1.4. Đặc điểm của đầu tư cơng và vai trị của đầu tư công đối với sự
1.4.1. Đặc điểm của đầu tư công
Hàng hóa cơng là loại hàng hố khơng có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Tính phi cạnh tranh về tiêu dùng biểu hiện cùng một lúc có hơn một người tận hưởng những lợi ích từ hàng hố cơng, và chi phí đáp ứng nhu cầu đòi hỏi các đối tượng tiêu dùng tăng thêm này là bằng không; đồng thời, khi hàng hố cơng được cung cấp thì khơng thể loại trừ hoặc rất tốn kém để loại trừ một người nào đó tiêu dùng hàng hố mà khơng chịu trả tiền cho hành động tiêu dùng của mình. Phần lớn hàng hố cơng do Chính phủ cung cấp và ngồi ra cịn có thể huy động sự tham gia của khu vực tư để đáp ứng nhu cầu về hàng hố cơng của xã hội.
Tại sao Chính phủ phải cung cấp hàng hố cơng? Nguyên nhân là có sự thất bại của khu vực tư trong việc cung cấp hàng hố cơng, tính khơng hiệu quả do khu vực tư cung cấp hàng hố cơng và làm giảm phúc lợi xã hội. Sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy chi tiêu cơng hồn tồn không mất đi mà trái lại nó tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế. Chính phủ đóng vai trị là một trung tâm của q trình tái phân phối thu nhập thơng qua các khoản chi tiêu cơng. Với ý
nghĩa đó, đầu tư cơng đóng vai trị rất quan trọng trong giai đoạn nền kinh tế đang có những bước chuyển đổi nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, đầu tư công chuyển mạnh sang đầu tư cho phát triển các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, cho sự nghiệp giáo dục, y tế, xố đói giảm nghèo.
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có một vai trị rất lớn trong đầu tư cơng để tạo những bước đột phá phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong nền kinh tế nhiều thành phần thì khu vực tư nhân trong nước và khu vực nước ngoài cũng tham gia đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng các hình thức thích hợp (ví dụ như BOT, BTO, BT,...).
- Đầu tư công của ngân sách nhà nước là khoản chi tích lũy
Chi đầu tư cơng nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích lũy tài sản của nền kinh tế quốc dân. Cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ được tạo ra thông qua các khoản chi đầu tư công là nền tảng vật chất bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, Với ý nghĩa đó, chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là chi cho tích lũy.
- Quy mô và cơ cấu chi đầu tư công của ngân sách nhà nước không cố định và phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Theo kinh nghiệm phát triển cho thấy, trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa, quy mơ chi đầu tư cơng của ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng đầu tư xã hội. Ở giai đoạn này, do khu vực kinh tế tư nhân còn yếu trong khi chính sách thu hút vốn đầu tư chưa hoàn thiện nên nhà nước phải tăng cường quy mô đầu tư từ ngân sách nhà nước để tạo đà cho tiến trình cơng nghiệp hóa. Đi đơi với sự gia tăng quy mơ thì cơ cấu chi đầu tư cũng rất đa dạng để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn đặt ra, như
chi hỗ trợ, chi thực hiện chương trình mục tiêu kinh tế xã hội … . Quy mô chi đầu tư công của nhà nước sẽ giảm dần theo mức độ thành công của chiến lược cơng nghiệp hố và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Khi đó chi đầu tư phát triển của nhà nước chủ yếu tập trung vào điều chỉnh nhằm đạt tới sự ổn định của kinh tế vĩ mô và các khoản chi cho vay chỉ định, chi thực hiện chương trình mục tiêu kinh tế xã hội sẽ được cắt giảm.
- Chi đầu tư công phải gắn chặt chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Sự phối hợp không đồng bộ giữa chi đầu tư với chi thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí để duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản đầu tư. Sự gắn kết giữa 2 nhóm chỉ tiêu này sẽ khắc phục tình trạng đầu tư tràn lan, khơng tính đến hiệu quả khai thác.
Nội dung chi đầu tư công gồm 4 lĩnh vực: chi xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn; chi hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước; chi cho quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; chi dự trữ nhà nước. Trong đó, chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất và được thực hiện theo phương thức khơng hồn trả. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn tài chính của nhà nước hướng vào củng cố và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, các ngành cơng nghiệp cơ bản, các cơng trình kinh tế có tính chất chiến lược, các cơng trình trọng điểm phục vụ phát triển văn hố xã hội, phúc lợi công cộng.
Sự tham gia của nhà nước vào các lĩnh vực nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của khu vực kinh tế ngồi quốc doanh nói riêng, bởi nó nhằm kích thích đầu tư, giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh đồng thời tạo ra các trung tâm kinh tế.