52 -
2.5 Những mặt tích cực và hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng bất động
2.5.3.2 Từ phía NHNN 56
Với chủ trương kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chỉ thị 01/CT- NHNN ngày 01/3/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ. Theo đó, chính sách thắt chặt tiền tệ tiếp tục thực hiện và Ngân hàng Nhà nước đã khống chế mức tăng trưởng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại tại mọi thời điểm trong năm 2011 không được
vượt quá 20% so với năm 2010, tỷ trọng dư nợ phi sản xuất ở mức dưới 22% tại thời điểm 30/6/2011 và dưới 16% tại thời điểm 31/12/2011. Việc hạn chế cung tiền của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho mức lãi suất cho vay VND biến động từ 18% đến 25%/năm, đây là mức lãi suất cho vay khá cao làm thị trường bất động sản gần như đóng băng.
Chưa có các tiêu chí phân biệt rõ ràng trong tín dụng bất động sản dành cho những người có nhu cầu thực sự về nhà ở với những người đầu tư, kinh doanh lĩnh vực bất động sản.
Chưa xây dựng được kho dữ liệu thông tin chung về khách hàng, cũng như hệ thống cảnh báo về thị trường bất động sản liên kết giữa các ngân hàng.
Chưa có những dự báo thị trường, các quy trình, chính sách về tín dụng bất động sản cho các NHTM. Các NHTM cấp tín dụng bất động sản chủ yếu chỉ dựa vào quy chế cho vay chung 1627/2001/QĐ – NHNN của NHNN ban hành ngày 31/12/2001.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã phân tích và đánh giá khái quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của Eximbank về hoạt động tín dụng bất động sản, rủi ro tín dụng bất động sản, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bất động sản; và đưa ra một số hạn chế và nguyên nhân của công tác quản trị rủi tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng bất động sản nói riêng của Eximbank. Qua đó thấy được các vấn đề cần phải đề cập tới ở chương 3.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI
EXIMBANK
3.1 Định hƣớng phát triển của Eximbank trong năm 2011 và định hƣớng chiến lƣợc đến năm 2020
Định hƣớng chiến lƣợc đến năm 2020 :
Eximbank đã xây dựng định hướng chiến lược đến năm 2020 như sau: - Xây dựng Eximbank từng buớc trở thành tập đồn tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại đạt mức trung bình trong khu vực và quốc tế, nằm trong top đầu hệ thống các NHTMCP của Việt Nam.
- Mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng và sự đa dạng sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi.
- Xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc cộng đồng, đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền kinh tế thịnh vượng của đất nước và tối đa hóa lợi ích cho cổ đơng.
“Nguồn lực con người – nhân viên là tài sản quý nhất, là nhân tố chủ đạo tạo ra giá trị gia tăng và tăng trưởng bền vững của Eximbank”.
Kế hoạch tƣơng lai:
Trong thời gian tới, Eximbank tiếp tục thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên từng lĩnh vực cốt yếu của hoạt động NHTM (ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn – tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, vàng và kinh doanh vốn), từng bước xâm nhập nhanh, có chọn lọc vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư và tài trợ dự án, đồng thời phát triển nhanh các dịch vụ tài chính.
- Chiến lược tập trung thể hiện bằng nỗ lực vào từng phân khúc thị trường theo tiêu thức vùng địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị trường.
- Chiến lược khác biệt thể hiện bằng sự khác biệt, vượt trội của Eximbank trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm, dịch vụ, cơng nghệ mang tính chiến lược, then chốt, mang tính cạnh tranh nhằm tạo đòn bẩy mở rộng thị phần trong nước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.
- Thực hiện và đạt mục tiêu dựa trên nền tảng cốt lõi (tam giác và chiến lược); năng lực tài chính – nhân lực – và cơng nghệ.
Mục tiêu chủ yếu năm 2011 :
* Kế hoạch về nguồn vốn – Sử dụng vốn
ĐVT : tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch 2011 Tăng/giảm so với năm 2010
Vốn điều lệ 12.355 17%
Tổng tài sản 180.000 37%
Huy động vốn 110.000 56%
Dư nợ tín dụng 74.800 20%
Lợi nhuận trước thuế 3.000 30%
* Kế hoạch phát triển dịch vụ: tăng 30% so với năm 2010.
* Quyền lợi của cổ đơng 31,6%, trong đó quyền lợi từ thặng dư là 17%,
quyền lợi từ cổ tức là 14,6%.
Chiến lƣợc về tín dụng nói chung và tín dụng bất động sản nói
riêng trong năm 2011: thực hiện theo qui định của ngân hàng nhà nước, kế
20%. Trong đó dư nợ cho vay bất động sản được kiểm sốt khơng vượt quá 10% tổng dư nợ.