Hàm lượng axit amin trong hạt vừng

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh liên quan đến tính chịu hạn, năng suất và phẩm chất hạt của một số giống vừng (sesamum indicum l) trồng ở khu vực hà nội (Trang 26 - 28)

Kết quả phân tích thành phần các axit amin trong hạt của 6 giống vừng sau khi thủy phân bằng HCl 6N, có bổ sung 0,1% phenol ở 1100C trong 24 giờ cho thấy protein trong hạt của các giống vừng chứa tương ñối ñầy ñủ các loại axit amin (17 axit amin) trừ tryptophan không xác ñịnh ñược do bị phân hủy hoàn toàn trong quá trình thủy phân. Hàm lượng axít amin tổng số trong hạt của các giống phân tích dao ñộng trong khoảng 17,25 – 21,98%. Giống vừng V5 có hàm lượng axit amin tổng số cao nhất là 21,98%, tiếp sau là giống V14 ñạt 21,60%. Các giống vừng V10, V17 có hàm lượng axít amin tổng số thấp hơn (21,11 và 21,12%). Không có sự sai khác về hàm lượng axít amin tổng số giữa 2 giống vừng này. Chỉ số này ở các giống vừng V3 và V8 tương ứng là 20,52%, 17,25%.

23

Bảng 3.19. Hàm lượng axit amin tổng số trong hạt của 6 giống vừng nghiên cứu (g axit amin/100g hạt) Giống vừng Số TT Axit amin V3 V5 V8 V10 V14 V17 1 Axit aspartic 1,64 1,70 1,35 1,58 1,51 1,73 2 Axit glutamic 4,03 4,88 3,17 5,00 4,48 4,97 3 Xerin 0,99 1,02 0,81 0,97 1,13 1,00 4 Histidin 0,68 0,70 0,61 0,42 0,64 0,68 5 Glyxin 1,19 1,25 1,00 1,16 1,22 1,24 6 Threonin 0,82 0,85 0,71 0,84 0,83 0,83 7 Alanin 1,03 1,07 0,86 1,00 1,04 1,06 8 Arginin 2,69 2,80 2,17 2,64 2,53 1,93 9 Tyrosin 0,52 0,54 0,44 0,56 0,53 0,63 10 Xystein+Xystin 0,25 0,26 0,23 0,27 0,26 0,26 11 Valin 1,14 1,18 0,99 1,06 1,18 1,13 12 Metionin 0,44 0,50 0,49 0,46 0,67 0,44 13 Phenylalanin 1.11 1,14 0,93 1,06 1,16 1,13 14 Izolơxin 0,80 0,85 0,69 0,82 0,86 0,82 15 Lơxin 1,53 1,59 1.32 1,56 1,63 1,56 16 Lyzin 0,95 0,99 0,85 1,00 1,23 0,96 17 Prolin 0,71 0,66 0,63 0,71 0,70 0,75 Tổng số 20,52 21,98 17,25 21,11 21,60 21,12

Giá trị dinh dưỡng của một protein thực vật ñược ñánh giá theo tỉ lệ của các axit amin trong thành phần protein ñó, chủ yếu dựa vào tỉ lệ của các axit amin không thay thế. Tỷ lệ các axit amin này trong protein hạt của cả 6 giống vừng nghiên cứu ñều vượt hoặc xấp xỉ ñạt so với tiêu chuẩn của FAO. Cụ thể: threonin, valin, phenylalanin, lơxin, lyzin có tỷ lệ vượt so với tiêu chuẩn của FAO, metionin và izolơxin xấp xỉ ñạt tiêu chuẩn. Trong khi ñó hạt ñậu tương có hàm lượng protein cao nhất trong các loại hạt ngũ cốc nhưng có 3 axit amin: lyzin, methionin, izolơxin thấp hơn tiêu chuẩn. Như vậy, có thể nói, protein của hạt vừng có giá trị dinh dưỡng rất cao, hạt vừng thật sự là nguồn cung cấp các axit amin không thay thế cho người và ñộng vật, ñặc biệt là nguồn lyzin.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ Kết luận

1. Các giống vừng chống chịu mất nước tốt nhất ñược phân loại theo các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh trong 20 giống vừng ñược nghiên cứu trong luận án (V5, V14) khác biệt rõ rệt so với các giống kém chống chịu nhất (V3, V8) ở chỗ luôn có các giá trị cao hơn về một số chỉ tiêu sinh lý như: khả năng chịu hạn tương ñối, khả năng giữ nước, hàm lượng nước liên kết, áp suất thẩm thấu, hàm lượng diệp lục tổng số, liên kết, huỳnh quang biến ñổi

24

(Fvm) và các chỉ tiêu hóa sinh như: hàm lượng ñường khử, hoạt tính enzym α-amylase, hàm lượng axit amin prolin ở cả ñiều kiện thường và hạn. Nhưng lại có giá trị thấp hơn về một số chỉ tiêu sinh lý như ñộ ẩm cây héo, hệ số héo và huỳnh quang diệp lục ổn ñịnh (F0).

2. Bằng kỹ thuật RAPD với 18 mồi ñã thiết lập ñược sơ ñồ hình cây thể hiện sự quan hệ di truyền của 20 giống vừng nghiên cứu. Các giống vừng này ñược phân làm 2 nhóm: nhóm 1 bao gồm 15 giống và ñược phân làm 3 phân nhóm; nhóm 2 gồm 5 giống còn lại. Sơ ñồ xác nhận rằng giống chịu mất nước tốt nhất (V5, V14) và kém nhất (V3, V8) ñược phân loại theo các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh phân bố trong các nhóm khác biệt về quan hệ di truyền: các giống chống chịu tốt nhất (V5, V14) nằm trong phân nhóm 3 của nhóm 1; còn các giống chống chịu kém nhất (V3, V8) nằm trong nhóm 2.

3. Dựa vào các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh và phân tích quan hệ di truyền của 20 giống vừng nghiên cứu, ñã phát hiện ñược 2 giống vừng có khả năng chống chịu mất nước tốt nhất là giống V5 và V14; kém nhất là 2 giống V3 và V8.

4. Thiếu nước ñã làm giảm năng suất của 6 giống vừng, nhưng giống V5, V14 vẫn ñạt năng suất cao nhất trong các giống vừng nghiên cứu (ñạt tương ứng là 17,6 và 18,15 tạ/ha), năng suất thấp nhất là giống V3, V8. Hạt vừng có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng tốt, với hàm lượng lipit cao (47,14 – 53,32%), chỉ số axit thấp (< 3), tỷ lệ 8 axit amin không thay thế cao, ñặc biệt là metionin, hàm lượng nguyên tố khoáng cao. Hàm lượng axit béo không no (oleic, linoleic, linolenic) chiếm hơn 70% ñã làm tăng giá trị dinh dưỡng của dầu vừng.

ðề nghị

1. Sử dụng các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh ñặc trưng cho khả năng chịu mất nước (ñã nêu trên) ñể sơ tuyển, chọn giống vừng chống chịu mất nước tốt. Có thể ñưa ra trồng thử nghiệm giống vừng V5, V14 có khả năng chịu hạn tốt mà vẫn cho năng suất và phẩm chất cao.

2. Cần có những nghiên cứu ñi sâu hơn nữa về khả năng chịu hạn ở mức phân tử, phân lập các gen liên quan ñến tính chịu hạn của cây vừng.

3. Tiếp tục nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của hạt vừng ñể có những ứng dụng cụ thể trong công nghiệp sử dụng, chế biến thức ăn và trong việc phòng, chữa bệnh cho con người. Cần có những nghiên cứu phân tích, chứng minh khả năng chống oxy hóa của hạt vừng thông qua các hợp chất sesamin, sesamolin, sesamol và α-tocopherol.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh liên quan đến tính chịu hạn, năng suất và phẩm chất hạt của một số giống vừng (sesamum indicum l) trồng ở khu vực hà nội (Trang 26 - 28)