Nguồn: tính tốn từ số liệu WB (2013)
4.3 Phương trình hồi quy
4.3.1 Tương quan biến độc lập và biến phụ thuộc
4.3.1.1 Phân tích tương quan giữa CO2 và FDI
Theo giả thuyết đường cong EKC, thu nhập bình qn đầu người và ơ nhiễm nghịch biến theo hàm số bậc 2 và FDI có vai trò thúc đẩy tăng trưởng làm quá trình này diễn ra nhanh hơn nhưng rất ít bằng chứng thực nghiệm chứng minh tương quan giữa FDI và ô nhiễm mơi trường theo quan hệ bậc 2. Số ít các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương trình bậc 2 để phân tích mối quan hệ này như Chakraborty và Mukherjee (2010), Shahbaz (2012) nhưng kết quả nghiên cứu này không thống nhất, kết quả nghiên cứu của Chakraborty và Mukherjee (2010) có ý nghĩa thống kê trong khi kết quả nghiên cứu của Shahbaz (2012) ngược lại.
Quan hệ tuyến tính bậc 1 giữa ơ nhiễm môi trường và FDI được sử dụng nhiều trong nghiên cứu thực nghiệm. Mối tương quan này được cổ vũ bởi nhóm nghiên
23 Xem tên đầy đủ quốc gia tại phụ lục
cứu theo giả thuyết “Cuộc đua tới đáy” và giả thuyết “Nơi trú ẩn ô nhiễm”. Với giả thuyết FDI làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng thâm dụng ô nhiễm, nghĩa là thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài các ngành thâm dụng ô nhiễm có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển để giảm nhẹ chi phí xử lý mơi trường (giả thuyết Bắc – Nam) và hậu quả gây suy giảm chất lượng mơi trường. Tiêu biểu có các nghiên cứu Merican và cộng sự (2007), Mathew và cộng sự (2009), Acharyya (2009), Usman và Manap (2010), Islam (2011).
Như vậy, với châu lục có đa số các nước nằm trong nhóm đang phát triển và phân tích trong khoảng thời gian ngắn thì tương quan giữa FDI và CO2 kỳ vọng đồng biến theo quan hệ tuyến tính bậc 1. Phân tích hệ số tương quan cho thấy tương quan giữa hai biến này có ý nghĩa thống kê cao và hệ số tương quan là Corr (CO2, FDI) = 0,2503