Kết quả nghiên cứu chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu ứng đường cong j đối với nền kinh tế việt nam (Trang 33 - 35)

5 Kết luận

5.1 Kết quả nghiên cứu chính

Bài nghiên cứu hiệu ứng đường cong J đối với nền kinh tế Việt Nam, tác giả đã khơng tìm thấy hiệu ứng đường cong J cho Việt Nam khi sử dụng tỷ giá thực đa phương được tính tốn từ 15 đối tác thương mại lớn.

Nghiên cứu trong dài hạn cho thấy cán cân thương mại bị giảm khi phá giá tiền tệ, cụ thể khi tiền tệ giảm giá 1% đã làm cho cán cân thương mại bị giảm

0.852%.

Bài nghiên cứu cũng tìm ra mối quan hệ nghich biến giữa biến tổng sản phẩm quốc dân trong nước và tỷ số thương mại. Khi tổng sản phẩm quốc dân tăng 1% thì tỷ số xuất nhập khẩu giảm 0.2617%, điều này cho thấy một sự gia tăng của GDP trong nước đã làm nhu cầu nhập khẩu tăng gây ra thâm hụt cán cân thương mại nhiều hơn.

Khi nghiên cứu trong ngắn hạn cho thấy sau khi phá giá tiền tệ cán cân thương mại ban đầu sụt giảm và sau đó được cải thiện nhưng khơng tăng lên được trạng thái cân bằng ban đầu nên trong dài hạn việc giảm giá tiền tệ đã làm cho cán cân thương mại bị giảm sút.

Cán cân thương mại được điều chỉnh về trạng thái cân bằng 12.161% một quý. Vậy sau khi giảm giá tiền tệ khoảng 8 quý cán cân thương mại sẽ trở về trạng thái cân bằng mới trong dài hạn.

Kết quả phân tích phản ứng xung củng cố thêm nhận định trên, thể hiện sau khi có cú sốc tỷ giá cán cân thương mại bắt đầu giảm mạnh, sau 2 quý bắt đầu tăng và đạt trạng thái cân bằng mới sau 8 quý nhưng trạng thái cân bằng mới này nhỏ hơn trạng cân bằng trước khi có cúc sốc tỷ giá.

Kết quả phân rã phương sai cho thấy thay đổi tỷ giá thực đa phương là nhân tố chính tác động đến việc thay đổi của cán cân thương mại ngồi chính bản thân

việc thay đổi trong nội tại cán cân thương mại. Tác động của phá giá lên cán cân thương mại tăng lên theo thời gian, sau 6 quý thì gần như ổn định và đến 12 quý sau khi phá giá tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại là 20.383%.

Nghiên cứu của tác giả có kết quả giống với trường hợp của LATVIA trong bài nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng đường cong J ở ESTONIA, LATVIA,

LITHUANIA và định hướng chính sách của tác giả YUHSING và BRUNO

S.SERGI năm 2009.

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, LATVIA và một số nước khác

khi nghiên cứu khơng tìm thấy hiệu ứng đường cong J là do một số nguyên nhân sau:

- Đối với các nền kinh tế đang phát triển, có một số hàng hóa khơng thể sản

xuất được hay có sản xuất được thì chất lượng khơng tốt bằng và giá cả có thể cao hơn hàng nhập khẩu. Vì vậy dù hàng nhập khẩu có đắt hơn trước khi phá giá tiền tệ, người tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng trong nước. - Các nước phát triển có tỷ lệ hàng hóa đủ chuẩn tham gia thương mại quốc tế

cao nên hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thương mại thấp. Các nước đang phát triển có tỷ lệ hàng hóa tham gia thương mại quốc tế

nhỏ, cho nên phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm, điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân thương mại ở

các nước đang phát triển. Do đó, tác động của phá giá tiền tệ làm cải thiện cán cân thương mại ở các nước phát triển thường mạnh hơn.

- Các nước đang phát triển thường có tỷ trọng hàng nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất chiếm tỷ lệ lớn, khi phá giá tiền tệ làm cho giá nhập khẩu tăng lên thì chi phí sản xuất trong nước cũng tăng lên, điều này làm cho hàng xuất khẩu cũng tăng giá và làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ khi phá giá và khối lượng xuất khẩu cũng không tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu ứng đường cong j đối với nền kinh tế việt nam (Trang 33 - 35)