Biến giải thích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kiệt quệ tài chính các nhân tố tác động và mô hình dự báo cho các công ty cổ phần tại TP HCM 001 (Trang 32 - 34)

Chương 1 : Tổng quan lý thuyết

2.3. Biến giải thích

Trong phần này, tác giả sẽ thực hiện định nghĩa các biến giải thích đồng thời chỉ rõ cách tính của chúng.

Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của công ty (M/B) được xác

định là giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu của công ty và được sử

dụng để đo lường các cơ hội tăng trưởng. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị sổ sách của nó (tức là M/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra : một là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty

đang bị thổi phồng quá mức ; hai là thu nhập trên tài sản của công ty quá thấp. Nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa cổ phiếu này bởi vì giá trị

tài sản của cơng ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật. Còn nếu điều thứ hai đúng, thì khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều

kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho cơng ty, tạo dịng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông. Điều này phản ánh cơng ty đang gặp khó khăn và khó thu hút vốn hơn. Ngược lại, nếu một cơng ty có giá trị thị

trường của cổ phiếu lớn hơn giá trị sổ sách thì đây là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.

Biến động giá (VOL), tác giả lấy trung bình giá chứng khốn hàng tuần của

từng cơng ty trong năm 2010. Tác giả chọn một ngày bất kỳ trong tuần để lấy đại

diện giá chứng khoán của tuần đó, tổng cộng 52 tuần trong năm, sau đó tính độ lệch chuẩn của nó để làm đại diện cho biến động giá cổ phiếu trên thị trường.

Thu nhập của cơng ty (RET), trong bài phân tích này, tác giả định nghĩa

thu nhập của công ty là lợi nhuận sau thuế của công ty. Dữ liệu này phản ánh thu nhập của công ty sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí.

Lợi nhuận hoạt động (OPRO) được đo lường bằng thu nhập trên tài sản và

được định nghĩa là thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) chia cho tổng tài sản. Lưu

ý rằng, EBIT không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi mức độ nợ của công ty.

Quy mô của doanh nghiệp (SIZ), theo như trong nghiên cứu của Shumway

(2001) về xác suất kiệt quệ, quy mô của doanh nghiệp được đo bằng Logarit của giá trị vốn hóa thị trường của cơng ty trong một năm chia cho tổng số vốn hóa thị trường của tất cả các công ty trên sàn HOSE trong năm đó.

Địn bẩy doanh nghiệp (LEV), tác giả đo lường đòn bẩy doanh nghiệp

bằng tỷ lệ của tổng nợ trên giá trị sổ sách của tài sản. Tổng nợ bao gồm tất cả các hình thức nợ, các khoản nợ thể hiện trên bảng cân đối kế tốn. Tác giả sử dụng địn bẩy sổ sách chứ khơng phải địn bẩy thị trường.

Xếp hạng tín nhiệm (RAT), tác giả sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm

năm 2011 cho các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn HOSE được đánh giá bởi

Công Ty Cổ Phần Xếp Hạng Tín Nhiệm Doanh Nghiệp Việt Nam CRV như một phương pháp đo lường khả năng trả nợ của một công ty cũng như chất lượng tổng

thể của nó. Chúng ta gán mỗi mức đánh giá xếp hạng bằng một con số tương ứng, cụ thể như sau : - 9 : mức đánh giá xếp hạng AAA - 8 : mức đánh giá xếp hạng AA - 7 : mức đánh giá xếp hạng A - 6 : mức đánh giá xếp hạng BBB - 5 : mức đánh giá xếp hạng BB - 4 : mức đánh giá xếp hạng B - 3 : mức đánh giá xếp hạng CCC - 2 : mức đánh giá xếp hạng CC - 1 : mức đánh giá xếp hạng C

Tuổi của công ty (AGE) là số năm kể từ công ty đã được thành lập đến năm

2010. Tác giả cũng sử dụng Logarit của tuổi doanh để đưa vào phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kiệt quệ tài chính các nhân tố tác động và mô hình dự báo cho các công ty cổ phần tại TP HCM 001 (Trang 32 - 34)