MSB TRONG THỜI GIAN QUA
2.6.1 Những thành công
Nâng cao chất lượng phục vụ của MSB
Với cách giao dịch truyền thống, hiện tại khách hàng đến giao dịch tại quầy của MSB còn phải viết khá nhiều chứng từ, một số chi nhánh có lượng khách hàng lớn phải lấy số theo thư tự và chờ tới lượt được phục vụ, thời gian chết cho các giao dịch không được thực hiện khá nhiều. Dịch vụ Internet Banking với tốc độ truy cập internet cao, có thể đáp ứng 100.000 người truy cập vào trang web của MSB cùng một lúc để tra vấn thông tin, các khách hàng doanh nghiệp thực hiện chuyển tiền ngay tại trụ sở cơ quan, đảm bảo tốc độ thanh toán cho các khoản phải
trả nhanh và hiệu quả nhất, từ đó MSB cũng quản lý được luồng tiền trên tài khoản khách hàng để cân đối nguồn tiền, điều chuyển vốn một cách phù hợp.
Nâng cao khả năng cạnh tranh, mở ra tiềm lực cho MSB phát triển
Sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng TMCP với những phương thức kinh doanh và quảng bá hình ảnh đã tạo nên sức ép cạnh tranh rất lớn cho MSB. Phát triển đa dạng các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm điện tử giúp MSB củng cố vị trí trong thị trường ngân hàng tại Việt nam hiện nay, Internet Banking tạo cơ hôi cho MSB mở rộng mạng lưới, đặc biệt là chiếm lĩnh một số phân khúc thị trường dịch vụ ngân hàng hiện nay. Internet Banking là dịch vụ ngân hàng mang tính tồn cầu. Vì vậy đây cũng là cầu nối hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tăng cường khả năng thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiệu quả kinh tế, nâng cao doanh số, tăng lợi nhuận và thu nhập
Tổng phí dịch vụ Internet Banking thu được năm 2011 chiếm 2,17% tổng phí dịch vụ rịng, mặc dù mức phí thu được chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng thu dịch vụ, song con số này phản ánh sự nỗ lực của MSB trong việc đưa ngân hàng điện tử tiếp cận với khách hàng. Các sản phẩm mang tính chất đa dạng, phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, điều này làm tăng khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giúp MSB giữ vững số lượng khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy bán chéo sản phẩm.
Ngân hàng điện tử giúp MSB mở rộng mạng lưới, phạm vi hoạt động, đặc biệt là các sản phẩm ngân hàng được sử dụng thông qua mạng internet vì đây là kênh phân phối mang tính tồn cầu.
Triển khai mơ hình chiến lược phát triển của MSB tới năm 2020
- Thứ nhất, tăng cường kênh phân phối và chất lượng kênh phân phối. Từ
2009, MSB khi thay đổi thương hiệu đồng thời cũng đã đa dạng kênh huy động vốn của mình thông qua việc đẩy mạnh hình thức bán lẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử -Internet Banking của MSB nói riêng cũng ngày càng
- Thứ hai, thường xuyên đổi mới công nghệ, tăng sản phẩm dịch vụ và giá trị gia tăng của dịch vụ.
- Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực.
- Thứ tư,chuyên nghiệp hóa thái độ và phong cách phục vụ khách hàng. MSB
đã chính thức thay đổi thương hiệu mới từ năm 2009, qua đó tồn bộ khơng gian giao dịch của cả hệ thống đều được thay đổi theo phong cách chuyên nghiệp và tươi mới nhằm đem lại cho khách hàng sự cảm nhận mới khi đến giao dịch tại MSB.
- Thứ năm,áp dụng công cụ quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế.
- Thứ sáu, trang bị cơ sở vật chất ngang tầm khu vực và thếgiới.
2.6.2 Những hạn chế
Về mặt công nghệ, MSB cịn chưa có sự đồng bộ so với đa số các ngân hàng
khác, nên việc sử dụng Banknet giữa các ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn, mỗi ngân hàng sử dụng trang thiết bị thanh toán riêng, đầu tư hệ thống thanh toán và nối mạng riêng, làm cho thẻ của các ngân hàng thiếu sự liên kết và rút linh hoạt tại các máy ATM, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng sử dụng thanh toán tiền mặt.
Về mặt con người, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và MSB nói
riêng cịn thiếu lực lượng lớn cán bộ nắm vững về công nghệ thông tin, MSB triển khai dịch vụ Internet Banking sau một số ngân hàng khác nếu khơng có sự đi tắt, đón đầu các cơng nghệ hiện đại thì khơng thể triển khai các sản phẩm ngân hàng mang tính mới mẻ và tích hợp nhiều tiện ích cho khách hàng, điều này một phần cũng là do trình độ và sự sáng tạo về mặt công nghệ thông tin của các cán bộ chun trách cịn hạn chế do khơng có cơ hội được đào tạo bài bản và chuyên sâu.
Tình trạng tắc nghẽn mạng và mất đường truyền vẫn còn xảy ra, nguyên
thống đã nỗ lực rất nhiều trong vấn đề này, tuy nhiên vẫn gặp phải những phàn nàn, khiếu nại khi khách hàng không thể truy cập các các ứng dụng điện tử của hệ thống để thực hiện giao dịch.
2.6.3 Đối với khách hàng
Trước hết là sự chấp nhận của khách hàng, mặc dù khi đưa ra dịch vụ Internet Banking là mong muốn mang lại sự tiện lợi cho khách hàng, nhưng đối với khách hàng thì khi tiếp cận với sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại, chưa từng được sử dụng lại liên quan đến tài sản, tiền bạc của mình thì có phần e ngại bởi họ chưa thực sự hiểu rõ về những sản phẩm dịch vụ này nên không mạnh dạn tham gia.
Thêm vào đó, trình độ hiểu biết của khách hàng về Internet Banking còn bộc lộ nhiều yếu kém, điều này gây khó khăn cho MSB khi muốn phổ biến rộng rãi dịch vụ này, đồng thời nếu việc hiểu biết không đầy đủ cũng dễ gây trục trặc và kém an tồn trong q trình sử dụng và vận hành dịch vụ.
2.6.4 Đối với ngân hàng
Đối với ngân hàng, trong thực tế chi phí xây dựng chương trình, mua phần mềm, duy trì mạng, huấn luyện nhân viên và các công cụ giao dịch khác trong việc cung cấp dịch vụ Internet Banking là rất lớn. Việc đầu tư chi phí nhiều như vậy nhưng khách hàng tham gia sử dụng chưa nhiều khiến chi phí tăng.
Tiếp theo là về độ an toàn trong giao dịch điện tử, đây là vấn đề khơng riêng gì của MSB mà hầu hết các ngân hàng khác đều quan tâm bởi nó liên quan đến tài sản của Ngân hàng và khách hàng. Mặc dù khi xây dựng mạng thì MSB đã tính đến việc đảm bảo an tồn tuyệt đối cho khách hàng khi giao dịch, nhưng với tốc độ phát triển như vũ bão của cơng nghệ thơng tin như hiện nay thì nếu khơng có một sự quản lý chặt chẽ, theo sát và thay đổi công nghệ bảo mật cho phù hợp thì rất nguy hiểm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nêu lên bức tranh khái quát về thực trang phát triển dịch vụ Internet Banking trong giai đoạn từ 2009-2012. Với kết quả đạt được trong hơn 20 năm hoạt động về cả mặt quản lý, cung ứng dịch vụ cũng như phát triển cơng nghệ MSB có lợi thế để phát triển dịch vụ Internet Banking. Tuy nhiên MSB xâm nhập thị trường các sản phẩm ngân hàng điện tử sau một số ngân hàng khác nên mơi trường cạnh tranh cịn có những khó khăn nhất định. Việc phân tích những tḥn lợi và hạn chế trong chương 2 sẽ là nền tảng cho những giải pháp cụ thể, khả thi trong chương 3 nhằm giúp MSB hoàn thiện hơn nữa việc phát triển ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Internet Banking nói riêng, nâng cao thị phần và tạo lợi thế , hội nhập vào xu thế chung của thời đại.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG
HẢI VIỆT NAM