Thực trạng tỷ giá hối đoái tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tại việt nam (Trang 94 - 99)

PHỤ LỤC 6 : phân rã phương sai mơ hình thứ tự số 2

3 Thực trạng tỷ giá hối đoái tại Việt Nam:

3.1 Cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo thời gian, 2000-2011

Giai đoạn từ năm 1999-2000: Việt Nam áp dụng cơ chế tỷ giá neo cố định (conventional fixed peg arrangement). Đặc điểm của cơ chế tỷ giá này là:

- OER công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hơm trước (28/2/99)

- Biên độ tỷ giá tại các Ngân hàng Thương mại giảm xuống không quá 0,1%. - OER được giữ ổn định ở mức 14.000VND/USD.

Giai đoạn từ năm 2001-2007: Việt Nam áp dụng cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh (crawling peg). Đặc điểm của cơ chế tỷ giá này là:

- OER được điều chỉnh dần từ mức 14.000VND/USD năm 2001 lên 16.100VND/USD năm 2007.

- Biên độ tỷ giá tại các Ngân hàng Thương mại được điều chỉnh lên mức +/- 0,25% (từ 1/7/02 đến 31/12/06) và +/-0,5% năm 2007.

Giai đoạn từ năm 2008-2011: Việt Nam áp dụng cơ chế neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands). Đặc điểm của cơ chế tỷ giá này là:

- OER được điều chỉnh dần từ mức khoảng 16.100VND/USD vào đầu năm 2008 lên 16.500 VND/USD (06/08 đến 12/08), lên 17.000 VND/USD (01/09 đến 11/09), lên 17.940 VND/USD (12/09 đến 01/10), lên 18.544 VND/USD (từ 02/10 đến 08/2010), lên 18.932 VND/USD (từ 08/10 đến 02/11), và sau đó lên 20,693 (từ 02/2011).

- Biên độ tỷ giá tại các Ngân hàng Thương mại được điều chỉnh nhiều lần lên mức +/-0,75% (từ 23/12/07 đến 09/03/08), +/-1% (10/03/08 đến 25/06/08), +/-2% (26/05/08 đến 05/11/08), +/-3% (06/11/08 đến 23/03/09), +/-5% (24/03/09 đến 25/11/09), và +/-3% (26/11/09 đến 11/02/2011), và sau đó được thu hẹp xuống +/- 1% (từ 11/02/2011).

3.2 Việt Nam đồng đang được định giá cao hay thấp?

Tuy mức phá giá lớn nhưng hiện nay giá trị của VND là cao hay thấp so với đồng tiền của các nước khác? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả tính tốn thêm tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương (NEER) và tỷ giá thực hiệu lực đa phương (REER) để so sánh với tỷ giá danh nghĩa.

Giỏ tiền tệ mà tác giả đưa vào ở đây gồm 20 nước là đối tác thương mại chính của Việt Nam là Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Úc, Hồng Kong, Đức, Malaysia, Pháp, Indonesia, Anh, Hà Lan, Nga, Philippin, Thụy Điển, Italia, Đan Mạch, Ấn Độ. Các đối tác thương mại này chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Biến động NEER, REER và tỷ giá danh nghĩa VND/USD từ Q1 2000 đến Q4 2011. 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0 1.1 1.2 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 USD/VND REER NEER

Hình 4.3 cho thấy xu hướng biến động của NEER và tỷ giá danh nghĩa USD/VND trong giai đoạn khảo sát là khá tương đồng. Từ năm 2001 cho đến cuối năm 2003, NEER bám sát khá REER và cả hai chỉ số đều giảm, tức VNĐ thực sự mất giá so với đồng tiền của các đối tác thương mại chính. Tuy nhiên từ năm 2004 do tác động của lạm phát Việt Nam cao hơn hẳn các đối tác thương mại làm cho tỷ giá danh nghĩa càng rời xa tỷ giá thực. Với mức mất giá gần 30% so với USD từ đầu năm 2008 cho đến nay nhưng thực tế vào cuối quý 2 năm 2011 VND đang được định giá cao hơn đồng tiền của đối tác thương mại khoảng 5%, điều này là một trong các nguyên nhân khiến Việt Nam ln trong tình trạng nhập siêu, thâm hụt thương mại kéo dài.

33. Tỷ giá hối đoái và chỉ số giá nhập khẩu:

Để đánh giá mức phụ thuộc hàng nhập khẩu của một quốc gia, tỷ số nhập khẩu/GDP được sử dụng. Việt Nam được cho là có mức phụ thuộc lớn vào nhập khẩu so với các quốc gia Đông Nam Á.

Bảng tỷ trọng nhập khẩu/GDP:

Việt Nam Thái Lan Phillipines Indonesia 200 57 59 53 31 200 62 58 56 26 200 68 59 55 23 200 73 66 54 28 200 74 75 52 30 200 78 70 48 26 200 93 65 43 25 200 93 74 39 29 200 79 58 33 21 201 83 64 37 23

Nguồn: World bank Hình so sánh mức độ phụ thuộc nhập khẩu của Việt Nam với các nước Đông Nam Á.

Như đã đề cập trong phần lý thuyết, với sự phụ thuộc lớn vào hàng nhập khẩu như trường hợp của Việt Nam thì mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu sẽ có giá trị lớn.

Hình diến biến chỉ số giá nhập khẩu IMP và tỷ giá danh nghĩa VND/USD 14000 16000 18000 20000 22000 85 90 95 100 105 110 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 VND/USD IMP

Nhìn vào hình so sánh giữa tỷ giá VND và chỉ số giá nhập khẩu thì ta thấy biến động của chúng là tương đồng với nhau cho thấy có mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái và chỉ số giá nhập khẩu.

3.4 Tỷ giá hối đoái và chỉ số giá tiêu dùng CPI:

Hình Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng CPI và tỷ giá danh nghĩa VND/USD 14000 16000 18000 20000 22000 80 120 160 200 240 280 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 CPI VND/USD

Việc điều hành tỷ giá với biên độ hẹp từ năm 2000 cho đến 2008 không làm cho chỉ số giá tiêu dùng giảm đi mà ngược lại tăng dần theo thời gian. Giai đoạn từ năm 2008 dến nay với sự phá giá VNĐ với biên độ ngày càng lớn làm chỉ số giá tiêu dùng càng gia tăng đáng kể. Qua hình trên ta thấy có mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái và chỉ số giá tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tại việt nam (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)