5. Kết luận:
5.2. Giải pháp từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm:
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm có thể là một cơ sở để các nhà quản trị tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bất động sản có các quyết định liên quan việc dự báo kiệt quệ tài chính của cơng ty phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từ đó xây dựng các phương án kinh doanh, hỗ trợ hợp lý cho doanh nghiệp nhằm gia tăng giá trị của cơng ty cũng như kiểm sốt tốt các rủi ro có thể mang lại cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Xét chiều hướng của tác động, ta thấy rằng phương trình bên trái của (*) đồng biến với Pi (tức xác suất Y=1) nên nếu hệ số βi mang dấu dương thì việc tăng Xi sẽ làm tăng khả năng Y nhận giá trị 1 trong khi hệ số âm làm giảm khả năng này. Từ
đó, ta có thể tập trung vào nhóm giải pháp làm tăng khả năng cơng ty khơng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính (hay tăng khả năng Y nhận giá trị 1).
Quan sát sự điều chỉnh tỷ số Tổng nợ/ Tổng tài sản, có thể thấy đối với ngành kinh doanh bất động sản là một ngành kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Theo quy định của pháp luật, để thực hiện các dự án bất động sản ngoài điều kiện vốn pháp định bắt buộc từ 6 tỷ đồng trở lên, các doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn đối ứng (vốn tự có) tối thiểu là 20% tổng mức đầu tư của dự án. Do đó, chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực (khơng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính) thì mới có khả năng duy trì và gia tăng tỷ số Tổng nợ/ Tổng tài sản (cần phải được đánh giá tín nhiệm tốt đối từ các chủ nợ).
Quan sát sự điều chỉnh tỷ số lợi nhuận biên (Lợi nhuận ròng/ Doanh thu), có thể thấy điều này cũng phù hợp với thị trường Việt Nam khi các chủ nợ/ nhà đầu tư luôn xem xét hiệu quả kinh doanh của cơng ty nói chung và cơng ty ngành bất động sản nói riêng thơng qua khả năng hoạt động có lợi nhuận so với doanh thu của công ty.