CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động tiền gửi doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 84 - 87)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM VÀ CÁC BAN NGÀNH HỮU QUAN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2

3.3.1. Đề xuất thành lập trung tâm kinh doanh vốn khu vực phía nam tại Chi nhánh Sở giao dịch 2 đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển nhánh Sở giao dịch 2 đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Theo mơ hình hoạt động, bộ phận Nguồn vốn và Kinh doanh vốn đang đƣợc tập trung hoàn toàn tại HSC, áp dụng hệ thống điều chuyển giá nội bộ FTP. Chức năng quản lý vốn tập trung nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác điều hành vốn nội bộ trên cơ sở phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác tiềm năng thế mạnh trên từng địa bàn. Tuy nhiên cũng gặp khơng ít trở ngại và vƣớng mắc, cụ thể:

- Vào thời điểm thị trƣờng biến động, quy trình báo cáo từ Chi nhánh lên BIDV khiến việc xử lý thiếu sự linh hoạt, có lúc chậm trễ trong việc đánh giá, nhận định rủi ro thị trƣờng, rủi ro đối tác để có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh của thị trƣờng trong khi vẫn đảm bảo an toàn và rủi ro thấp nhất cho BIDV.

- Công tác tiếp thị bán hàng giữa BIDV với Chi nhánh chƣa có kế hoạch, định hƣớng cụ thể, rõ ràng; sự phối hợp với các dịch vụ khác chƣa thực sự đồng bộ.

- Việc tập trung hóa hoạt động quản lý và kinh doanh vốn về một trung tâm tại HSC là một vấn đề phức tạp và gây nhiều trở ngại, trƣớc hết đó là vấn đề về địa lý. Việc chuyển mọi hoạt động mua bán vốn về một trung tâm ở xa KH sẽ gặp nhiều

khó khăn, đặc biệt trong điều kiện môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ địa bàn TP.HCM. Vì vậy, đối tƣợng KHDN của BIDV trên địa bàn TP.HCM chƣa đƣợc mở rộng, chủ yếu vẫn là những KH có mối quan hệ trong hoạt động tín dụng với BIDV.

- Trong thời gian vừa qua, xác định HĐV là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, BIDV-CNSGD2 đã tăng cƣờng quan hệ với các DN trên địa bàn TPHCM,… Đối với các cơng ty có nguồn tiền nhàn rỗi tƣơng đối lớn để tái đầu tƣ, đây là cuộc cạnh tranh tƣơng đối khắc nghiệt trên địa bàn TP.HCM giữa các TCTD nhằm tăng nguồn tiền gửi VND, đảm bảo thanh khoản và hiệu quả kinh doanh. Việc duy trì và mở rộng quan hệ với các DN lớn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Quan hệ giữa hai bên là đôi bên hợp tác cùng chia sẻ lợi nhuận.

Xuất phát từ thực trạng hoạt động vốn hiện nay của BIDV tại địa bàn TP.HCM. Việc hình thành đại diện trung tâm kinh doanh vốn tại khu vực Phía Nam đặt tại BIDV-CNSGD2 sẽ giúp cơng tác quản lý và kinh doanh vốn có tầm nhìn rộng hơn, tiếp cận gần hơn với thị trƣờng và các đối tƣợng KH, đồng thời thực hiện giao dịch có giá trị lớn hơn để có mức giá tốt hơn.

Số lƣợng KH là DN lớn của BIDV trên địa bàn TPHCM tƣơng đối lớn, trong khi đó kết quả kinh doanh mang lại chƣa xứng đáng với tiềm năng thực sự của nhóm KH này. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt của các TCTD trên địa bàn hỏi việc tiếp cận KH cần thực hiện trực tiếp và thƣờng xuyên, các giao dịch phải đƣợc thực hiện tập trung, chuyên nghiệp, nhanh chóng. Trong khi đó, tận dụng nguồn nhân lực tại một đơn vị có kinh nghiệm và hoạt động hiệu quả hàng đầu tại khu vực phía Nam nhƣ BIDV-CNSGD2 sẽ tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc với chi phí thấp.

Ngồi ra, việc tập trung hố giao dịch vốn tại một trung tâm trên địa bàn cũng góp phần làm gia tăng khả năng cạnh tranh của BIDV so với các ngân hàng khác trên địa bàn, các luồng vốn đƣợc luân chuyển linh hoạt và hiệu quả, nâng cao tính tự chủ và khả năng phản ứng linh hoạt của ngân hàng trƣớc những biến động của thị trƣờng.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước

3.3.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng rất lớn đến công tác huy động tiền gửi DN của NHTM. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mơ:

- Kiểm soát đƣợc lạm phát ở mức hợp lý: thực tiễn đã cho thấy tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất huy động theo kịp lạm phát. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao cũng sẽ làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng lãi suất tiền gửi sao cho lãi suất thực dƣơng có thể khơng thực hiện đƣợc. Vì vậy, việc kiểm sốt lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động tiền gửi từ KHDN nói riêng và các thành phần kinh tế trong xã hội nói chung.

- Duy trì tăng trƣởng kinh tế bền vững: kinh tế Viêt Nam đang trong giai đoạn phát triển mặc dù tỷ lệ tăng trƣởng có chậm lại, vai trị của Chính phủ trong việc duy trì sự tăng trƣởng kinh tế bền vững là rất quan trọng, có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM. Kinh tế tăng trƣởng ổn định thì dự báo về tình hình hoạt động và dịng tiền của DN sẽ dần đƣợc cải thiện và nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện tích lũy thu nhập qua hệ thống NHTM.

- Chính phủ cần chỉ đạo triển khai mạnh mẽ các đề án thành phần của Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hƣớng đến năm 2020. Hồn thiện khn khổ pháp lý quy định chặt chẽ các chủ thể tham gia thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng, khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt bằng các chính sách ƣu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán. Thực hiện tốt đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí cho nền kinh tế, giúp giảm lƣợng tiền mặt lƣu thông trong nền kinh tế, gia tăng lƣợng tiền huy động cho các NHTM.

3.3.2.2. Kiến nghị đối với Ng n hàng Nhà nƣớc

- NHNN điều hành CSTT theo nguyên tắc chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của CSTT trong giai đoạn này là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng đặc biệt là kiên quyết sáp nhập các ngân hàng yếu kém cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng và góp phần tạo mơi trƣờng thuận lợi cho tăng trƣởng kinh tế.

- NHNN cần xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trƣờng thông qua việc đổi mới, hồn thiện các cơng cụ CSTT, đặc biệt là các cơng cụ gián tiếp mà vai trị chủ đạo là nghiệp vụ thị trƣờng mở.

- NHNN cần độc lập, tự chủ trong việc xây dựng, điều hành CSTT, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong việc tổ chức thực hiện chiến lƣợc, xây dựng và điều hành CSTT trên cơ sở phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và hạn chế sự can thiệp của các cơ quan liên quan vào quá trình xây dựng và thực thi CSTT, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động tiền gửi doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)