Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam đến năm 2015 (Trang 39)

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

2.2.1.3 Khả năng sinh lời

LỢI NHUẬN TRƢỚC THUẾ

3,149 5,479 5,700 5,004 3,590 -18.78% 14.00% 4.03% 9.49% 39.39% - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2007 2008 2009 2010 2011 NĂM TỶ ĐỒ NG -30% -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50%

Lợi nhuận trước thuế

Tăng trưởng %Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB

LỢI NHUẬN SAU THUẾ

2,390 2,728 4,236 4,275 3,945 -16.46% 14.14% 44.61% 7.38% 0.92% - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 2007 2008 2009 2010 2011 NĂM TỶ ĐỒ NG -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50%

Lợi nhuận sau thuế

Tăng trưởng % Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB

Đồ thị 2.3: Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của VCB từ năm 2007 đến 2011 Lợi nhuận sau thuế của VCB năm 2007 giảm 16,46% so với năm 2006. Sau khi cổ phần hóa thành cơng, lợi nhuận của VCB đã tăng lên. Năm 2009, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn, hầu hết các ngân hàng đều gặp khó khăn nhưng lợi nhuận của VCB vẫn tăng lên đáng kể. Nếu so với năm 2008, lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng lên 44,6%. Từ năm 2008 đến năm 2011, lợi nhuận của VCB đều tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại, năm 2010 lợi nhuận sau thuế là 4.236 tỷ đồng, tăng 7,38% so với năm 2009. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế là 4.275 tỷ đồng, tăng 0,92% so với năm 2010.

Nhìn vào đồ thị, có thể thấy ROE và ROA của VCB liên tục giảm trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011. Tính đến cuối năm 2011, ROE ở mức 17,43% và ROA là 1,29%. Tuy số liệu này cho thấy kết quả không thực sự khả quan, song kết quả này bị ảnh hưởng tương đối lớn bởi yếu tố thị trường. Nếu so sánh trong tồn ngành thì ROE và ROA của VCB trong bối cảnh chung của toàn ngành ngân hàng là vẫn tương đối tốt.

ROA 1.31% 1.29% 1.64% 1.50% 1.29% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80% 2007 2008 2009 2010 2011 Năm

Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB

ROE 19.23% 19.74% 25.58% 22.55% 17.43% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 2007 2008 2009 2010 2011 Năm

Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB

Đồ thị 2.4: Tăng trưởng ROA, ROE của VCB từ năm 2007 đến năm 2011

2.2.2 Năng lực hoạt động 2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn 2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn HUY ĐỘNG VỐN 159,989 169,457 208,320 144,810 242,277 16.30% 19.98% 10.48% 5.92% 22.93% - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2007 2008 2009 2010 2011 NĂM TỶ ĐỒ NG 0% 5% 10% 15% 20% 25% Hu y động vốn Tăng trưởng %

Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB từ năm 2007 đến 2011

Đồ thị 2.5: Tình hình huy động vốn của VCB từ năm 2007 đến năm 2011 Môi trường kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2011 gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, NHNN về thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm sốt tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn. Trong bối cảnh đó, VCB ln bám sát sự điều hành của NHNN, điều hành lãi suất linh hoạt, có dự đốn trước ln theo sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế. Nguồn vốn huy động của VCB năm 2008 tăng 10,48% so với năm 2007; năm 2009 tăng 5,92% so với năm 2008; năm 2010 đạt tốc độ tăng khá cao là 22,93% so với năm 2009. Năm 2011 là thời gian đặc biệt khó khăn trong cơng tác huy động vốn. Tình hình lạm phát tăng cao cùng với việc áp dụng trần lãi suất huy

động đối với VND là 14%, đối với USD là 2%; dẫn đến nguồn vốn huy động từ khách hàng của VCB gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, nguồn vốn huy động tính đến cuối năm 2011 tăng 16,3% so với năm 2010 và đạt 242.277 tỷ đồng.

2.2.2.2 Hoạt động tín dụng TÍN DỤNG TÍN DỤNG 141,621 176,814 208,086 97,631 112,793 15.53% 25.56% 44.12% 24.85% 17.69% - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2007 2008 2009 2010 2011 NĂM TỶ ĐỒ NG 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Tín dụng Tăng trưởng %

Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB qua các năm từ 2007 đến 2011

Đồ thị 2.6: Tình hình hoạt động tín dụng của VCB từ năm 2007 đến năm 2011 Trong năm 2007, cùng với sự thuận lợi của thị trường, định hướng hoạt động tín dụng là “Tăng cường cơng tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hướng đến chuẩn mực quốc tế” đã góp phần làm tăng trưởng tín dụng của VCB lên 44,12% so với năm 2006.

Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về kiểm sốt tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, VCB đã có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện thị trường đảm bảo hoạt động tín dụng an tồn, hiệu quả. Thông qua các biện pháp kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tồn hệ thống giảm từ 29% xuống 15%. Kết thúc tháng 12/2008, dư nợ tín dụng của VCB tăng 15,53% cao hơn so với kế hoạch đã điều chỉnh ở mức 15%.

Trong năm 2009, VCB ln bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đảm bảo an tồn, hiệu quả. Trong giai đoan nửa đầu năm 2009, thực hiện chủ trương kích cầu, mở rộng tín dụng có hiệu quả góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, VCB đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối thiểu 22%. Sau khi NHNN có chỉ đạo về khống chế tăng trưởng, đưa ra mức trần là 25%, VCB đã kịp

thời điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp cho từng giai đoạn. Kết thúc năm 2009, tổng dư nợ cho vay của VCB đạt 141,6 ngàn tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 25,56%. Đến 31/12/2010, dư nợ của VCB đạt 176,8 ngàn tỷ đồng, tăng 24,85% so với năm 2009. Tính đến cuối năm 2011, dư nợ của VCB là 208.086 tỷ đồng, tăng 17,69% so với năm 2010.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của VCB từ năm 2007 đến 2011 khơng có nhiều thay đổi. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn có phần nhích lên đơi chút so với cho vay trung dài hạn nhưng không đáng kể. (Số liệu được trình bày ở phụ lục 5)

Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của VCB có thể thấy tỷ trọng cho vay DNNN khá cao, chiếm gần 50% vào những năm 2007, 2008 và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011. Đến cuối năm 2011, tỷ trọng cho vay DNNN là 33,15% trong tổng dư nợ cho vay. Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay cơng ty TNHH và cá nhân có xu hướng tăng lên, tỷ trọng cho công ty TNHH tăng từ 14,5% năm 2007 lên 18,09 năm 2011; tỷ trọng cho vay cá nhân tăng từ 9,6% năm 2007 lên 10,02% năm 2011. Điều này cho thấy chính sách phát triển của VCB trong những năm gần đây đã chú ý đến mảng bán lẻ nhiều hơn song song với việc củng cố và phát triển mảng bán bn. (Số liệu được trình bày ở phụ lục 6)

2.2.2.3 Hoạt động dịch vụ

Ngoài hai mảng hoạt động truyền thống là huy động vốn và tín dụng, mảng dịch vụ cũng đang được VCB chú ý phát triển. Những biến động thị trường tiền tệ thời gian qua cho thấy phát triển dịch vụ đa dạng hóa thu nhập là giải pháp lâu dài góp phần tăng trưởng nguồn thu của VCB và phân tán rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Những hoạt động dịch vụ chính mang lại nguồn thu cho ngân hàng hiện nay là thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ và vàng, thẻ, ngân hàng bán lẻ.

Hoạt động thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống của VCB và ln có vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia với các chính sách cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VCB vẫn được duy trì ở mức cao.

Tính đến 31/12/2011, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 38,8 tỷ USD, tăng gần 25,2% so với năm 2010 và chiếm thị phần 19,2% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2011 qua Vietcombank đạt 21,7 tỷ USD, tăng 31,5% so với năm 2010 và chiếm 22,5% thị phần thanh toán xuất khẩu. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 17,1 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2010 và chiếm thị phần 16,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Bảng 2.2: Hoạt động thanh toán quốc tế của VCB từ năm 2006 đến năm 2011

Đvt: tỷ USD

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh số TT Xuất khẩu

Giá trị 12,7 14,2 16,83 12,46 16,5 21,7 %Tăng trưởng 35% 11,8% 18,5% -26% 32,4% 31,5% Thị phần 32% 29,3% 26,8% 22% 23% 22,5% Doanh số TT Nhập khẩu Giá trị 10,1 12,2 15,67 13,15 14,5 17,1 %Tăng trưởng -8,2% 20,8% 28,4% -16,1% 10,3% 17,9% Thị phần 22,8% 20% 19,5% 19,1% 17% 16,1%

Doanh số TT Xuất nhập khẩu

Giá trị 22,8 26,4 32,5 25,61 31 38,8

%Tăng trưởng 8,6% 15,8% 23,1% -21,2% 21% 25,2%

Thị phần 27% 24,1% 22,7% 20,4% 20% 19,2%

Nguồn: Báo thường niên của VCB từ năm 2006 đến năm 2011

Mặc dù doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VCB tăng trưởng khá đều từ năm 2006 đến năm 2011 nhưng do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng đã làm cho thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB bị sụt giảm. Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB đã giảm từ 24,1% (năm 2007) xuống 22,7% (năm 2008) xuống 20,4% (năm 2009) giảm còn 20% (năm 2010) và 19,2% vào cuối năm 2011.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Bắt đầu từ năm 2007, cùng với sự hội nhập của hệ thống tài chính Việt Nam với thế giới, thị trường ngoại hối và tỷ giá USD/VND có những diễn biến mạnh mẽ và khó lường gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, với sự chủ động, VCB đã biến thách thức trở thành cơ hội thể hiện thông qua cả hai

mặt lượng và chất của hoạt động ngoại hối. Hiện tại, VCB đang giữ vị trí dẫn đầu trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên hai lĩnh vực chính của thị trường ngoại hối Việt Nam là mua bán và vay gửi.

Bảng 2.3: Tình hình và kết quả kinh doanh ngoại tệ của VCB

Đvt: triệu USD

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 30/9/2010

Tổng doanh số mua bán 26.217 46.011 44.598 37.567

Trong đó

Doanh số mua bán ngoại tệ - VND 20.122 31.610 26.703 23.351

- Mua trong nước 9.999 15.219 5.988 11.390

- Bán trong nước 10.123 15.881 13.490 11.961

Doanh số mua bán ngoại tệ-ngoại tệ quốc tế 4.106 10.001 11.632 7.294

- Mua ngoại tệ bán USD 2.294 5.157 5.988 3.720

- Bán ngoại tệ mua USD 1.812 4.844 5.644 3.574

Doanh số mua bán ngoại tệ-ngoại tệ trong nước 1.989 4.400 6.263 6.922

- Mua ngoại tệ bán USD 908 2.417 3.017 3.671

- Bán ngoại tệ mua USD 1.081 1.983 3.246 3.251

Bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu xăng dầu 2.075 1.749 1.699 730,1

Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ (tỷ đồng) 354,5 952,9 918,2 381,5 Nguồn: Bản cáo bạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn năm 2010 của VCB

Trong giai đoạn năm 2007 – 2009, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB có bước tăng trưởng khá. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2008 tăng 75,5% so với năm 2007, năm 2009 giảm nhẹ 3,07% so với năm 2008. Mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 nhưng lợi nhuận từ hoạt kinh doanh ngoại tệ của VCB vẫn tăng mạnh, tăng 169% so với năm 2007. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2009 giảm nhẹ 3,6% so với năm 2008. Do biến động về tỷ giá nên trong 9 tháng đầu năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB chỉ đạt 381,5 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh thẻ

Thị trường thẻ tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, đang có một tốc độ phát triển mạnh mẽ và còn tiềm năng rất lớn cho các ngân hàng khai thác. VCB là ngân hàng có số lượng thẻ phát hành, doanh số thanh tốn khơng ngừng gia tăng qua các năm và ln giữ vị trí dẫn đầu về các chỉ tiêu này trên thị trường thẻ Việt Nam. Trong năm 2010, VCB chiếm 30% thị phần thẻ ghi nợ, 30%

thẻ tín dụng quốc tế, và 18% thẻ ATM; doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng mạnh, đặc biệt là doanh số thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế tăng tới 30,7% so với năm 2009 và chiếm 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng. Trong năm 2011, doanh số thanh tốn thẻ quốc tế có thị phần là 56,2%; doanh số thanh toán thẻ nội địa là 37,4%; doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tăng 30,2% so với 2010 (đạt 150.452 tỷ đồng); doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế tăng 11,4% so với 2010 (đạt 11.363 tỷ đồng); doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tăng 42,8% so với 2010 (đạt 4.624 tỷ đồng). Doanh số sử dụng thẻ đã thể hiện sự phát triển về mặt chất lượng trong hoạt động kinh doanh thẻ của VCB.

Bên cạnh đó, VCB cịn có một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng, phong phú với nhiều tính năng phù hợp với nhu cầu thị trường. Đối với thẻ quốc tế, VCB chấp nhận thanh toán 7 thương hiệu thẻ quốc tế là Visa, Mastercard, Amex, Diners, JCB, CUP và Discovery Card, đặc biệt VCB là ngân hàng độc quyền thanh toán thẻ Amex trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, thương hiệu Vietcombank Connect24 đã được bình chọn là Thương hiệu quốc gia và được trao tặng Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt.

2.2.2.4 Hoạt động phát triển mạng lưới, phịng giao dịch

Bảng 2.4: Tình hình phát triển mạng lưới của VCB

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Hội sở chính 1 1 1 1 1 1

Sở giao dịch 1 1 1 1 1 1

Trung Tâm đào tạo 1 1 1 1 1 1

Chi nhánh 58 58 62 65 71 78

Phòng giao dịch 87 146 210 260 286 304

Công ty con tại Việt Nam 3 3 3 3 3

Cơng ty con tại Nước Ngồi 1 1 1 2 2

Công ty liên doanh 4 4 4 4 4

Công ty liên kết 3 3 2 2 2

Văn phòng đại diện 2 1 1 1 1

Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB từ năm 2006 đến năm 2011

Mạng lưới chi nhánh của VCB đã được chú trọng phát triển hơn từ sau khi cổ phần hố. Tính đến cuối năm 2011, VCB đã có mặt tại 46 trên 63 tỉnh thành trong

cả nước, bao gồm 1 Hội sở chính, 1 Sở Giao dịch, 78 Chi nhánh, 1 Trung tâm đào tạo, 3 cơng ty con trong nước, 2 cty ở nước ngồi, 1 văn phịng đại diện, 6 Cơng ty liên doanh, liên kết, và 304 phòng giao dịch.

2.2.2.5 Hoạt động ngân hàng đại lý

Mạng lưới ngân hàng đại lý là một trong những thế mạnh nổi trội của VCB tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các hoạt động ngân hàng quốc tế của VCB so với các ngân hàng trong nước khác. Là ngân hàng chuyên doanh Việt Nam đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, VCB đã thiết lập một mạng lưới các ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, điều này mang lại lợi thế giúp VCB thực hiện các giao dịch ngân hàng quốc tế với các thị trường trên thế giới được nhanh chóng, an tồn và hiệu quả.

Hiện tại, VCB có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng tại 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và VCB luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

2.2.3 Năng lực cơng nghệ

VCB coi hạ tầng công nghệ thông tin là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. VCB đã và đang phát triển nền tảng cơng nghệ thơng tin hiện đại có khả năng hỗ trợ tối đa các hoạt động ngân hàng. Trung tâm cơng nghệ thơng tin thuộc Hội sở chính gồm 6 phịng chức năng độc lập với 60 cán bộ tin học tại Hội sở chính, gần 200 cán bộ tin học tại các chi nhánh. Hàng năm, VCB đầu tư khoảng 20 - 30 triệu USD cho phần cứng, các giải pháp cơng nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam đến năm 2015 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)