CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN
2.1.5 Những khó khăn trong việc huy động vốn
Như đã đề cập, do đặc thù ngành đầu tư kinh doanh BĐS địi hỏi nguồn vốn lớn nên ngồi nguồn vốn tự có thì đa phần các doanh nghiệp BĐS phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài, trong đó nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng và nguồn vốn huy động từ khách hàng đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường BĐS đang trong giai đoạn đóng băng như hiện nay thì việc huy động vốn từ những kênh này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
− Đối với vốn vay từ các tổ chức tín dụng: việc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, buộc các tổ chức tín dụng phải giảm tỷ trọng cho vay khu vực phi sản xuất (bao gồm lĩnh vực BĐS) đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nếu muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng. Điều này đã khiến nguồn vốn cho BĐS gần như cạn kiệt, nhiều doanh nghiệp BĐS bên bờ vực phá sản.
− Đối với nguồn vốn huy động từ khách hàng mua BĐS: Vào giai đoạn 2007 – 2009 khi thị trường BĐS cịn “sốt nóng”, doanh nghiệp chỉ cần tung ra các dự án mới, nhà đầu tư (đa phần là đầu cơ) ngay lập tức đóng tiền để có suất mua khi dự án hồn thành. Vào thời điểm đó, nguồn tiền huy động từ khách hàng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nguồn vốn khi triển khai dự án, thậm chí có doanh nghiệp cịn sử dụng tiền huy động từ khách hàng của dự án này để tiếp tục triển khai
dự án khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi lòng tin của người dân đối với các doanh nghiệp BĐS khơng cịn cao như trước, việc huy động vốn từ khách hàng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.