CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Kiến nghị chính sách
Đề tài không phải hướng đến kiến nghị là khơng vay nợ nước ngồi bởi vì đối với nền kinh tế cịn đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài vẫn được xem là một trong những nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cũng như đề tài không hướng đến kiến nghị là Chính phủ hãy xác định chính xác tỷ lệ nợ nước ngồi trên GDP như thế nào là tốt. Nội dung chính hướng đến việc với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho trước của Chính phủ thì Chính phủ cần xác định tỷ lệ vay nợ nước ngoài phù hợp là dưới mức ngưỡng nợ nước ngoài 28% trên GDP theo quý. Mà theo đó, bất kỳ việc vay nợ nước ngồi nào dưới mức ngưỡng này sẽ tạo hiệu ứng tích cực lên tăng trưởng hơn là vượt qua mức ngưỡng. Mức độ ngưỡng nợ tối ưu của tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP tương ứng với đỉnh của đường cong Laffer nợ.
Điều này cũng có nghĩa với một quốc gia có tỷ lệ nợ nước ngồi trên phần tăng của đường cong Laffer nợ có thể chống lại suy thối kinh tế bằng cách áp dụng một chính sách tài khóa kích cầu dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ nợ trong giới hạn tối ưu.
Tuy nhiên, một khi nợ nước ngoài đạt ở mức đỉnh của đường cong Laffer nợ, Chính phủ cần phải tập trung vào mục tiêu ổn định nợ và giảm nợ. Để thực hiện được điều này, Chính phủ cần áp dụng một số chính sách tài khóa để hạn chế thâm hụt cán cân thương mại, cán cân ngân sách, tiết kiệm - đầu tư, hay thu hút những nguồn vốn không gây nợ như kiều hối, FDI,.. nhằm duy trì mức bền vững của nợ nước ngoài.
Từ đây, ta thấy ngưỡng nợ thể hiện một sự dung hòa giữa các mục tiêu phát triển bền vững chính sách tài khóa và bền vững từ việc thu hút các nguồn lực bên ngoài.
Vì vậy, kiến nghị quan trọng của đề tài nghiên cứu là Chính phủ cần xác định ngưỡng nợ nước ngoài trong cả dài hạn và ngắn hạn, theo quý và cả theo năm. Qua đó, Chính phủ cần phải xác định được kế hoạch vay nợ nước ngoài như thế nào là hợp lý với mục tiêu tăng trưởng kinh tế định trước.