Xây dựng các biến số và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Microsoft word qu?n tr? c364ng ty v340 ch355nh s341ch c? t?c ? VN final version 9 nov 2013 ) (Trang 39 - 44)

Chương 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Xây dựng các biến số và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở số liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê

để mô tả đặc điểm của biến quan sát. Sau đó, chúng tơi tiến hành ước lượng hồi

quy để chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh

nghiệp bằng cách sử dụng mơ hình Tobit (cịn gọi là mơ hình kiểm lọc). Mơ hình Tobit được phát triển bởi James Tobin (1958) có dạng tổng quát như sau

Theo Gujarati (2004), Tobit là mơ hình phù hợp nhất có thể sử dụng để ước lượng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc nếu giá trị của

biến phụ thuộc bị kiểm duyệt hay không được phép nhỏ hơn hoặc lớn hơn một giá trị nhất định nào đó. Trong trường hợp bài nghiên cứu này, giá trị của biến phụ thuộc (đó là, tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của doanh nghiệp) chỉ có thể lớn hơn hoặc bằng 0 (Hình 3.1). Mẫu của bài này sẽ bao gồm 100 công ty niêm yết với 452 quan sát trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2012.

0 1 2 3 4 D e n s it y 0 .5 1 1.5 CD/CF

Hình 3.1: Mật độ phân bố của biến phụ thuộc CD/CF

(Nguồn: tác giả tính tốn với phần mềm Stata)

Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 12 để xử lý dữ liệu và chạy hồi quy Tobit.

Các biến được xem xét trong mơ hình bao gồm:

Bảng 3.1. Các biến và kỳ vọng về dấu tương quan

Tên biến Ý nghĩa

Kỳ vọng tương quan

với biến phụ thuộc

CD/CF

Tỷ lệ chi trả cổ tức đo bằng các lấy cổ tức tiền mặt từng năm chia cho dòng tiền của cơng ty (=lợi nhuận rịng + khấu hao)

Biến phụ thuộc TDI Chỉ số đo lường mức độ thực hành quản trị công ty + Asset Tổng tài sản đo bằng logarit tự nhiên (Ln) của tổng tài sản

doanh nghiệp +

ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (=EBIT/ tổng tài sản) + Leverage Địn bẩy tài chính (=tổng nợ vay /tổng tài sản) - Tobin's q = (Giá trị thị trường của vốn cổ phần + tổng nợ)/ tổng tài

sản -

Lag - dum

Biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu cơng ty có chi trả cổ tức

tiền mặt trong năm trước đó, ngược lại thì nhận giá trị 0 + Idum Biến giả ngành Industry, nhận giá trị 1 nếu công ty hoạt

động trong ngành công nghiệp, bằng 0 nếu là ngành khác

Pdum

Biến giả ngành Primary, nhận giá trị 1 nếu công ty hoạt

động sản xuất sản phẩm nông nghiệp, súc sản, khoáng

Sdum Biến giả ngành Service, nhận giá trị 1 nếu công ty hoạt

động trong lĩnh vực dịch vụ, bằng 0 nếu là ngành khác

Year

dummy

Biến giả thời gian, lần lượt nhận các giá trị 1 nếu là năm 2009, 2010, 2011, 2012 hoặc bằng 0 nếu không phải

(Nguồn: tác giả tổng hợp) Biến phụ thuộc được tính bằng cách lấy mức chi trả cổ tức tiền mặt chia cho dòng tiền, bởi lẽ dòng tiền là thước đo phù hợp nhất để đánh giá tiền mặt sẵn có mà doanh nghiệp có thể xem xét để phân phối cho cổ đơng hay không (Faccio et al, 2001).

Biến độc lập là quản trị công ty được đo lường bằng Chỉ số TDI như đã

trình bày trong phần cơ sở lý thuyết. Dựa trên 32 tiêu chí trong cơ cấu của TDI, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu và tính điểm TDI (hay điểm thực hành QTCT) cho mỗi doanh nghiệp. Theo đó, với mỗi tiêu chí, doanh nghiệp sẽ được tính 1

điểm nếu có tồn bộ hoặc một phần thông tin được đề cập trong các dữ liệu cơng

bố, ngược lại thì tính 0 điểm. Điểm của mỗi nhóm sẽ bằng điểm trung bình của

các tiêu chí trong nhóm, và điểm TDI chung của doanh nghiệp bằng điểm trung bình của 3 nhóm tiêu chí. Tác giả kỳ vọng về một mối quan hệ thuận chiều giữa biến TDI với biến phụ thuộc do đánh giá về một sự tương quan giữa thị trường Việt Nam và thị trường các nước mới nổi khác (như Argentina, Ba Lan, v….) nơi đã tìm được bằng chứng thực nghiệm cho lý thuyết rằng quản trị công ty sẽ

hỗ trợ cho chính sách cổ tức.

Các biến giải thích khác được đưa vào mơ hình là tỷ suất sinh lợi trên tài

sản (ROA), Tobin’s q, tổng tài sản và địn bẩy tài chính. Trong đó, biến ROA thể hiện tính sinh lời và hiệu quả của tài sản mà từ đó tạo ra nguồn thu nhập để chi

trả cổ tức, hay nói cách khác, ROA được kỳ vọng có mối tương quan dương với cổ tức của doanh nghiệp. Biến tobin’s q phản ánh kỳ vọng của thị trường về dòng tiền và giá trị doanh nghiệp trong tương lai. Các doanh nghiệp có nhu cầu cao về nguồn tiền dành cho các dự án đầu tư tiếp theo (được đại diện bởi tỷ số tobin’s q cao), và do đó sẽ có một tỷ lệ cổ tức thấp. Ngoài ra, theo những lý

thuyết về cổ tức, tác giả cũng đưa vào các biến là tổng tài sản và đòn bẩy tài

chính với kỳ vọng rằng tổng tài sản sẽ có tác động thuận chiều lên tỷ lệ chi trả cổ tức, trong khi địn bẩy tài chính thì có tác động nghịch chiều do chính sách địn

bẩy cao thì sẽ dẫn đến những rủi ro tài chính, và vì vậy các nhà quản lý sẽ có

khuynh hướng cắt giảm chi trả tiền mặt.

Viêc thêm biến giả ngành là cần thiết bởi theo Gillan, Hartzell và Starks (2003) thì các nhân tố ngành đóng một vai trị quan trọng trong việc giải thích

chỉ số quản trị cơng ty cũng như các chỉ số đơn vị. Ngoài ra, Black, Jang và Kim (2006) cũng nhận xét rằng thực hành quản trị công ty và chỉ số Tobin’s q sẽ phản ánh những đặc trưng của ngành.

Với các biến phụ thuộc, biến độc lập và các biến kiểm soát đã xác định ở trên, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

(1) CD/CF = a + β1*Ln(asset) + β2*ROA + β3*Tobin's q + β4* Leverage +

β7(year)+ β8 (Industry) + ei,t

(2) CD/CF = a + β1*TDI+ β2*Ln(asset) + β3*ROA + β4*Tobin's q + β5*

Một phần của tài liệu (Microsoft word qu?n tr? c364ng ty v340 ch355nh s341ch c? t?c ? VN final version 9 nov 2013 ) (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)