.Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 37 - 47)

Phần trên tác giả đã nêu qua một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của tăng trưởng với các nhân tố vĩ mô. Phần sau đây tác sẽ sẽ trình bày một số

Vu và cộng sự (2006) nghiên cứu tác động của vốn FDI và tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu được lấy trong giai đoạn 1985 – 2002 tại trang web của tổng cục thống kê,

niên giám thống kê các năm ở cả Việt Nam và Trung Quốc. Tác giả sử dụng mơ

hình tăng trưởng nội sinh Cobb – Douglas. Kết quả của ước lượng mơ hình bằng

phương pháp OLS và FGLS cho thấy hệ số của FDI dương và có ý nghĩa thống kê. Vì vậy tác giả đã kết luận FDI đã ảnh hưởng trực tiếp và cả gián tiếp tới GDP. Ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc nâng cao năng suất lao động.

Nghiên cứu của tác giả Phan Minh Ngọc và cộng sự (2006) về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế (đại diện là GDP bình qn đầu người), thương mại và các cơng ty đa quốc gia. Tác giả thu thập số liệu của 61 tỉnh thành trong giai đoạn

1995-2003. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy (giả định

khơng đồng thời hiện diện giữa tăng trưởng, thương mại và công ty đa quốc), kết

quả chỉ ra sự hiện diện của MNC tương quan cùng chiều và có ý nghĩa với mức tăng trưởng bình quân đầu người. Hơn nữa, việc đưa MNC như một biến giải thích cho thấy sự hội tụ của tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người giữa các tỉnh của Việt Nam (MNC không được quan sát thấy khi biến này được loại trừ). Tốc độ

tăng trưởng tương quan yếu và khơng có ý nghĩa thống kê với thương mại, tỷ số xuất khẩu.

Tác giả Phạm Thế Anh (2008) đã giới thiệu tổng quan lý thuyết và các mơ

hình chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Tác giả cũng tổng hợp kết quả của một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới để xem xét mức độ tác động của chi tiêu chính phủ. Từ bài viết trên đã cho thấy tình trạng thiếu cả về mặt cơ sở lý luận lẫn nghiên cứu thực nghiệm đối với mối quan hệ này tại Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà vấn đề thậm hụt ngân sách đang ngày càng trở nên trầm

trọng. Đáng tiếc là tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra mơ hình thực

nghiệm chứng minh mối quan hệ này tại Việt Nam.

Sajid Anwar và Nguyễn Phi Lan (2009) đã nghiên cứu tác động của thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế trên nền tảng của lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng gồm 61 tỉnh thành trong giai đoạn 1997-2006, dữ liệu

được lấy từ tổng cục thống kê, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính, bộ lao động

thương binh và xã hội. Tác giả đã xây dựng mơ hình biến phụ thuộc là GDP thực bình quân đầu người. Biến độc lập bao gồm: các chỉ số phát triển tài chính (tỉ số tiết kiệm/GPP, tỉ số tín dụng/GPP, M2/GDP), “learning by doing” (giá trị sản xuất tăng thêm /GPP), FDI bình quân đầu người, khoảng cách công nghệ, lạm phát, chi tiêu công cộng của các tỉnh và tỉ giá ngoại hối Việt Nam. Sử dụng ước lượng OLS và GMM kết quả chỉ ra có sự tương quan cùng chiều mạnh mẽ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng

trưởng kinh tế sẽ mạnh hơn nếu có nhiều nguồn lực đầu tư phát triển thị trường tài chính.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 tác giả đã đề cập đến 4 nội dung lớn quan trọng. Thứ nhất, tác giả tổng hợp một số khái niệm về tăng trưởng kinh tế tiêu biểu. Từ đó đã cho thấy mặt tích cực và mặt tiêu cực của khái niệm tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, tác giả đã trình bày 4 mơ hình tăng trưởng: mơ hình cổ điển, mơ hình tăng trưởng trường phái Keynes, mơ hình tăng trưởng tân cổ điển, mơ hình tăng trưởng nội sinh. Thứ 3 tác giả cũng nêu ra hầu hết các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế. Và cuối cùng tác giả cũng trình bày những nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu trên thế giới và tại Việt Nam. Qua các bài nghiên cứu thực nghiệm này sẽ giúp cho tác giả xây dựng mơ hình tăng trưởng kinh tế phù hợp cho Việt Nam.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU & DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày quá trình thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu, bao gồm phương pháp nghiên cứu, mơ hình cụ thể, giải thích các biến và quá trình ước

lượng.

3.1.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài là nghiên cứu định lượng. Quá

trình này bắt đầu từ việc thu nhập số liệu chuỗi thời gian theo năm từ 1985-2012 và phân tích dữ liệu. Dữ liệu chuỗi thời gian được sử dụng cho nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp. Chuỗi dữ liệu thời gian trên GDP thực tế bình quân đầu người, vốn

vật chất, nguồn lao động, đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ nước ngoài, lạm

phát và chi tiêu chính phủ trong giai đoạn nghiên cứu được lấy từ trang web của

ngân hàng thế giới, tổng cục thống kê, cở sở dữ liệu của Liên Hiệp Quốc, của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, của quỹ tiền tệ thế giới IMF. Dữ liệu thứ cấp

được sử dụng để phân tích vì thu thập đầy đủ khơng q khó khăn, q trình tìm

kiếm nhanh nên kết luận đưa ra có độ tin cậy đáng kể.

Trước khi ước lượng mơ hình tăng trưởng dài hạn và ngắn hạn, các thuộc

tính chuỗi thời gian của các biến được kiểm định tính dừng để loại bỏ bất kỳ yếu tố xu hướng có thể dẫn đến ước lượng tham số giả. Các biến giải thích là vốn vật chất, nguồn lao động, đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ nước ngồi, lạm phát và chi tiêu chính phủ. Tác giả lựa chọn các biến này vào mơ hình nghiên cứu vì hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đều đưa những nhân tố này vào mô hình và các chính sách kinh tế vĩ mơ từ trung ương đến địa phương thường xuyên xoay quanh những nhân tố này. Để xác định mối quan hệ dài hạn ổn định giữa các biến

số, kiểm định đồng liên kết Johansen được sử dụng. Mơ hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) để ước lượng mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô chủ yếu và tăng

trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng phân tích phân rã phương sai để xác định mức độ đóng góp của các nhân tố vĩ mơ vào

quá trình tăng trưởng kinh tế.

3.2. Giới thiệu các biến nghiên cứu

Biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế (LNRPCGDP): có nhiều thước đo tăng

trưởng kinh tế của một quốc gia như: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), thu nhập bình quân đầu người. Trong bài nghiên cứu này tác giả lựa chọn thước đo GDP thực bình quân đầu người là phù hợp vì nó đại diện mức sống thực tế của dân cư trong mỗi quốc gia, nó là mục tiêu của chính phủ và

được sử dụng rộng rãi. Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng thước đo này trong

nghiên cứu gồm có: Anaman (2006) và Khan & Bashar (2007).

Vốn vật chất (K): theo Shim JK và cộng sự (1995) vốn vật chất là bất kỳ tài

sản sản xuất được áp dụng trong sản xuất như máy móc, nhà xưởng, và các loại

phương tiện. Vốn vật chất đề cập đến bất kỳ tài sản không phải con người do con người tạo ra và được sử dụng trong sản xuất. Trong kinh tế, vốn vật chất là một yếu tố sản xuất hay là đầu vào cho quá trình sản xuất. Hàm sản xuất có dạng chung Y = f(K, L), trong đó Y là sản lượng, K là vốn và L là lao động. Trong lý thuyết

kinh tế, vốn vật chất là một trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất, còn được gọi là

đầu vào trong hàm sản xuất. Đủ vốn là một trong những nhu cầu cơ bản của tăng

trưởng kinh tế trên lý thuyết và thực nghiệm. Summers & Hesten (1991) nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn vật chất và tăng trưởng kinh tế trên 84 quốc gia trong giai đoạn 1960-1992 đã kết luận vốn đầu tư ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng

quân đầu người cao, vốn đầu tư là biến quan trọng trong mơ hình. Hoover & Perez (2004) nghiên cứu 107 quốc gia với 36 biến trong giai đoạn 1960- 1989 cũng

khẳng định vốn đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng. Do tầm quan trọng

của vốn đã được chứng minh cả trên lý thuyết và thực nghiệm nên tác giả kỳ vọng hệ số của vốn vật chất sẽ dương (β1 >0).

Nguồn lao động (L): theo Shim JK và cộng sự (1995) nguồn lao động là

tổng số người trong độ tuổi lao động bao gồm cả những người có việc làm hoặc

thất nghiệp trong thời hạn nhất định. Theo các nhà lý thuyết tăng trưởng cổ điển,

sự gia tăng lực lượng lao động (Lt), được đo lường trong bài này là tỷ lệ phần trăm của dân số trong độ tuổi từ 15- 64, dự kiến sẽ dẫn đến sự gia tăng GDP thực tế bình quân đầu người (tăng trưởng kinh tế). Tất cả những yếu tố khác cân bằng, nguồn

lao động cao hơn nghĩa là mức cung lao động cao hơn và do đó sản lượng cũng cao hơn (Weil, 2005; Todaro, 2006). Với nền tảng như vậy tác giả kỳ vọng hệ số của nguồn lao động mang dấu dương (β2> 0).

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Đầu tư trực tiếp nước ngoài đề cập đến sự tham

gia dài hạn của nước A vào nước B. Nó thường liên quan đến sự tham gia trong quản lý, liên doanh, chuyển giao công nghệ và chuyên môn (Shim JK và cộng sự, 1995). Đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp cho các nước chủ nhà về vốn, công nghệ, và kỹ năng quản lý hiện đại, đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng thông qua tăng năng suất đặc biệt là các nước mới nổi. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng trưởng như Obwona (2001), Eller và cộng sự (2005), vì vậy nghiên cứu kỳ vọng hệ số FDI dương (β3> 0).

Viện trợ nước ngoài (AID): Viện trợ nước ngoài là việc chuyển giao tự nguyện các nguồn lực từ nước này sang nước khác, với ít nhất một phần mục tiêu

mang lại lợi ích cho đất nước nhận viện trợ (Shim & cộng sự, 1995). Một yếu tố

khác liên quan chặt chẽ đến đầu tư là viện trợ nước ngoài. Tuy vậy viện trợ nước ngồi ln ln gây nhiều tranh cãi: quan điểm phản đối viện trợ nước ngoài cho rằng viện trợ như một cơng cụ chính trị làm méo mó các động cơ khuyến khích, tạo cơ hội cho tham nhũng, và tiếp sức cho những kẻ độc tài tham nhũng và quyền lợi nhóm kinh doanh cao cấp. Viện trợ có ít ảnh hưởng đến tăng trưởng và thường lợi bất cập hại đối với người nghèo trên thế giới (Friedman, 1959). Ngược lại quan điểm ủng hộ cho rằng, viện trợ là một thành phần quan trọng trong cuộc chiến

chống đói nghèo và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển. Đặc biệt là những quốc gia nghèo nhất, nơi mà dân chúng không thể tạo ra nguồn lực cần thiết để tài trợ đầu tư hay các chương trình y tế và giáo dục (Jeffrey, 1999). Đối với Việt Nam là nước đang phát triển và nhận được viện trợ nước ngoài khá

cao, do đó bài nghiên cứu kỳ vọng hệ số viện trợ nước ngồi có dấu cùng chiều với tăng trưởng kinh tế (β4> 0).

Lạm phát (INF): Lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế là hai trong số các biến kinh tế vĩ mô quan trọng nhất và được theo dõi chặt chẽ nhất. Tỷ lệ lạm phát cao là một hiện tượng rất phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Lạm phát có thể dẫn đến sự không chắc chắn về khả năng sinh lời trong tương lai của dự án đầu tư. Vì vậy chiến lược đầu tư sẽ được xem xét thận trọng

hơn và cuối cùng có thể dẫn đến giảm mức đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Lạm phát làm giảm khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia, vì hàng hố xuất khẩu đắt hơn các nước khác, lạm phát có thể đẩy các chi phí đầu vào gia tăng. Nghiên cứu của Thirlwall (1974) cho thấy nếu lạm phát thấp từ 5% đến 8% thì có lợi cho tăng trưởng. Sau đó, ảnh hưởng của lạm phát cao có thể gây tổn hại nghiêm trọng. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã tìm được bằng chứng cho thấy lạm phát ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng như Fischer & Modigliani (1978), Barro (1995, 1996,

2003); Easterly & Levine (1997). Tuy nhiên Bruno & Easterly (1995) khơng tìm

được mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và tăng trưởng. Cũng như các nghiên cứu

thực nghiệm trên thế giới, tác giả cũng kỳ vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế (β5< 0).

Chi tiêu chính phủ (GE): theo Shim JK và cộng sự (1995) chi tiêu của chính

phủ là việc chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng ở hiện tại hoặc tương lai. Các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes tin rằng chi tiêu chính phủ thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ làm tăng sức mua (tổng cầu) của nền kinh tế. Ngược

với quan điểm của trường phái Keynes, các nhà kinh tế học tin rằng giảm chi tiêu chính phủ dẫn tới cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm lãi suất, tăng đầu tư, tăng năng suất và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ ngược chiều giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế của Barro (1991, 1996, 2003), Romer (1990), Easterly & Rebelo (1993), Samuel & cộng sự

năm (2012). Tại Việt Nam tác giả Hoàng Thị Chinh Thon và cộng sự (2010) đã

nghiên cứu chi tiêu ngân sách và tăng trưởng và cho kết luận phải tăng tỷ trọng chi tiêu ngân sách vượt quá mức giới hạn nào đó thì mới ảnh hưởng tích cực tới tăng

trưởng kinh tế của địa phương. Với quan điểm chi tiêu chính phủ góp phần gia tăng tổng cầu làm tăng GDP nên tác giả kỳ vọng GE sẽ mang dấu dương (β6 > 0).

3.3.Mơ hình nghiên cứu

Trong phần trên tác giả đã giới thiệu các nhân tố chủ yếu tác động tới tăng

trưởng kinh tế, qua đó có thể thấy GDP thực bình qn đầu người là một hàm của

vốn vật chất, nguồn lao động, đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ nước ngoài, lạm phát và chi tiêu chính phủ (Lucas, 1988). Mơ hình nghiên cứu cụ thể được xây

GDP = f (K, L, FDI, AID, INF, GE) (11)

Lấy Lôgarit cơ số mũ tự nhiên biến phụ thuộc, phương trình trở thành:

LNRPCGDPt = β1Kt + β2Lt + β3FDIt + β4AIDt + β5INFt + β6GEt + εt (12)

Trong đó:

LNRPCGDPt : đại diện cho tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người tính bằng Ln của GDP thực tế bình qn đầu người tại thời điểm t. GDP thực được lấy là GDP theo giá cố định năm 1994.

Kt: vốn vật chất tại thời điểm t, đo lường bằng %tổng vốn cố định trên

GDP.

Lt: nguồn lao động tại thời điểm t, đo lường bằng %tổng dân số trong độ

tuổi từ 15 – 64 tuổi.

FDIt: vốn đầu tư nước ngoài tại thời điểm t đo lường bằng tỉ lệ % FDI ròng trên GDP.

AIDt: viện trợ nước ngoài tại thời điểm t, đo lường bằng % viện trợ nước

ngoài trên GDP.

INFt: tỉ lệ lạm phát tại thời điểm t

GEt: chi tiêu Chính phủ tại thời điểm t đo lường bằng % chi tiêu Chính phủ trên GDP.

εt: hạng mục sai số giả định có phân phối chuẩn độc lập, bao gồm tất cả các biến giải thích khác ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhưng khơng nêu trong

mơ hình này.

β1,….. , β6 là hệ số co giãn từng phần của GDP thực bình quân đầu người tương ứng với Kt, Lt, FDIt, AIDt, INFt, GEt.

Các biến giải thích và kỳ vọng về dấu của các biến được trình bày tóm tắt tại bảng sau:

Bảng 3.1: Bảng dấu kỳ vọng của hệ số các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 37 - 47)