CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN TỰ CÓ CỦA NHTM
1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn tự có của một số Ngân hàng
1.3.2. Ngân hàng JPMorgan Chase & Co (JPM)
JMP là một cơng ty dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới, và là một trong những tổ chức ngân hàng lớn nhất tại Mỹ trong lĩnh vực đầu tƣ, dịch vụ tài chính cho ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ, NHTM, quản lý tài sản và cổ phần tƣ nhân.
Về quản lý vốn tự có của mình, JPM tập trung vốn vào việc kinh doanh mang tính ổn định lâu dài. Trƣớc khi quyết định bất kỳ một hoạt động kinh doanh trong tƣơng lai, HĐQT và Ban điều hành đều xem xét triển vọng lợi nhuận của dự án, đồng thời quản lý đánh giá nguồn vốn sử dụng đảm bảo mục tiêu an toàn về vốn. Mục tiêu quản lý vốn của JPM nhƣ sau:
- Đánh giá hết tất cả các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của NH khi sử dụng nguồn vốn tự có cũng nhƣ nguồn vốn chung của NH.
- Ln ln duy trì vốn tối thiểu theo quy định.
- Duy trì xếp hạng nợ cho phép để tối ƣu hóa nguồn vốn sử dụng và các nguồn thanh khoản nhằm giảm thiểu chi phí vốn.
- Tăng nguồn lợi nhuận không chia để tạo cơ hội đầu tƣ trong tƣơng lai. - Mua bán sáp nhập các doanh nghiệp.
Các mục tiêu này luôn đƣợc giám sát, kiểm tra và đánh giá liên tục bởi bộ phận có chức năng. Do đó việc quản lý vốn của JPM đƣợc sử dụng một cách linh hoạt để phản ứng lại những đƣợc sự kiện thay đổi từng thời kỳ.
Về quản trị và điều hành vốn: HĐQT và Ban điều hành của JMP luôn nhận thấy tầm quan trọng của chức năng quản trị vốn, việc này quyết định rất nhiều cho JPM trong việc ra chiến lƣợc. Do đó JMP đã thành lập Văn phịng Quản lý vốn (RCMO) chịu trách nhiệm để đo lƣờng, giám sát và báo cáo vốn cho JMP và các rủi ro liên quan. Các RCMO là một phần không thể thiếu trong khn khổ quản lý vốn tự có cũng nhƣ nguồn vốn tổng thể của NH. Chức năng của RCMO là ra các chính sách sử dụng vốn, xem xét, phê duyệt và giám sát việc thực hiện các chính sách và chiến lƣợc vốn của JPM cũng nhƣ đánh giá các quy định về an toàn vốn.
Với việc chú trọng trong việc quản lý vốn tự có cũng nhƣ nguồn vốn chung của mình, hoạt động của JPM đã mang lại hiệu quả tốt trong những năm qua. Vốn CSH tăng lên của JPM chủ yếu là nguồn lợi nhuận không chia và thặng dƣ vốn, tỷ lệ ROE, ROA tăng lên hàng năm và năm 2012 ROE đạt 11%, ROA đạt 0,94%, hệ số CAR ở mức an toàn là 15,3% vào năm 2012[23].
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho OCB
- Th nhất, OCB có thể sử dụng linh hoạt nhiều phƣơng pháp tăng vốn cho
mình, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của OCB và thị trƣờng trong từng thời kỳ. OCB cũng nên xem xét phƣơng án tăng vốn nhanh bằng hoạt động nhƣ mua bán, sáp nhập, hợp tác giữa các ngân hàng,…trong và ngoài nƣớc dựa trên nguyên tắc gộp cổ phần.
- Th hai, Việc tăng vốn hiệu quả nhất là từ nguồn nội bộ, tức là từ lợi nhuận
không chia và các quỹ dự trữ. Tuy nhiên điều kiện cần thiết là phải hoạt động hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận cao.
- Th ba, xây dựng cấu trúc sở hữu vốn đa dạng, ƣu tiên tỷ lệ nắm giữa cổ phần cao cho các nhà đầu tƣ chiến lƣợc có thực lực mạnh, tăng tỷ lệ cổ đơng trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Th tư, việc tăng vốn cần thiết, nhƣng song song đó việc tăng năng lực quản
trị, điều hành cũng phải nâng cao tƣơng ứng, nếu không sẽ gây hậu quả ngƣợc lại cho ngân hàng.
- Th năm, OCB nên chú trọng đến phƣơng pháp quản trị rủi ro, tổ chức hệ
thống kiểm sốt an tồn vốn nội bộ, hoàn thiện hệ thống quản trị để ngăn ngừa các nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro phá sản.
- Th sáu, Chiến lƣợc sử dụng nguồn vốn tự có hết sức quan trọng cho việc
phát triển của ngân hàng. Kế hoạch sử dụng vốn không hợp lý sẽ khiến ngân hàng gánh chịu gánh nặng về chi phí vốn lớn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Vốn tự có đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn tự có là yếu tố tạo nên sức mạnh và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trƣờng tài chính, là nền tảng cho sự tăng trƣởng và phát triển của NH trong tƣơng lai quản lý vốn tự có chính là quản lý hài hịa giữa rủi ro và thu nhập, nhằm tạo môi trƣờng tài chính lành mạnh để ngân hàng phát triển ổn định. Do đó việc quản lý vốn tự có có ý nghĩa rất to lớn đến sự phát triển hiệu quả và bền vững của các NHTM. Trong chƣơng 1 đã đƣa ra những cơ sở lý luận cơ bản trong cơng tác quản lý vốn tự có và một số bài học cho OCB dựa trên những kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới và ngân hàng trong nƣớc. Trên cơ sở đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu và trình bày thực trạng quản lý vốn tự có của OCB trong chƣơng 2.