Ứng dụng mơ hình nghiên cứu để phân tích cấu trúc vốn thực tế của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn tối ưu trường hợp các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 50)

các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Khi xem xét đến cấu trúc vốn của một doanh nghiệp, ngoài việc phân tích hệ số nợ dài hạn và chỉ số Z như mơ hình nghiên cứu ở trên, tác giả cịn khuyến nghị nên xem xét kết hợp với một số tỷ số tài chính sau đây để có cái nhìn cụ thể, tồn diện hơn về tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

Nợ dài hạn Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = ---------------------- Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu = ---------------------- Vốn chủ sở hữu Lãi trước thuế và lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay = ------------------------------------- Lãi vay

(Nguồn: Giáo trình Đầu tư tài chính -Phân tích đầu tư chứng khốn-Chương 5) Dựa vào kết quả của mơ hình nghiên cứu ở trên, tác giả so sánh, phân tích cấu trúc vốn thực tế của các doanh nghiệp ngành thủy sản trong 3 năm gần đây, nhằm đưa ra một số đề xuất trong quá trình xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu, an toàn, bền vững.

Hệ số nợ dài hạn

Hình 4.4 Hệ số nợ dài hạn các công ty ngành thủy sản niêm yết 2009 – 2011

Hệ số nợ dài hạn bình quân của ngành thủy sản trong 3 năm từ 2009 đến 2011 đều duy trì ở mức 41%, trong khi hệ số nợ dài hạn an tồn của trung bình ngành theo kết quả nghiên cứu ở trên giảm từ 47% (2009) xuống còn 26% (2010) và 19% (2011) cho thấy rủi ro tài chính của ngành có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong đó, Cơng ty cổ phần thủy sản Mê Kơng (AAM) có hệ số nợ thấp nhất (1% - 2%) và cao nhất là Công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau (CMX) và Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (FMC) (trên 70%). Nhìn chung, hệ số nợ dài hạn của từng công ty tương đối hầu như khơng có biến động mạnh qua các năm, thể hiện một sự ổn định trong cấu trúc vốn .

Hệ số nợ dài hạn của các công ty ngành thủy sản có sự phân hóa cao. Trong số 22 công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam thì chỉ có từ 4 – 5 cơng ty có hệ số nợ dài hạn dưới 20% và 3 – 4 cơng ty có hệ số nợ trên 70%. Nhóm cơng ty có hệ số nợ thấp dưới 20% phần lớn là các cơng ty có quy mơ nhỏ nhưng hoạt động tương đối hiệu quả (EBIT/Tổng tài sản, EBIT/Doanh thu thuần chiếm tỷ lệ cao nhất so với các cơng ty khác cùng ngành). Ngược lại nhóm cơng ty có hệ số nợ dài hạn cao trên 70% là các cơng ty có quy mơ trung bình nhưng hoạt động chưa có hiệu quả (EBIT/Tổng tài sản xấp xỉ hoặc dưới mức trung bình của ngành (8% – 12%)). Điều này cũng là một minh chứng cho thấy một tỷ lệ nợ quá lớn trong cơ cấu vốn sẽ dẫn đến những lợi ích khơng đủ bù đắp những chi phí do việc sử dụng nợ, dẫn đến giá trị doanh nghiệp bị suy giảm.

Những công ty đầu ngành, quy mô lớn như Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG), Công ty cổ phần tập đồn thủy sản Minh Phú (MPC), Cơng ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) với hệ số nợ dài hạn từ 30% - 50% là những cơng ty hoạt động có hiệu quả. Mặc dù EBIT/Tổng tài sản, EBIT/Doanh thu thuần khơng cao bằng nhóm cơng ty có hệ số nợ dưới 20% nhưng EBIT ròng về số tuyệt đối lớn gấp nhiều lần các công ty này.

Chỉ số Z

Hình 4.5 Chỉ số Z thực tế các công ty ngành thủy sản niêm yết 2009 – 2011

Chỉ số Z bình quân của ngành thủy sản trong từ 2009 đến 2011 lần lượt là 3,07; 2,82 và 2,84. Các con số này cho thấy ngành thủy sản tuy chưa đến mức nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao nhưng cũng chưa đạt đến vùng an tồn.

Nhìn vào Hình 4.5 có thể thấy phần lớn các công ty đều tập trung xung quanh mức 2,99 nên chỉ cần một số thay đổi nhỏ cũng có thể đẩy các cơng ty đang từ vùng an toàn rơi vào vùng cảnh báo và ngược lại các cơng ty nằm trong vùng cảnh báo có thể thay đổi một số chỉ tiêu để đạt được vùng an tồn. Trong số 22 cơng ty niêm yết thì có 11 cơng ty (2009), 8 cơng ty (2010) và 9 cơng ty (2011) có chỉ số Z > 2,99, trong đó các cơng ty như Cơng ty cổ phần thủy sản Mê Kông (AAM), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT), Công ty cổ phần Vĩnh Hồn (VHC), Cơng ty cổ phần thức ăn chăn ni Việt Thắng (VTF) có chỉ số Z lớn hơn 4 và ổn định qua các năm. Ngược lại, nhóm các cơng ty như Cơng ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu (BLF), Công ty cổ phần Nam Việt (ANV), Công ty cổ phần đầu tư thương mại thủy sản (ICF), Công ty cổ phần thủy sản số 4 (TS4), Công ty cổ phần thủy hải sản Việt Nhật (VNH) có chỉ số xấp xỉ hoặc nhỏ hơn 2, đặc biệt là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre (FBT) năm 2011 có chỉ số Z âm do các chỉ tiêu X1 (Vốn lưu động/ Tổng tài sản) và X2 (Lợi nhuận chưa phân phối/ Tổng tài sản) đều bị âm và công ty đang có nguy cơ bị hủy niêm yết trên sàn chứng khốn.

Các tỷ số tài chính khác Bảng 4.2 Các tỷ số tài chính ngành thủy sản từ 2009 – 2011 Năm Tỷ số 2009 2010 2011 Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu 0,90 0,99 1,10 Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu 2,21 2,42 2,68

Khả năng thanh toán lãi vay 3,30 2,56 2,83

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp ngành thủy sản tương đối ổn định qua các năm và dao động ở mức 1, nghĩa là các nhà cho vay và các chủ sở hữu đã có một mức tài trợ tương đương nhau.

Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu đều trên mức 2 và có xu hướng gia tăng, cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu được đảm bảo bởi hơn 2 đồng tài sản. Tỷ số này của ngành thủy sản cũng ở mức trung bình, tương tự như các ngành khác. Khả năng thanh toán lãi vay dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi hàng năm như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản. Đối với ngành thủy sản, khả năng thanh tốn lãi vay trung bình ở mức 3 là tương đối thấp so với mức trung bình của các ngành cơng nghiệp khác.

Tóm lại các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam có hệ số nợ dài hạn tương đối cao (trung bình ngành hơn 40%), chỉ số Z dao động quanh mức 2,99 cho thấy vẫn chưa đạt mức an toàn cao, khả năng chi trả lãi vay ở mức tương đối thấp (xấp xỉ 3). Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần tự tính tốn tỷ lệ nợ an tồn dựa vào chỉ số Z để vừa phát huy lợi thế từ địn bẩy tài chính, vừa đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bền vững, tránh các rủi ro lớn về tài chính dẫn đến khả năng phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn tối ưu trường hợp các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)