Sơ nét về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1989-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình dự báo số thu ngân sách của tỉnh khánh hòa theo phương pháp kết hợp (Trang 37)

1989-2010:

2.1.1. Quy hoạch phát triển kinh tế:

Trong 20 tái lập tỉnh Khánh Hòa từ năm 1989 đến nay, với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hố, con người đã tạo cho Khánh Hồ lợi thế để phát triển toàn diện các ngành kinh tế trong đó có kinh tế biển như: xây dựng cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản; du lịch,...là mũi nhọn. Trong quy hoạch phát triển, Khánh Hồ đã và đang hình thành ba khu vực kinh tế trọng điểm:

- Khu vực Phía Nam là thị xã Cam Ranh (xem bản đồ tại phụ lục số 04):

Cam Ranh từ lâu đã là vị trí chiến lược quan trọng của khu vực và thế giới, ngày nay Cam Ranh đang hứa hẹn phát triển thành khu kinh tế đa ngành. Tỉnh Khánh Hòa đã triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch tại Bắc Cam Ranh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cùng với việc quy hoạch cảng hàng không Cam Ranh đã được phê duyệt đến năm 2015 là cảng hàng không quốc tế của Khu vực Nam trung bộ sẽ là động lực để đẩy nhanh tiến trình khai thác tiềm năng thế mạnh của khu vực bán đảo Cam Ranh góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hoà, với việc đưa khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh vào phát triển du lịch Khánh Hòa sẽ trở thành một vùng du lịch trọng điểm của cả nước trong thời gian sắp tớị Định hướng quy hoạch phát triển:

Khu vực Bắc Bán đảo (khu vực khai thác kinh tế dân sự) có tổng diện tích khoảng 1.300ha (phần đất liền khơng tính mặt nước). Là vùng đất có địa thế, địa hình, cảnh quan mơi trường rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ mát. Du

lịch là ngành kinh tế cơ bản đối với khu vực Bắc Bán đảo Cam Ranh, toàn bộ khu vực này được quy hoạch như sau:

+ Khu lưu trú tập trung, du lịch trở về cội nguồn được tổ chức trong các làng chàị

+ Không gian du lịch sinh thái biển, nét đặc trưng khu vực bán đảo bao gồm các loại hình du lịch, giải trí trên biển, dưới biển, trên cát. Cát, biển là hai đặc trưng của bán đảo để tạo nên các lạo hình vui chơi giải trí như thể thao trên cát, thưởng ngoạn cảnh trên sa mạc, bơi, lặn.

+ Không gian lưu trú, dịch vụ trên, ven bờ bao gồm khách sạn, nhà, nhà hàng… Không gian du lịch được tổ chức đa dạng, bao gồm các khu du lịch cao cấp và một số khu du lịch bình dân.

+ Trung tâm thương mại - tài chính quốc tế..

+ Ngồi ra, khu vực phía Bắc vịnh Thuỷ Triều được quy hoạch thành công viên sinh thái biển quy mô khoảng 1.100ha, trong đó phần xây dựng thuộc Bắc Bán đảo Cam Ranh khoảng 50 ha, phần mặt nươc khoảng 1.000 ha và phần đất xây dựng thuộc xã Cam Hải Tây và Cam Hoà khoảng 50 hạ

Xây dựng tại Khu vực Bắc Bán đảo Cam Ranh một trung tâm thương mại, tài chính, văn phịng, cấp quốc gia và quốc tế, quy mô khoảng 70hạ Với vị trí thuận lợi về giao lưu quốc tế cũng như nội địa và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như tại bán đảo Cam Ranh, việc xây dựng tại đây một trung tâm thương mại văn phòng và hệ thống các cửa hàng trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm hàng hoá sẽ tạo ra một hoạt động kinh tế sôi động phù hợp với khu vực nàỵ

- Trục chính Nha Trang- Diên Khánh (xem bản đồ tại phụ lục số 04):

Thành phố Nha Trang gần 400 ngàn dân, nằm trên bờ biển dài hơn 10 km, có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối khá, là nơi tập trung trụ sở các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các viện nghiên cứu, các trường đại học, và nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn cũng như nhiều cơ sở văn hoá xã hội, danh lam thắng

cảnh. Vịnh Nha Trang là thành viên Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giớị Nha Trang là trung tâm du lịch nổi tiếng với hệ thống khách sạn phong phú, trong đó có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 đến 5 sao có khả năng đón khách và phục vụ các hội nghị lớn mang tầm quốc tế và nhiều dịch vụ phong phú như: tham quan đảo, lặm biển ngắm san hơ, tắm bùn,...Với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi cả về cảnh quan đẹp, khí hậu ơn hồ, Nha Trang hiện tại và trong tương lai sẽ là trung tâm kinh tế, văn hóa du lịch của Việt Nam.

Tỉnh đang quy hoạch khu vực mở rộng thành phố Nha Trang về phía tây, nối với Diên Khánh. Cơ sở hạ tầng đang xây dựng: Kè và đường hai bên bờ sông Cái, tiếp tục hoàn thiện trục đường nối Nha Trang – Đà Lạt, đường Nha Trang – Cầu Lùng, đường Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng, các khu dân cư lớn: Tây Lê Hồng Phong, Đất lành, Tây sông Tắc, Vĩnh Thái… Các khu công nghiệp: Suối Dầu giai đoạn 2, các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Diên Phú, Đắc Lộc.

- Khu vực Phía Bắc là Vịnh Vân Phong (xem bản đồ tại phụ lục số 04):

Nằm ở cực Đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14km, gần các tuyến hàng hải quốc tế (cách 130km) và nằm trên ngã ba đường hàng hải quốc tế tuyến Châu Âu-Bắc Á, Châu Úc-Đông Bắc Á và tuyến Manila-Panama hoặc Sanfrancisco(Mỹ) hoặc Victoria (Canada). Vân Phong là vịnh lớn với 41.000 ha mặt nước, có độ sâu từ 10-40m, kín gió và khơng bị bồi lấp. Riêng Vũng Đầm Mơn rộng 3.500ha, hồn tồn kín gió với độ sâu 20m, có lạch Cửa Lớn có bề rộng hơn 950m, sâu trên 18m và lạch Cửa Bé rộng trên 700m, sâu hơn 27m. Phía sau vũng này là bán đảo Hòn Gốm rất thuận tiện cho phát triển cảng. Với điều kiện đó, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch và Ban hành Quyết định thành lập khu kinh tế Vân phong với diện tích 150.000ha trong đó khoảng 80.000ha mặt biển và 70.000ha đất liền, mục tiêu xây dựng thành khu kinh tế tổng hợp trong đó Cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trị chủ đạo (có thể đạt tới 17- 18triệu TEU/năm), kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm

là phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng hải sản, các ngành kinh tế khác và xây dựng các khu đô thị. Khu kinh tế Vân phong được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt cao nhất hiện naỵ

Hiện nay, tại khu vực Vịnh Vân Phong đã có nhiều dự án của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài như: Dự án nhà máy tàu biển Huyndai –Vinashin, Dự án chuyển tải xăng dầu; Khu du lịch Hịn Ơng, các dự án ni trai lấy ngọc và nuôi cá lồng xuất khẩu của các nhà đầu tư Nhật Bản, Úc, Đài loan, các dự án nuôi tôm hùm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam,...đã hoạt động có hiệu quả từ nhiều năm naỵ Bên cạnh đó, nhiều dự án như: Tổng kho ngoại quan xăng dầu Mỹ Giang công suất là 1 triệu tấn/năm, Khu cơng nghiệp Ninh Thuỷ diện tích 202ha; Khu cơng nghiệp Vạn Thắng diện tích 200ha; Dự án đầu tư cảng và khu kinh tế của Tập đồn Sumimoto Nhật bản; Dự án Nhà máy đóng tàu cỡ lớn của tập đoàn Hàn Quốc,... đang được nghiên cứu đầu tư. Trong những năm tới đây sẽ là khu kinh tế phát triển sôi động của Miền Trung và cả nước.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội:

Với những lợi thế, tiềm năng của tỉnh, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã huy động nguồn lực trong và ngồi nước có hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII – khóa X của Đảng đã đề rạ

Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước, cụ thể: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996-2005 là 9,6%/năm (cả nước 7,1%-7,2%), trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 10,8%/năm; giai đoạn 2006-2010 bình quân tăng bình quân khoảng 11%/năm. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt được tương đối cao trong thời gian qua đã góp phần cải thiện đáng kể mức thu nhập bình quân trên đầu người (GDP/người), cụ thể năm 1995 chỉ đạt 3,43 triệu đồng tăng lên 5,99 triệu đồng năm 2000, tăng lên 12,1 triệu đồng năm 2005 và 24,4 triệu đồng năm 2010. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng cao

và ổn định của tỉnh qua các năm, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, quy mô nguồn thu ngân sách ngày càng lớn và đóng góp cho ngân sách Trung ương. Năm 2000 thu ngân sách nhà nước đạt 948 tỷ đồng, lên 3.288 tỷ đồng năm 2005, đến năm 2010 ước đạt trên 7.526 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so năm 2005 và 7,9 lần so năm 2000.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ - du lịch và công nghiệp - xây dựng. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực dịch vụ - du lịch tăng từ 36,3% năm 1990 lên 38,4% năm 1995, lên 40,5% năm 2005 và tăng lên 43,3% năm 2009; công nghiệp - xây dựng tăng từ 19,1% năm 1990 lên 31% năm 1995, lên 41,6% năm 2005 và tăng lên 42,3% năm 2010.

Cơ cấu các ngành kinh tế từ năm 1990 đến năm 2010

Chỉ tiêu ĐVT 1990 1995 2000 2005 2010

Cơ cấu kinh tế: 100 100 100 100 100

- Nông, lâm, thủy sản % 44,6 30,6 26,9 17,9 15,0

- Công nghiệp, xây dựng % 19,1 31,0 35,3 41,6 41,7

- Dịch vụ, du lịch % 36,3 38,4 37,8 40,5 43,3

Bảng 2.1 (Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến

năm 2020)

Ngành công nghiệp trong thời kỳ 1996-2005 luôn nằm trong số những địa phương dẫn đầu cả nước, trong đó giai đoạn 2001-2005 có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao là 22,6%, do các cơ sở sản xuất công nghiệp được đầu tư giai đoạn 1998-2000 và sau năm 2000 đã bắt đầu phát huy hiệu quả như chế biến thủy sản đông lạnh, thuốc lá điếu, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, khai thác khoáng sản,…Tuy nhiên, từ sau năm 2005 đến nay ngành công nghiệp của tỉnh có xu hướng tăng chậm, cụ thể năm 2006 tăng 15,47%, năm 2007 tăng 12,4%, năm 2010 tăng 10% do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và trong nước đang gặp khó khăn, lạm phát tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng cao và thị trường tiêu thụ bị chựng lại, đồng thời năng lực sản xuất một số sản phẩm cơng nghiệp chủ lực

đang dần bão hịa trong khi năng lực đưa vào sản xuất mới ít nên giá trị sản xuất công nghiệp tăng không cao trong 2 năm vừa quạ Đặc biệt trong 2 năm 2008-2009 với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến lĩnh vực công nghiệp, làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh không tăng cao như những năm trước và có dấu hiệu tăng chậm lại trong những năm cuối của giai đoạn 2006-2010.

Ngành du lịch tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh, trong thời gian qua đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đa dạng các loại hình du lịch với thế mạnh là biển đảo kết hợp với du lịch sinh thái núi rừng. Vì vậy sản phẩm chủ yếu của ngành du lịch là nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí biển kết hợp với du lịch sinh thái đảo, suối, thác, du lịch kết hợp hội thảo, mua sắm,… trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh từ năm 2000 với 136 khách sạn đã tăng lên 272 khách sạn năm 2005 và lên 400 khách sạn năm 2010 với hơn 9.300 phòng và hơn 927 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch. Doanh thu du lịch từ năm 2000 có 199 tỷ đồng đã tăng lên 643,1 tỷ đồng năm 2005, lên 1.020 tỷ đồng năm 2007 và đến năm 2010 đạt 1.567 tỷ đồng; bình quân tăng 25,3%/năm. Khách lưu trú từ năm 2000 có 398 ngàn người đã tăng lên 900 ngàn người năm 2005 và lên 1.585 ngàn người năm 2010; trong đó khách quốc tế năm 2010 đạt 338 ngàn người, tăng 18% so với năm 2005 và gấp 2,6 lần năm 2000. Ngành nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản vẫn tiếp tục tăng trưởng mặc dù thời tiết không thuận lợi và dịch bệnh kéo dài, giá trị sản xuất nơng, lâm ngư nghiệp tăng bình qn hàng năm 3,26%. Đã duy trì diện tích trồng lúa và đổi mới nhiều giống cây trồng, phát triển đàn gia súc, gia cầm, đồng thời mở rộng diện tích ni trồng thủy sản và tăng cường khai thác hải sản xa bờ đã góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực và nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Cùng với những tiềm năng và lợi thế của tỉnh, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy; UBND tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà

đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội được tăng dần qua từng năm với tốc độ tăng bình quân từ 25% - 30%/năm. Năm 2000 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.849 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 3.981 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 15.500 tỷ đồng. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 ước đạt khoảng 62.500 nghìn tỷ đồng.

Các cơng trình trọng điểm của tỉnh đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong các năm qua được đưa vào sử dụng như: cầu và đường Trần Phú nối dài (đường Phạm Văn Đồng), đường Nguyễn Tất Thành, đường Nha Trang – Đà Lạt, đường Phạm Văn Đồng thông tuyến với Quốc lộ 1A, sân bay Cam ranh được nâng cấp thành sân bay quốc tế…đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự khang trang của một trung tâm đô thị của vùng và dần hình thành trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hóa của cả nước. Đồng thời là điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác, liên kết giữa tỉnh Khánh Hòa với các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên, mở ra khả năng mới trong hợp tác và đầu tư, trở thành trung tâm kinh tế, dịch vụ - du lịch của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Một số cơng trình đưa vào hoạt động như tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới và các khu du lịch đang hoạt động có phong cách hiện đại theo chuẩn quốc tế như khu du lịch Evason Hideway, khu du lịch Hòn Ngọc Việt, khu du lịch tắm khống nóng,…đã thu hút lượng khách du lịch nghỉ dưỡng cao cấp khá lớn, bên cạnh các khách sạn cao cấp như Anamadara, Sunrise, Yasaka,…đáp ứng nhu cầu khách tham quan du lịch trong và ngoài nước, đồng thời phát triển loại hình khách du lịch tàu biển từ các nước trên thế giới tham quan, mua sắm đã làm phong phú tiềm năng du lịch của tỉnh.

Quan hệ sản xuất tiếp tục củng cố và ngày càng hoàn thiện. Các thành phần kinh tế phát triển tích cực, đúng hướng. Cơng tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo lộ trình đề ra; hầu hết các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh. Kinh tế ngoài nhà nước

phát triển nhanh và có tổng giá trị gia tăng chiếm tỷ lệ khá cao trong GDP. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu, giải quyết thêm nhiều việc làm mới cho người lao động và tăng thu ngân sách nhà nước. Kinh tế tập thể được củng cố, tăng về số lượng, mở rộng về quy mơ, với các trình độ và hình thức phù hợp. Kinh tế tư nhân tăng nhanh, hoạt động năng động, có hiệu quả; kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình dự báo số thu ngân sách của tỉnh khánh hòa theo phương pháp kết hợp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)