chí Minh) có hành chục đỉêm kiết nối, băng thông kết nối đến một điểm lên 100 Mbs.
Trong khi nhu câù sử dụng tăng, trong khi tốc độ đầu tư phát triển mạng của doanh nghiệp không theo kịp nên dẫn đến tình trạng cháy số ADSL. Được biết, VNPT còn khoảng 2.000 đơn đề nghị lặp đặt dịch vụ Mega VNN đang nằm chờ.
3.2.2.Chất lượng đường dây
Sự phát triển của công nghệ đường dây thuê bao số phụ thuộc vào chất lượng và thiết kế mạng cáp nội hạt. Trong nhiều trường hợp, mạng cáp được thiết kế từ hàng chục năm trước cho dịch vụ điện thoại đơn thuần, do đó nó sẽ tạo ra một số bất lợi có thể cản trở hay thậm chí không thực hiện được ADSL. Chẳng hạn, công nghệ ADSL sẽ không thực hiện được với đường dây có cuộn tải hoặc các nhánh rẽ và độ dài đường dây.
Hiện nay tại Việt Nam, hạ tầng kỹ thuật mạng đang ở giai đoạn chuyển giao, do đó không thuận lợi cho sự phát triển Internet băng thông rộng tại nước ta.