Tín dụng qua các năm có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cơ cấu dư nợ có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và chất lượng tín dụng trong các năm qua được nâng cao rõ rệt:
2.3.1 Cơ cấu tín dụng
− Cơ cấu tín dụng theo loại hình cho vay:
Bảng 7: Cơ cấu tín dụng theo loại hình cho vay 2009-2010 Đvt: triệu đồng. STT Chỉ tiêu 2009 2010 Tăng/giảm(%)
1 Cho vay tổ chức trong nước 3.000.000 2.500.000 -17 2 Cho vay cá nhân trong nước 1.300.000 3.500.000 +169
Tổng cộng 3.300.000 6.000.000 +82
Nguồn: Số liệu dư nợ theo đối tượng cấp tín dụng năm 2009-2010 VIETBANK (do Phòng KHDN-KHCN VIETBANK cung cấp)
Cơ cấu theo loại hình cho vay của VIETBANK chủ yếu tập trung vào các đối tượng khách hàng phổ biến là tổ chức và các cá nhân trong nước. Trong năm 2010 tỷ trọng tăng trưởng của đối tượng khách hàng cá nhân tăng đáng kể do VIETBANK mở rộng mạng lưới kênh phân phối và hướng đến hoạt động
bán lẻ nhằm phân tán rủi ro nên tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân tăng 169% đạt 3.500 tỷ đồng trong năm 2010, trong khi đó tỷ lệ cho vay đối với các tổ chức trong nước giảm nhẹ -17% cho thấy VIETBANK đang chủ trương thanh lọc để hướng đến các khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tốt và tập trung phát triển vào các loại hình khách hàng doanh nghiệp này. Kỳ vọng của Ban lãnh đạo VIETBANK trong năm tới con số cho vay khách hàng doanh nghiệp sẽ tiến triển đáng kể.
2.3.2 Chất lượng tín dụng
Bảng 8: Phân loại nợ qua các năm 2009-2010 Đvt: triệu đồng.
Phân loại nợ 2008 2009 2010
1. Nợ đủ tiêu chuẩn 190.234 3.296.746 5.935.786 2. Nợ cần chú ý 947 2.152 38.945 3. Nợ dưới chuẩn 736 252 9.664 4. Nợ nghi ngờ 83 181 14.702 5.Nợ không thu hồi được - 669 903 Nợ xấu (nhóm 3+4+5) 819 1,102 25.269 Tổng (nhóm 1+2+3+4+5) 192.000 3.300.000 6.000.000
Nguồn: Số liệu phân loại nhóm nợ năm 2009-2010 VIETBANK (do Phòng KHDN-KHCN VIETBANK cung cấp)
- Theo bảng trên thì ta thấy con số các nhóm nợ gia tăng qua các năm tương ứng với tăng trưởng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu có hướng gia tăng qua các năm và đây cũng là tình hình chung cho các tổ chức tín dụng tham gia hoạt động tín dụng, đặc biệt là những ngân hàng mới thành lập như VIETBANK. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp (0,42% trong năm 2010) và nằm trong chuẩn cho phép về tỷ lệ nợ xấu của NHNN.
- Bắt đầu từ năm 2009, VIETBANK thực hiện phân loại khách hàng theo Điều 7 QĐ 493. Đến năm 2010, VIETBANK tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mở rộng xếp hạng tín dụng đối với tồn bộ nền khách hàng bao gồm các khách hàng cũ đã có quan hệ tín dụng với VIETBANK và thực hiện xếp hạng ngay khi có phát sinh khách hàng mới. Điều này đã giúp VIETBANK kiểm sốt được chặt chẽ danh mục tín dụng theo quy định của NHNN và chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao. Công việc phải làm là VIETBANK đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và để giảm thiểu nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo thông lệ quốc tế; kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng tới từng khoản vay, từng khách hàng; hạn chế cho vay những khách hàng đã có phát sinh nợ xấu; tích cực đơn đốc thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu; xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, …
VIETBANK đã thực hiện phân loại khách hàng ngay khi bắt đầu có quan hệ để có những chính sách định hướng quan hệ tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Chỉ cho vay mới đối với những khách hàng xếp nhóm 1 (khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh và đảm bảo khả năng trả nợ).
VIETBANK sẽ tiếp tục đảm bảo chất lượng tín dụng với mục tiêu: tăng trưởng tín dụng hiệu quả - an tồn và nợ xấu thấp (tối đa nằm trong chuẩn cho phép về tỷ lệ nợ xấu của NHNN).
VIETBANK quản lý rủi ro tín dụng thơng qua việc xây dựng hạn mức cho vay đối với mỗi khách hàng hay một nhóm khách hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngồi ra. việc quản lý rủi ro tín dụng cịn được thực hiện thơng qua đánh giá thường xuyên loại tài sản được chấp nhận là tài sản thể chấp và phân tích khả năng khách hàng hay khách hàng tiềm năng có thể thanh toán gốc và lãi.