4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mơ hình:
Bảng 4-4: Hệ số tương quan giữa các biến
DPR YLD AGR FCF LEV MTB RE/TE ROA SIZE
DPR 1.000 YLD 0.257 1.000 AGR -0.105 -0.136 1.000. FCF -0.071 0.028 -0.140 1.000 LEV -0.050 0.085 0.135 -0.139 1.000 MTB -0.228 -0.367 0.206 0.064 0.085 1.000 RE/TE -0.331 0.071 0.036 0.166 0.087 0.206 1.000 ROA -0.344 0.018 0.072 0.254 -0.477 0.211 0.537 1.000 SIZE -0.116 -0.123 0.095 -0.066 0.206 0.047 0.166 0.044 1.000
Trong đó AGR là tỷ lệ thay đổi tổng tài sản, DPR là tỷ lệ chi trả cổ tức, FCF là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, LEV là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, MTB là giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách, RE/TE là lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu, ROA là lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân, SIZE là logarit tự nhiên của tổng tài sản, YLD là tỷ suất cổ tức, bằng cổ tức chia cho giá thị trường của cổ phiếu.
Qua bảng cho thấy các biến đưa vào mơ hình đều có tương quan với nhau (hệ số tương quan khác 0) nhưng ít chặt chẽ. Tỷ lệ chi trả cổ tức có mối tương quan dương với tỷ suất cổ tức, mối tương quan này là phù hợp. Các biến tỷ lệ tăng của tổng tài sản, tỷ lệ dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh chia cho tổng tài sản, tỷ lệ nợ chia cho tổng tài sản, giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách, lợi nhuận giữ
lại chia cho vốn chủ sổ hữu, lợi nhuận chia cho tổng tài sản và logarit tự nhiên của tổng tài sản đều có quan hệ âm với tỷ lệ chi trả cổ tức. Mối quan hệ giữ biên tỷ suất cổ tức và các biên cịn lại có sự khác biệt đáng kể. Tỷ suất cổ tức có mối tương quan âm với biên tỷ lệ tăng tổng tài sản, biến giá trị thị trường chia giá trị sổ sách và biến logarit tự nhiên của tổng tài sản. Ngược lai biến tỷ suất cổ tức có mối quan hệ dương với các biến dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chia cho tổng tài sản, biến tỷ lệ nợ chia cho tổng tài sản, biến lợi nhuận giữ lại chia cho vốn chủ sở hữu và biến lợi nhuận rịng chia cho tổng tài sản.
Nhìn chung hệ số tương quan giữa các biến tương đối thấp (nhỏ hơn 0,8) cho thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mơ hình.