Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân quyền sở hữu tài sản trong giao rừng cho cộng đồng ở tây nguyên (Trang 28 - 31)

So với các vùng khác trong cả nước, đặc trưng lớn nhất của rừng Tây Nguyên là diện tích rừng tự nhiên còn nhiều và rừng do khu vực nhà nước quản lý chiếm tỷ lệ lớn. Đến năm 2010, tồn vùng cịn 703.237 ha rừng chưa giao do UBND các cấp quản lý về mặt nhà nước8. Một diện tích lớn rừng khơng thực sự có chủ trên thực tế. Dân cư địa phương (cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân) chỉ được giao quản lý rất ít diện tích rừng, chỉ 2,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao.

Hình 3-1 Kết quả giao rừng của Tây Nguyên tính đến tháng 9/2007

Từ năm 1995 đến nay, Tây Nguyên thực hiện phân cấp mạnh quyền quản lý, đẩy nhanh xã hội hóa nghề rừng. Hai đối tượng được quan tâm đặc biệt là hộ gia đình và cộng đồng các dân tộc thiểu số. Theo Đinh Hữu Hoàng và Đặng Kim Sơn (2007), đến tháng 9/2007, Tây Nguyên đã giao cho hộ gia đình, cá nhân 53.415 ha diện tích đất lâm nghiệp tương ứng với 60.800 giấy chứng nhận, chiếm 3,4% tổng diện tích đất lâm nghiệp đã cấp giấy chứng nhận9.

Hộp 3-1 Sự ảnh hưởng của các hình thức quản lý rừng ở Tây Nguyên

Rừng Tây Nguyên đã trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau. Những thất bại trong q khứ có ảnh hưởng đến sự hình thành các cách thức quản trị rừng mới, chi phối động cơ tiếp cận rừng của các bên liên quan. Trước năm 1975, rừng Tây Nguyên chủ yếu được quản lý theo quy chế cộng đồng. Sau năm 1975, thông qua thiết lập hệ thống các lâm trường và các tổ chức kinh tế, nhà nước can thiệp mạnh m vào quản lý rừng trên toàn vùng theo hướng khai thác gỗ. Từ năm 1995, Tây Nguyên thực hiện sắp xếp lại lâm trường quốc doanh, chuyển đổi thành các công ty lâm nghiệp nhà nước và ban quản lý rừng. Các đơn vị lâm nghiệp nhà nước ở Tây Nguyên trên thực tế tiếp tục chi phối đến phân bổ rừng, đất lâm nghiệp (Tran Ngoc Thanh và cộng sự, 2003; Nguyen Quang Tan, 2006; Sikor và Thanh, 2007) và có động cơ duy trì việc nắm giữ, quản lý rừng diện tích có chất lượng, vị trí thuận lợi. Trong khi đó, các cấp quản lý địa phương lo ngại “cha chung khơng ai khóc” nên có xu hướng ủng hộ giao đất, giao rừng cho chủ thể nào mà có thể địi hỏi trách nhiệm rõ ràng. Bên cạnh đó, thực tiễn q trình lịch sử phát triển của vùng Tây Nguyên, cộng đồng dân tộc bản địa ở vùng sâu, vùng xa sống gắn với rừng, tự quản lý, sử dụng chung rừng như l tự nhiên.

Nguồn: Tác giả

Các tỉnh Tây Nguyên hiện vẫn chú trọng vào việc phân chia quỹ rừng, chuyển giao cho các chủ thể ngồi nhà nước quản lý, bảo vệ. Q trình này mới chỉ là phân bổ tài sản hữu hình gắn với đất rừng mà chưa chú ý đến hưởng lợi tiềm tàng và không đi liền với xây dựng cơ chế duy trì hiện trạng rừng, chưa quan tâm đến kiểm soát hiệu quả khai thác các đối tượng di động và

các nguồn lợi ngồi gỗ (động vật rừng, khống sản, nguồn nước,...). Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt để chi phối, khai thác các diện tích rừng có trữ lượng tốt, vị trí thuận lợi. Trong vùng thường xảy ra tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương trong khai thác, sử dụng tài nguyên rừng, đặt biệt là đất rừng. Điển hình gần đây là vụ phá rừng tập thể tại khu vực quản lý của Ban quản lý rừng phịng hộ đầu nguồn Krơng Năng, huyện Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk. Từ tháng 10/2010, người dân địa phương có nhu cầu quản lý, sử dụng nhưng không được giao rừng nên liên tiếp tổ chức phá diện tích lớn rừng tự nhiên để lấy đất canh tác, có lúc lên đến 1300 người (Phụ lục 11).

Tiểu kết

Thực tế hiện nay ở Tây Nguyên phản ánh sự tồn tại cơ chế tiếp cận mở hệ thống rừng xuất phát từ chỗ Nhà nước nắm giữ diện tích rừng lớn nhưng quản lý, bảo vệ không hiệu quả. Các quan hệ sở hữu tài sản liên quan đến tài ngun rừng vận hành khơng tương thích với các điều kiện đặc thù ở địa phương. Một bộ phận lớn người dân địa phương có điều kiện tiếp cận, sử dụng rừng thực tế nhưng không được trao quyền pháp lý đã làm nảy sinh sự cạnh tranh, mâu thuẫn giữa các đối tượng tiếp cận, sử dụng rừng. Nhà nước khơng đủ nguồn lực kiểm sốt các hoạt động khai thác rừng xét trên bình diện tổng thể. Hộ gia đình, doanh nghiệp Nhà nước được giao rừng nhưng khơng có khả năng chi phối đến tài sản rừng, loại trừ khai thác, sử dụng của người khác và đảm bảo an tồn quyền hưởng dụng, vì thế khơng có động cơ để quản lý, bảo vệ và đầu tư dài hạn vào rừng.

CHƯƠNG 4

GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ THAM GIA QUẢN LÝ, HƯỞNG LỢI TỪ RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân quyền sở hữu tài sản trong giao rừng cho cộng đồng ở tây nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)