Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kiệt quệ tài chính các nhân tố tác động và mô hình dự báo cho các công ty cổ phần tại TP HCM 002 (Trang 72 - 77)

5.2.1. Hạn chế của đề tài:

Nghiên cứu về các thơng tin từ báo cáo tài chính ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chủ đề nghiên cứu này chưa được thực hiện nhiều. Do đó, việc gặp những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, cũng như những hạn chế của đề tài là điều không thể nào tránh khỏi.

Thứ nhất là về biến nghiên cứu. Biến phụ thuộc của nghiên cứu này là tỷ suất sinh lợi chứng khoán và đề tài đã bỏ qua các khoản cổ tức được chi trả bằng tiền mặt trong năm cũng như các khoản chi phí trong khoảng thời gian từ t-1 đến t.

Thời gian khảo sát của nghiên cứu là từ năm 2009 đến năm 2011, đây là giai đoạn các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong kinh doanh do xu hướng chung của thế giới. Và đây là tình hình chung tồn cầu do những ngun nhân khách quan, khơng phải vì những tồn tại bên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào những biến số nội tại của doanh nghiệp. Do đó, đề tài có thể khơng đưa ra những kết luận đúng đắn nhất về mối liên hệ của các biến.

Như đã trình bày trong phần phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, hệ số biên lợi nhuận rịng, khả năng thanh tốn hiện hành, chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu, vòng quay tổng tài sản, tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách và quy mô doanh nghiệp và chỉ đưa ra được kết luận đối với các biến này đối với tỷ suất sinh lợi chứng khoán. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tác động đến suất sinh lợi chứng khốn từ các thơng tin về tỷ suất sinh lợi, từ vi mô, và vĩ mô như lạm phát, cung cầu, lãi suất, giá cả, … Các yếu tố này chưa được đưa vào mơ hình nghiên cứu đề xuất để có được một mơ hình giải thích tốt nhất.

Số lượng công ty trong mẫu tham gia nghiên cứu là các công ty tham gia niêm yết trên thị trường Tp. HCM từ năm 2009 và có đầy đủ dữ liệu trong 3 năm quan sát. Số dữ liệu chéo tác giả thu thập được là 60 công ty. Vậy, tổng cộng số quan sát là 180 và kết quả của mẫu quan sát này sẽ đại diện cho xu hướng của cả thị trường. Do đó đây chưa phải là con số quá nhiều.

Và cuối cùng, dữ liệu nghiên cứu được thu thập hoàn toàn từ các báo cáo tài chính sau kiểm tốn được cơng bố. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có một cơ quan hay tổ chức nào uy tín cung cấp số liệu mang tính chất tin cậy cao để phục vụ công tác nghiên cứu. Do đó, trong một phạm vi nhất định, điều này sẽ có ảnh hưởng đến kết luận của nghiên cứu.

5.2.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Với những hạn chế này, đề tài đề xuất các nghiên cứu sau này mở rộng thời gian nghiên cứu, có thể chọn khoảng thời gian nền kinh tế tốt đẹp, tăng trưởng khả quan. Đồng thời, các nghiên cứu sau có thể chia nhỏ kỳ nghiên cứu là tháng, là quý, thay vì năm, điều này có thể giúp ta thấy rõ hơn từng khoản biến thiên của dữ liệu. Ngoài ra, để hiểu rõ tác động của các biến, các nghiên cứu có thể tiến hành thu thập, mở rộng số lượng các công ty khảo sát ở cả hai thị trường Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, đề tài có thể phân chia các cơng ty theo các nhóm ngành để thấy rõ đặc thù của mỗi nhóm ngành và khả năng có thể đại diện xu hướng tổng thể tốt hơn. Ngồi ra, để có được một cái nhìn bao quát đối với các biến tác động, có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán, các nghiên cứu sau có thể đưa thêm một số biến vào nghiên cứu như chi phí vốn, cơ cấu sở hữu, cơ cấu lãi vay, tốc độ tăng trưởng…, hoặc có thể thêm các biến vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, …

1. Hoàng Ngọc Nhậm, 2008. Giáo trình Kinh tế lượng. Đại học Kinh tế Thành

phố Hồ Chí Minh

2. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng trong kinh

tế - xã hội. Nhà xuất bảng thống kê.

3. Hồ Viết Tiến, 2006. Thị trường cổ phiếu Việt Nam có hiệu quả khơng. Tạp chí

Phát triển kinh tế, số 185, trang 33-36.

4. Hồ Viết Tiến, 2006. Thị trường cổ phiếu Việt Nam có hiệu quả khơng. Tạp chí

Phát triển kinh tế, số 186, trang 32-35.

5. Nguyễn Anh Phong, 2012. Tác động của thanh khoản đến suất sinh lời các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh

tế, số 264, trang 34-35.

6. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2006. Quản trị rủi ro tài chính. Nhà xuất bản Thống kê.

7. Phan Thị Bích Nguyệt, 2008. Đầu tư tài chính – Phân tích đầu tư chứng khốn. Nhà xuất bản Tài Chính.

8. Trần Ngọc Thơ, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê.

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH

9. Abarbanell, Jeffery S. & Brian J..,1998, January. Abnormal returns to a

fundamental analysis strategy. The Accounting Review, 73 (1), 19-45.

10. Dhankani, Disney, 2005. Fundamental analysis and stock returns India 2000-

2005. The Business Review, Cambridge, 4 (2), 218.

11. DwiMartani, Mulyono, RahfianiKhairurizka, 2009. The effect of financial ratios, firm size and cash flow from operating activities in the interim repoto the

stock return.Chinese Business Review, ISSN 1537-1506, USA.

12. Firth, Michael.,1976, June. The impact of earnings announcements on the share

price behavior of similar type firms. The Economic Journal, 86 (342), 296-306.

13. Hausman, J., 1978. "Specification Tests in Econometrics." Econometrica 46:

1251 - 1271.

14. Hobarth, Mag Lukas L.., 2006. Modeling the relationship between financial indicators and company performance – An empirical study for us listed

companies. France: Dessertation Vienna University of Economics And Business Administration.

15. Johnson, Robert &Soenen, Luc., 2003. Indicator of succeessful companies.

Acconting Research, 31 (2), 190-215.

18. Lewellen, Jonathan., 2004. Predicting returns with financial ratios. Journal of Acconting Economics, 74, 209-235.

19. O’conor, Melvin.,1973, April. On the usefulness of financial ratios to investors

in common stock. The Accounting Review, 48(2) 339-352.

20. Palepu, Healy, Bernard.., 2004. Business analysis and valuation using financial statements (3rded.). USA: Thomson – Southwestern.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kiệt quệ tài chính các nhân tố tác động và mô hình dự báo cho các công ty cổ phần tại TP HCM 002 (Trang 72 - 77)