Chƣơng 3 : NHỮNG RÀO CẢN GIA NHẬP VÀO THỊ TRƢỜNG PHÁT ĐIỆN
3.2. Những rào cản gia nhập vào thị trƣờng phát điện
3.2.3. Các rào cản về tính khơng chắc chắn
Với các đặc thù nhƣ yêu cầu vốn lớn, thời gian xây dựng, vận hành kéo dài và sản phẩm không thể dự trữ, việc đầu tƣ vào nguồn điện luôn tồn tại sự khơng chắc chắn.
Tính khơng chắc chắn về nguồn cung và giá ngun liệu
Nguồn than và khí trong nƣớc ngày càng thu hẹp trong khi các hợp đồng nhập khẩu than, khí chƣa đàm phán thành cơng. Quy hoạch điện VI xác định các nhà máy nhiệt điện miền Nam sẽ sử dụng than nhập khẩu, tuy nhiên, việc nhập khẩu than không dễ do các nhà cung cấp than lớn nhƣ Australia, Indonesia đã có khách hàng và chƣa cân đối đƣợc lƣợng than sẽ bán cho Việt Nam (Viện Năng lƣợng, 2010, tr. II-15/15). Theo Quy hoạch điện VII, các nhà máy nhiệt điện chạy than sẽ phải nhập khẩu than từ năm 2015 hoặc 2016 theo 2 kịch bản nhu cầu than cao hoặc thấp (xem Phụ lục 7), cịn khí cho phát điện sẽ phải nhập khẩu từ năm 2016-2018 với quy mô ngày càng tăng. Khi phải nhập khẩu các tài nguyên này, chúng ta sẽ không chủ động đƣợc các nguồn nguyên liệu cho phát điện nếu không ký đƣợc các hợp đồng dài hạn với các đối tác nƣớc ngoài. Giá bán than và khí lúc đó cũng phụ thuộc vào sự biến động của giá thế giới. Nhƣ vậy, sự không chắc chắn về nguồn cung và giá bán các nguyên liệu trong tƣơng lai sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho các nhà máy nhiệt điện.
Tính khơng chắc chắn về giá điện và huy động nguồn điện
Hiện tại, EVN là ngƣời mua điện duy nhất từ các nhà máy, đồng thời cũng là đơn vị đƣợc giao xây dựng các thơng số tính tốn giá phát điện. Cơ chế này khơng đảm bảo tính khách quan và làm tăng thêm tính khơng chắc chắn về giá trong tƣơng lai. Các nhà máy điện IPP trong nƣớc thƣờng chỉ ký đƣợc các hợp đồng mua bán điện ngắn hạn, không đƣợc huy động hết công suất ngay cả khi giá bán của họ thấp hơn giá điện của các nhà máy BOT và điện nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy điện đã xây dựng xong, buộc phải đƣa vào vận hành nhƣng chƣa thống nhất đƣợc giá bán. Chẳng hạn, nhà máy điện Cà Mau mặc dù đã hoạt động cả năm mà vẫn không ký đƣợc hợp đồng mua bán điện với EVN nên chƣa
đƣợc thanh tốn chi phí sản xuất điện.18
Bà Vũ Thị Hiền, Phó Tổng Giám đốc Cơng ty Cổ phần đầu tƣ Phan Vũ cho rằng giá bán điện của nhà máy cho EVN hiện nay vẫn rất thấp và chứa đựng nhiều rủi ro nếu EVN vẫn giữ vai trò ngƣời mua duy nhất và điều độ điện. Năm 2011, giá bán điện của công ty này cho EVN giao động trong khoảng 460-573 đồng/kWh, giờ cao điểm thì tăng lên 1.772 đồng/kWh, tuy nhiên trung tâm điều độ điện sẽ can thiệp để buộc nhà máy phải phát điện vào tất cả các khung giờ chứ không riêng giờ cao điểm.19
Bên cạnh đó, nhiều hợp đồng kéo dài 20 năm nhƣng giá bán điện vẫn không đổi là điều bất hợp lý khi lãi suất, lạm phát và giá các yếu tố đầu vào biến động rất lớn.
Nhƣ vậy, cả khâu mua buôn điện và điều độ hệ thống điện quốc gia hiện nay đều trực thuộc EVN quản lý. Cơ chế này khó tránh khỏi sự phân biệt đối xử trong huy động nguồn điện khi chính tập đồn này sở hữu phần lớn công suất phát điện, đồng thời, tạo nên sự không chắc chắn về giá điện và công suất huy động đối với các nhà máy ngồi EVN.
Tính khơng chắc chắn về tỷ giá
Một rủi ro rất lớn không chỉ của riêng ngành điện là chênh lệch tỷ giá khi các dự án sử dụng vốn vay ngoại tệ. Theo ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc Nhiệt điện Phả Lại, với khoản vay 37 tỷ Yên Nhật năm 2008, công ty này đang chịu thiệt hại kép khi VNĐ mất giá so với USD, và USD thì mất giá so với đồng n.20 Theo đó, lỗ do chênh lệch tỷ giá của công ty trong 2 năm 2010 và 2011 lên đến 2.200 tỷ đồng. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa có một biện pháp hữu hiệu nào để giảm thiểu rủi ro này mà phải trơng chờ vào chính sách điều tiết vĩ mơ của Nhà nƣớc. Gần đây, các quyết định và thông tƣ can thiệp vào thị trƣờng ngoại hối của Ngân hàng Nhà nƣớc nhƣ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ, đƣa ra trần lãi suất huy động và siết chặt mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng tự do hy vọng tỷ giá sẽ đƣợc giữ ổn định. Hiện nay, biến động về tỷ giá là một trong những yếu tố đƣợc đƣa vào để điều chỉnh giá mua buôn và giá bán lẻ điện. Do vậy, rủi ro về tỷ giá có thể đƣợc khắc phục nếu mức giá điện đƣợc điều chỉnh chính xác và hợp lý.
Đặc điểm của đầu tƣ vào nguồn điện là đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm và rủi ro cao. Một khi doanh nghiệp đã tham gia vào bất cứ cơng đoạn nào của q trình đầu tƣ, thì việc rút lui đều gây tổn thất chi phí đã bỏ ra trƣớc đó. Do vậy, trƣớc khi thực hiện dự
18
Tác giả phỏng vấn trực tiếp anh Hồng Trọng Dũng, Phó Ban quản lý dự án khí điện đạm Cà Mau ngày 22/10/2011.
19
Tác giả phỏng vấn bà Vũ Thị Hiền, Phó Tổng Giám đốc Cơng ty Cổ phần đầu tƣ Phan Vũ qua email Vuthihien@phanvu.com.
20
Tác giả phỏng vấn trực tiếp ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc Nhiệt điện Phả Lại qua điện thoại (0912261423) ngày 14/2/2011.
án, các nhà đầu tƣ phải xem xét kỹ tất cả những khó khăn, trở ngại mà họ có thể phải đối mặt. Nếu thấy trƣớc đƣợc những trở ngại khó vƣợt qua thì doanh nghiệp sẽ quyết định không đầu tƣ ngay từ đầu để khơng phải tốn kém chi phí vơ ích. Cách lựa chọn này cũng giống nhƣ phƣơng pháp “Quy nạp ngƣợc” đƣợc sử dụng trong Lý thuyết trị chơi để phân tích hành vi của ngƣời ra quyết định (Vũ Thành Tự Anh, 2011). Theo đó, để tìm điểm cân bằng cho trị chơi, ngƣời ta khơng thể bắt đầu từ giai đoạn đầu tiên mà bắt đầu từ giai đoạn cuối cùng của trị chơi.
Tóm lại, rào cản gia nhập thị trƣờng phát điện thực sự mà nhà đầu tƣ phải đối mặt hiện nay là vấn đề về giá điện, huy động điện, nguồn nhiên liệu cũng nhƣ tính khơng chắc chắn của các yếu tố này trong tƣơng lai. Các rào cản cịn lại khơng phải là quá lớn và đang đƣợc Chính phủ, các ban ngành liên quan nỗ lực điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tƣ vào ngành điện, đẩy nhanh cải tổ ngành điện. Những khó khăn về vốn cho các dự án nguồn điện là điều dễ nhận thấy nhất, song đây chỉ là sự thể hiện “bề mặt” của vấn đề giá điện chƣa hợp lý hiện nay. Do vậy, khuyến nghị chính sách của nghiên cứu này sẽ tập trung vào cơ chế điều hành, quản lý giá điện, điều độ hệ thống điện và điều tiết nguồn năng lƣợng.