TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TINH DẦU

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp nghiên cứu chiết xuất tinh dầu xông giải cảm (Trang 34 - 37)

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới [11],[12], [13], [14]

Với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, tinh dầu đã được phát triển thành phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp trên toàn thế giới. Giữa thế kỉ XIX, tinh dầu được tập trung nghiên cứu và trở thành một phương pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh Quốc,...Ngoài mùi vị làm cho chúng có giá trị trong nghành ăn uống và chế rƣợu với liều nhỏ nó còn có tác dụng kích thích sự ăn ngon và tiêu hóa song chúng cũng thường có tác dụng diệt khuẩn. Tuy nhiên, những nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật tách chiết, thành phần hóa học của tinh dầu chỉ mới đƣợc quan tâm nhiều vào những năm 90 của thế kỷ XX khi các phương pháp phân tích, đặc biệt là kỹ thuật GC/MS phát triển mạnh đã trở thành một công cụ hiệu lực và không thể thiếu trong các nghiên cứu về tinh dầu.

Các hội nghị quốc tế về tinh dầu đƣợc tổ chức định kỳ hàng năm đã công bố rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng có liên quan đến tinh dầu nhƣ International Symposium on Essential Oils (lần thứ 25, tại Pháp, năm 1994) hay International Congress of Essential Oils, Flavour and Fragrances (lần thứ 13, tại Thổ Nhĩ Kỳ, năm (1995),... Hiện tại, tạp chí “Journal of Essential Oil Research”

cung cấp đầy đủ về mọi khía cạnh trong nghiên cứu tinh dầu thuần túy và ứng dụng, đƣợc phát hành từ năm 1989, đây là một tạp chí có uy tín trong lĩnh vực tinh dầu.

Có nhiều công trình nghiên cứu về tinh dầu, và tác dụng của tinh dầu nhƣ:

- Vicanova S.A (1971) nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của 122 loại tinh dầu trong đó 13 chế phẩm có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều vi khuẩn gây bệnh.

- Napapor Thavanapong thuộc khoa Dƣợc, Đại học Silpakorn, Thái Lan (2006) đã nghiên cứu chiết tinh dầu từ vỏ quả và hoa của giống bưởi Citrus 1qsMaxima Merr. Bằng các kỹ thuật ép lạnh, chưng cất hơi nước dưới áp suất thấp và chiết bằng CO2 siêu tới hạn (CO2 - SFC), sau đó xác định thành phần hóa học bằng phương pháp GC - MS và thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu trên các chủng vi sinh vật khác nhau [14].

- M. M. Ahmad, Salim-ur-rehman, F. M. Anjum, E. E. Bajwa (2006) đã nghiên cứu tinh chất lý học của tinh dầu chiết từ vỏ của các loại Citrus khác nhau trong đó có giống bưởi Citrus paradise [11].

- Khoa sinh học và hóa học, trường đại học Indiana, Hoa Kỳ và Phòng thí nghiệm dinh dƣỡng Chemoprevention Ung thƣ tiêu hóa và phòng thí nghiệm phân tử Ung Thƣ, Strasbourg, Pháp đã nghiên cứu thành phần genalnoil trong sả có tác dụng chống ung thƣ.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước [3], [10]

Việt Nam là một nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loại thực vật nên việc nghiên cứu tách chiết tinh dầu từ các loại lá, quả hoa rất phổ biến nhƣ: một số nghiên cứu tách chiết tinh dầu từ lá sả, bạch đàn,… hay vỏ bưởi, cam, chanh sử dụng phương pháp chưng cất truyền thống cũng nhƣ ứng dụng một số kỹ thuật chiết mới.

- Nguyễn Minh Hoàng, khoa Công nghệ Sinh học, Đại học Mở TPHCM đã nghiên cứu chiết tinh dầu từ vỏ trái bưởi da xanh Citrus grandis (L.) Osbeck (trồng tại Đồng Nai) và từ vỏ trái cam sành Citrus nobilis Lour (trồng tại Tiền Giang) và vỏ trái chanh giây Citrus aurantifolia (Christm.) Swingle (trồng tại Tiền Giang) bằng phương pháp chưng cất hơi nước có và không có sự hỗ trợ của vi song [3].

- Đề tài nghiên cứu Tách Tinh Dầu và Carotenoid Từ Lá Trầu (Piper betle L.) của Nguyễn Thị Lý và Trần Thị Hồng Vân, Khoa Công nghệ Hoá học, Đại học Bách Khoa, Tp Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thị Diệu Minh, Trần Thị Thái Thanh và Nguyễn Thị Lan, Trường cao đẳng Công Nghệ - Đà Nẵng đã nghiên Cứu Chiết Xuất Tinh Dầu Tràm và Tận Dụng Bã Tràm Làm Than Hoạt Tính.

- Đề tài Tách Tinh Dầu Và Alkaloid Từ Quả Quất (Citrus japonica Thumb), Nguyễn Thị Lý, Lê Thị Đề Oanh, Phan Thị Bảo Vy, Huỳnh Mai Thảo, Khoa Công nghệ Hoá học, Đại học Bách Khoa, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam.

- Nguyễn Văn Hưởng và cộng sự (1964); Nguyễn Đức Minh và cộng sự (1977) đã nghiên cứu nhiều loại tinh dầu nhƣ tinh dầu hồi, tinh dầu húng chanh, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế tinh dầu long não,...Các tác giả đã nhận thấy các loại tinh dầu trên có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn.

Tuy nhiên, hầu hết các công trình trong nước đều tập trung khảo sát thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của tinh dầu và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất chiết tinh dầu của một loại tinh dầu nhất định mà chƣa nghiên cứu chiết suất tinh dầu hỗn hợp từ dƣợc liệu khác nhau. Hơn nữa, chƣa thấy công trình nghiên cứu nào về tinh dầu hỗn hợp để xông giải cảm.

Vì vậy, trong đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:

- Xác lập điều kiện thích hợp cho việc tách chiết tinh dầu từ các loại lá xông cảm bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước.

- Áp dụng quy trình để thu nhận tinh dầu xông giải cảm. Đánh giá hiệu quả kinh tế của quy trình đã xây dựng.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp nghiên cứu chiết xuất tinh dầu xông giải cảm (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)