4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả mơ hình hồi quy xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập đại diện cho các nhân tố tác động lên tỷ số nợ hay cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam được trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 4.7: Tóm tắt tổng hợp kết quả nghiên cứu Giả Giả thuyết Nhân tố tác động Ký hiệu NC trước đây NC gốc Kết quả thực nghiệm LVR LVR1 LVR2
H1 Lợi nhuận PROF +/- - - -
H2 Tài sản hữu hình TANG + + - +
H3 Thuế TAX + +
H4 Quy mô doanh
nghiệp SIZE +/- + + +
H5 Cơ hội tăng trưởng GROW +/- - + + +
H6 Tính thanh khoản LIQ +/- - - -
H7 Rủi ro kinh doanh RISK - - - -
Trên bảng tổng kết, ta thấy có bảy nhân tố có mối tương quan đến địn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Đó là:
- Lợi nhuận (đo lường bằng ROA) tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tổng nợ/ tổng
tài sản và tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%).
Mặc dù nhiều tính tốn về mặt lý thuyết đã được thực hiện nhưng vẫn chưa có dự đốn hợp lý nào cho mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và hệ số nợ. Giả thiết các yếu tố khác khơng thay đổi thì các doanh nghiệp có khả năng sinh lời sẽ vay nợ nhiều hơn, do có nhu cầu lớn hơn trong việc giữ thu nhập, tránh phải đóng thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, đầu tiên doanh nghiệp sẽ sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư sau đó mới phát hành trái phiếu và cổ phần mới. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp có khả năng sinh lời sẽ có xu hướng vay nợ ít hơn. Trái ngược với các nghiên cứu dựa trên lý thuyết, hầu hết các nghiên cứu trên thực nghiệm đều chỉ ra rằng hệ số nợ tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời
- Tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản (TANG) tỷ lệ nghịch với tỷ
lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản nhưng tỷ lệ thuận với nợ dài hạn trên tổng tài sản. Nghiên cứu này ủng hộ cho lý thuyết đánh đổi khi các doanh nghiệp có nhiều tài sản hữu hình để thế chấp thì sẽ có thể vay nhiều vốn hơn do tính chất phù hợp của món vay và tính chất của tài sản.
- Quy mơ doanh nghiệp (SIZE): tỷ lệ thuận với tỷ lệ tổng nợ trên
tổng tài sản và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (mức ý nghĩa thống kê 1%); tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với lý thuyết cấu trúc vốn. Tức là các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì càng dễ tiếp cận nguồn vốn vay. Đặc biệt là nguồn vốn dài hạn hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, vì vậy các doanh nghiệp có quy mơ lớn sử dụng nhiều nợ vay dài hạn hơn. Và cũng chính vì thế mà các doanh nghiệp nhỏ sẽ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn là chủ yếu do khó tiếp cận được các nguồn nợ ngắn hạn từ các chủ nợ. Vậy xét trên tổng nợ thì quy mơ doanh nghiệp càng lớn sử dụng nợ càng nhiều.
- Cơ hội tăng trưởng (GROW): tỷ lệ thuận với tỷ lệ tổng nợ trên tổng
tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ dài hạn trên tổng tài sản với mức ý nghĩa 5%. Vậy các doanh nghiệp có tăng trưởng cao có xu hướng dùng
nhiều nợ để tài trợ. Vì khi có cơ hội tăng trưởng, các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng nợ để gia tăng lợi ích cũng như tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Thường thì các doanh nghiệp trong nghiên cứu này đều là những doanh nghiệp lớn, họ biết tận dụng cơ hội để làm nâng cao lợi nhuận của mình.
- Tính thanh khoản (LIQ): tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ và nợ ngắn hạn.
Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao sẽ đi vay ít hơn. Vì những doanh nghiệp này có thể sử dụng ngay những tài sản có tính thanh khoản của mình phục vụ cho đầu tư thay vì vay.
-Rủi ro kinh doanh (RISK): tỷ lệ nghịch tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Các doanh nghiệp trong dài hạn cần vay nhiều, thường rủi ro sẽ cao hơn. Khi rủi ro càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp khơng cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp.
- Nhân tố khơng có mối tương quan với cấu trúc vốn của doanh
nghiệp (mức thống kê lớn hơn 5%) là thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX), khơng có nghĩa thống kê khi xem xét mối tương quan giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và địn bẩy tài chính. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lãi vay và chi phí được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế nên giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế. Tuy nhiên sẽ khơng cịn ý nghĩa nếu các doanh nghiệp được ưu đãi về thuế. Để vực dậy nền kinh tế, Chính phủ thực thi chính sách miễn giảm, gia hạn nộp thuế, kéo dài nhiều năm. Đây cũng là nguyên nhân làm nhân tố thuế thu nhập chưa phát huy tác dụng.